Câu chuyện thiền môn: Hạnh phúc từ cuộc sống

Hạnh phúc có được là từ trong cuộc sống, do sự điều chỉnh, thay đổi cách nhìn, cách tư duy và hành vi trong cuộc sống; điều chỉnh và thích ứng với những nghịch cảnh và không buôn lung, dễ duôi với những thuận duyên. Luôn thực tập và duy trì tâm hồn thư thái, lạc quan không hấp tấp vội vã, cũng không hững hờ buôn lung, mà cần có sự quan sát tường tận sự vật và những diễn biến của hiện tượng thì chúng ta dễ dàng phát hiện và cảm nhận được những điều kỳ diệu trong cuộc sống

Người đầu bếp trong chùa sai chú tiểu đi mua dầu ăn, và dặn chú tiểu rằng: “Chú hết sức cẩn thận đấy, trong chùa gần đây điều kiện cũng hơi khó khăn, tuyệt đối không được làm văn đỗ ra ngoài nhé!”

Chú tiểu trên đường về chùa trên núi, nghĩ đến người đầu bếp dặn dò rất là nghiêm khắc, càng nghĩ tới những lời nhắc nhở là càng lo lắng. Chú tiểu rất cẩn thận bưng thẳng tô dầu ăn trên tay, đi từng bước một trên đường núi về chùa, không dám ngó phải nhìn trái tí nào cả.

Nhưng khi gần đến cổng chùa, do không nhìn phía trước nên chú tiểu đã dẫm phải chân xuống cái lỗ hũng. Mặc dù không bị té ngã, nhưng lại bị đỗ hết một phần ba tô dầu trên tay, chú tiểu lo sợ thế là tay lại rung lên không cách nào bưng đứng yên được tô dầu. Lúc về đến chùa thì dầu trong tô chỉ còn lại một nữa.

alt

Người đầu bếp la rầy, chú tiểu vô cùng buồn tủi và khóc. Hòa thượng đến khuyên răn người đầu bếp và bảo chú tiểu: “Thầy nhờ con đi mua dầu lần nữa. Lần này trên đường đi về con quan sát những gì con nhìn thấy kể cả người và sự vật, sau đó về kể lại cho thầy nghe.”

Chú tiểu muốn từ chối nhiệm vụ này, nhưng vì hòa thượng nhất quyết bảo chú phải đi, vì thế chú tiểu đành phải đi vậy.

Trên đường trở về chùa, chú tiểu đã cảm nhận được rằng thật ra cảnh vật bên đường trên núi rừng thật là đẹp. Cảnh vật đẹp thế này, chú tiểu vừa đi vừa thưởng thức ngắm nhìn, chẳng mấy chốc đã về tới chùa mà tô dầu trên tay vẫn còn nguyên không hề văn đỗ tí nào.

(Trích dịch)

Cảm nhận cuộc sống:

Cuộc sống là mạnh đất phì nhiêu để cho bao tâm hồn gieo trồng hạnh phúc, là tổ hợp bao gồm nhiều tố chất để nuôi dưỡng và thăng hoa giá trị hạnh phúc. Vì thế, trong cuộc sống nếu ai có nghệ thuật chăm sóc tâm hồn thì người đó sẽ có nhiều hạnh phúc đích thực. Chất liệu hạnh phúc ấy chiết xuất từ trong cuộc sống hiện tại, hiện thực của chúng ta, trong sự thể hiện của tư duy, hành vi mỗi chúng ta đối sử với mọi sự vật hiện tượng xung quanh.

Cuộc sống của chúng ta luôn chứa đủ những thuận duyên và cả những nghịch cảnh trái ngang, chính những yếu tố này đã tác động, ảnh hưởng và đem lại cho chúng ta những cảm nhận khổ đau và những cảm giác hạnh phúc. Hạnh phúc hay khổ đau là khái niệm rất khó tìm được một định nghĩa cụ thể, vì nó phụ thuộc vào những xúc cảm của mỗi cá nhân. Nó có mối quan hệ mật thiết giữa điều kiện môi trường sống và sự biểu hiện của thân tâm chúng ta trong hoàn cảnh đó.

Cuộc sống chúng ta nếu mãi duy trì những áp lực, những lo toan và luôn vội vả, tất bật bởi sự thúc dục của công việc, bởi sự đua đòi của lòng tham muốn, thì chúng ta ít có cơ hội để cảm nhận được giá trị hạnh phúc trong cuộc sống. Vì hạnh phúc của mỗi chúng ta đều do chính bản thân mình cảm nhận từ cuộc sống. Trong những lúc tâm hồn thảnh thơi, tỉnh giác, vững chãi đối diện với mọi hiện tượng cuộc sống, thì thường là làm cho con người ta có thêm lòng tự tin, có thêm sức mạnh trí tuệ để thấy rõ bản chất của hiện tượng sự vật đó. Cũng từ đó mà giảm bớt những áp lực của cuộc sống, bớt đi những sơ suất của những hành vi ứng sử trong công việc và trong giao tiếp.

Có thể nói rằng, trong những lúc tâm hồn thảnh thơi, tĩnh lặng, lắng nghe và quán sát thật kỷ thì những hiện tượng cảnh vật đang diễn ra thật đơn giản, thật tự nhiên nhưng chúng lại thể hiện một vẻ đẹp kỳ diệu, cho ta cảm giác thật an lành và hạnh phúc. Sự bình lặng của tâm hồn sẽ giúp ta đưa tâm về với tự thân chúng ta, và cảm nhận được cái đẹp của cuộc sống, nhận chân được giá trị hạnh phúc trong cuộc sống.

Vì thế, hạnh phúc có được là từ trong cuộc sống, do sự điều chỉnh, thay đổi cách nhìn, cách tư duy và hành vi trong cuộc sống; điều chỉnh và thích ứng với những nghịch cảnh và không buôn lung, dễ duôi với những thuận duyên. Luôn thực tập và duy trì tâm hồn thư thái, lạc quan không hấp tấp vội vã, cũng không hững hờ buôn lung, mà cần có sự quan sát tường tận sự vật và những diễn biến của hiện tượng thì chúng ta dễ dàng phát hiện và cảm nhận được những điều kỳ diệu trong cuộc sống, những điều kỳ diệu ấy sẽ cho chúng ta những cảm nhận thật sự giá trị của hạnh phúc. Đồng thời, cần tiếp nhận những thử thách, đắng cay của nỗi khổ niềm đau để nhận chân được giá trị ngọt ngào của hạnh phúc. Chính nhờ vậy, chúng ta mới thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau của bạn bè, người thân và mọi người xung quanh; để chia sẽ những cảm nhận niềm vui và hạnh phúc; chia sẽ phương pháp tiếp nhận và chuyển hóa những tâm trạng khổ đau của chính ta và mọi người quanh ta.

Bhikkhu Phương Nam