Chùa- nét đặc sắc của văn hóa Việt

Nói đến tết cổ truyền, nhiều người thường nghĩ đến một không gian lễ hội đậm chất văn hóa. Xưa đến nay, từ làng quê cho đến thành thị, ngày đầu xuân không thể không nói đến thói quen hành hương đến Chùa hái lộc để cầu sự may mắn.
Không chỉ có kiến trúc độc đáo, Chùa còn mang vẻ uy nghiêm, trầm mặc. Sẽ bình yên lắm khi đến đây đám mình trong không gian xanh và lắng nghe thánh thót tiếng chuông chùa . Nhân dịp Tết cổ truyền, mời quý vị và các bạn theo dõi bài viết: “Chùa - nét đặc sắc của văn hóa Việt” của phóng viên Lệ Loan.
alt
Người dân thắp nhang tại Chùa Bà- Ảnh: Anh Thoa

Từ lâu, văn hóa đi lễ Chùa đầu năm đã đi sâu vào lòng người Việt. Nước ta có rất nhiều ngôi Chùa đẹp và nổi tiếng. Riêng Tp.HCM có gần 300 ngôi Chùa lớn nhỏ. Những họa tiết trang trí ở Chùa đa phần thể hiện tấm lòng cởi mở, vị tha, nhân hậu
Đứng giữa chánh điện của Thiền Viện Quảng Đức, quận 3, bất giác, tôi nhớ tới câu nói của Sư Bà ngày nào: Cuộc đời con người thật ngắn ngủi, sống làm sao cho từng giây phút mỗi ngày trôi qua thật ý nghĩa. Vị thiền sư kéo tôi về thực tại bằng câu hỏi: “Vì sao con muốn tìm hiểu về kiến trúc Chùa?”. Rồi thầy chia sẻ với tôi vốn kiến thức của mình về nghệ thuật kiến trúc những ngôi Chùa. Tôi biết thêm về nét độc đáo của chùa Viên Giác ở quận Tân Bình là ngọn tháp bằng gốm sứ Việt Nam và điểm đặc sắc của Chùa Giác Viên ở quận 11 là cái bao lam “Bách Điểu”, người nghệ nhân không chỉ khắc họa những loài chim thường gặp trong đình chùa mà khi quan sát bao lam này, người xem còn được thấy một thế giới thiên nhiên sống động. Ông Võ Văn Tường, Tổng giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn Phim - ảnh tư liệu Sen Việt, suốt 25 năm qua, ông đã đi dọc chiều dài của đất nước, chụp trên 2500 bức ảnh các ngôi Chùa. Nói về nghệ thuật kiến trúc Chùa, ông Tường chia sẻ:

 

Một trong những ngôi Chùa cổ nhất tại Tp.HCM là Chùa Giác Lâm tọa lạc tại quận Tân Bình là còn giữ được một số nét thuần Việt độc đáo. Cấu trúc Chùa đơn giản, khiêm tốn. Chùa đẹp bởi có sự kết hợp giữa sự phức tạp của trang trí, sự giản đơn trong kết cấu mặt bằng và sự sinh động của mái cong của ngôi Chùa. Đại Đức Thích Từ Trí - Phó Trụ trì Chùa Giác Lâm cho biết:

Tuy không rành về kiến trúc, hội họa, nhưng khi đến nhiều ngôi chùa ở Tp.HCM, đã cho tôi cách cảm nhận và so sánh. Dường như các kiến trúc sư dân gian đã tập trung khai thác nghệ thuật kiến trúc dân gian tuy giản lược mà cô đọng đến từng chi tiết. Vì vậy mà chùa Giác Lâm vẫn toát lên vẻ đẹp mà thời gian xóa nhòa, trong khi những ngôi chùa tôi đến như: Huệ Nghiêm, Giác Viên, Vĩnh Nghiêm, Thiên San đều mang lối kiến trúc hiện đại.
Tuy nhiên, dù các ngôi Chùa mang nét cổ hay hiện đại vẫn không làm mất đi vẻ tôn nghiêm và điểm chính làm cho ta nhớ đến Chùa và thích hành hương đến Chùa vào những ngày rằm, ngày Tết  là nghệ thuật kiến trúc của những ngôi Chùa là một phần giá trị của Văn hóa dân tộc. Cùng du khách đi lễ Chùa cầu an vào ngày đầu năm mới, tôi cùng họ gởi những ước mơ, những lời khấn nguyện cho sự mọi sự tốt lành - hạnh phúc. Chị Nguyễn Thị Liên quận Thủ Đức nói:

Tới Chùa trong ngày đầu năm, tôi bắt gặp rất nhiều đôi thanh niên nam nữ diện áo quần mới tay trong tay nhau, mặt ai cũng ngời ngời hạnh phúc, không nói ra cũng đủ hiểu họ đến đây cầu xin điều gì. Lẫn trong không gian ấy là những chiếc áo dài của những người phụ nữ dắt con đi lễ chùa. Chiếc áo giản dị thế mà tôi có cảm giác nó làm người mặc nó trở nên thanh thoát, dịu dàng. Ngồi trên ghế đá giữa sân Chùa, em Thái Thị Thương nói với tôi:


Tôi biết giữa những khắc nghiệt, đua chen của cuộc sống, người ta cũng cần lắm những giây phút lắng đọng tâm hồn mình để tìm sự bình an, thư thái. Cảm giác này, tôi cũng cảm nhận được khi tôi bước vào sân Chùa ngày đầu xuân. Có lẽ trong tâm thức những người Việt, Chùa là chốn linh thiêng phảng phất nét thuần khiết, thanh tịnh. Bà Diệu Tính, đã hơn 70 tuổi, không còn bận bịu việc đời, ngày xuân cũng như ngày thường, bà đều đến Chùa để tìm sự bình an nhiên trong tâm hồn.
Chùa ngờm ngợp cây xanh và hoa, không gian ấy làm cho bất kỳ ai một lần vãng cảnh Chùa ngày xuân đều nhớ lễ hội và đôi khi là hoài niệm về vẻ đẹp của quê nhà. Cuộc sống là không ngừng biến thiến theo thời gian, ta sống là làm việc và dâng cho đời quả ngọt. Và tôi thầm nghĩ mỗi người, mỗi việc, khi ta tìm những phút giây bình yên cho ngày mới tốt đẹp hơn, nhất là dịp lễ Tết thì vãng cảnh Chùa đã trở thành nét văn hóa của người Việt. Đến Chùa, hái lộc vào phút giao thừa, hay những ngày đầu năm mới, tôi chợt thấy cái mênh mang của vũ trụ, để rồi yêu quý cuộc sống một đời người. Trong hương trầm xa xôi mà quyện vào tâm cảm của một miền ký ức khiến tôi có cảm giác như mình đang ở đâu đó của ngày xưa. Đang đốt những cây nhang một cách thành kính, giãi bày cùng tôi ý nghĩa và sở thích chiêm nghiệm từ không gian văn hóa của Chùa, ông Trần Văn Duyên, ở quận 11 đã nói:
alt

Trong không gian vàng ươm của nắng, của hoa, tôi cảm nhận một sắc xuân tràn ngập trong tâm hồn. Từ biệt những ngôi Chùa, tôi trở về con đường cũ. Cổng Chùa không khép. Tiếng chuông Chùa nhẩn nha, thanh thoát, yên bình. Bởi vậy, ngày đầu năm, những ngôi Chùa là một phần không thể thiếu trong lễ hội Tết cổ truyền của Dân tộc. Khắp các Tp và làng quê Việt Nam ta, ngày tết là trở về với nguồn cội, ở đó ta không chỉ chiêm ngưỡng những nét đẹp cổ kính, hiện đại của Chùa, hiểu thêm văn hóa của cha ông, mà còn để tâm hồn trong trẻo, mạnh mẽ thêm. Và tôi luôn tự hào, trong mỗi người Việt Nam ngập tràn tinh thần yêu chuộng hòa bình, yêu chuộng văn hóa, giàu lòng dũng cảm và nhân hậu, chắc chắn đất nước sẽ vững vàng, yên bình và phát triển./.

Lệ Loan

Theo VOH