An Cư-Tự Tứ

ASTA (15).JPG

An cư nguyên là phương thức quy định  từ xưa của Bà-La-Môn giáo Ấn Độ, về sau được Phật dùng làm chế độ quan trọng trong đời sống tu hành. Ngài Đạo Tuyên đời Đường  giải thích về an cư như sau:

“Thân tâm giữ lặng lẽ là An, ước định thời kỳ để ở là Cư. Ở chổ lặng lẽ để tư duy là quy tắc chơn chánh của đạo; lý phải tính từng ngày, gia công sách tấn”. (trích Phiên Dịch Nghĩa Tập).

An cư, tiếng Phạn là Varsika, dịch là mùa mưa. Ở Ấn Độ, mỗi năm 3 tháng từ rằm  tháng 4 đến rằm tháng 7 là vào mùa Hạ mưa nhiều. Thời gain này Phật giáo nghiêm cấm chư Tăng không được đi ra ngoài mà phải ở yên một chổ trong tự viện nhất định nào đó, “ trừ khi đại tiểu tiện, thời gian còn lại là phải ngồi thiền”. Chế độ này gọi là “An Cư” còn gọi là “ Hạ An Cư”, “Vũ An Cư”, hay Toạ hạ, Kiết hạ”…

Phật giáo cho rằng trong tháng 3 tháng này mưa rất nhiều, các côn trùng sinh sôi nãy nở cũng lắm, bất cứ chổ nào cũng điều có côn trùng, nếu như đi ra ngoài vào lúc này sẽ bị ba thứ lỗi:

1.    Vô sự dạo chơi làm trở ngại việc tu hành

2.    Làm tổn thương sinh mạng loài vật, trái với lòng từ bi.

3.    Bị người đời chê cười vì việc làm không đúng ấy.

Vì thế trong mùa mưa, Tý Khoe đi ra ngoài tất nhiên là làm tổn hại đến sự sinh trưởng của sinh vật, trái với giáo nghĩa bất sát sanh thể hiện lòng từ bi của Phật giáo, cũng có thể bị người đời chê cười về việc ấy.

Trước khi an cư, vị Tỳ Khao phải chuẩn bị một số công tác nhất định, trong đó trừ ngoài những tình huấn sinh hoạt thông thường ở các tự viện, được phân phối những đồ dùng tất yếu, còn phải lựa chọn một địa điểm an cư thích hợp. Như Thiện \kiến Luật nói:” Phật bảo các thày tỳ kheo, nếu muốn toạ hạ, trước phải sửa sang phòng nhà… không được không có phòng nhà mà toạ hạ”. chổ nơi an cư còn phải phù hợp với 5 điều kiện sau đây

1.Không được cách quá xa thôn xóm, chợ búa, vì ở quá xa chúng tăng khò được cúng dường đầy đủ.

2. Không được quá gần chợ búa, vì quá gần sẽ trở ngại việc tu hành.

3. Chổ noi phải ít có ruồi muỗi, vì quá nhiều ruồi muỗide64 sinh ra bệnh hoạn.

4. Phải có một vị đại đức thông hiểu luật nghi hướng dẫn việc tu hành Y chỉ sư, hầu dễ dảng khi giải đáp thưa hỏi.

5. Phaỉ có vị thí chủ cúng thí những thức ăn uống thuco61 men.

An cư là chế độ của người xuất gia, không áp dụng cho người tại gia. Khi an cư, Tỳ- kheo và Tỳ- kheo ni phải ở riêng. Nếu Tỳ- kheo không dự an cư là phạm giới. Luật nói rằng:” Tỳ- kheo không an cư, phạm Độ- kiết- la”. Độ- Kiết- La, tiếng Phạn là Duskrta, dịch là ác tác, chỉ những lỗi lầm về thân, khẩu của Tỳ- kheo.

Khi an cư, vị Tỳ- kheo phải ở trước tượng Phật, hướng về vị trưởng lão Đại đức mình y chỉ, phát nguyện tác bạch ý muốn với y chỉ đại đức để an cư, rồi sau mới vào an cư; phép này gọi là” đối thú an cư”. Nếu không có Đại đức y chỉ thì trong tâm mình , tự  bạch phép xin an cư, rồi mới vào an cư; đó gọi là “Tâm niệm an cư”.

Thời gian an cư là 3 tháng nếu vào an cư bắt đầu từ 16 tháng 4 gọi là “ Tiền an cư”; nếu vì một lý do nào đó không thể an cư đúng kỳ hạn thì chậm nhất phải na cư vảo rằm tháng 5, gọi là “Hậu an cư”. An cư ở giữa hai tháng nhuần thì thời kỳ an cư của vị tỳ kheo sẽ kéo dài thêm một tháng. Để được kết thúc vào rằm tháng 7. Vào an cư gọi là “Kiết hạ”, kết thúc an cư gọi là “Giải hạ”. Giải hạ còn gọi là “Tịch trừ”, tương đương với “Trừ tịch”. Qua ngày này, vị Tỳ- kheo và Tỳ- kheo- ni được thêm một tuổi pháp lạp, cho nên pháp lạp còn gọi là hạ lạp. Vị Tỳ- kheo không thể lấy tuổi đời để luận lớn nhỏ, mà là căn cứ vào pháp lạp để định thứ tự.

Trong thời gain an cư, Tỳ- kheo không được đi  ra ngoài, chỉ trừ những việc cần yếu của tự viện như vì lợi ích của Tam bảo, tức là vì những Phật sự cần yếu của Phật Pháp Tăng mà phải rời chùa. Nếu đi trong thời gian một ngày thì vị Tri sự có thể cho phép, nếu quá một ngày và nhiều nhất là 7 ngày thì vị ấy phải thưa bạch với vị Đại đức y chỉ, thực hiện phép được quy định, đó là “Đổi thú thọ pháp, ưng cụ nghi”, gọi là Thất nhật pháp. Nếu cần một thời gian dài hơn, như nữa tháng, một tháng thì phải tác pháp Yết- ma; tức là cần phải tập họp chúng tăng lại, thông qua quyết nghị, mới có thể rời chổ an cư được. Nếu như không phải ở vào những  trường hợp trên mà vô cớ ra khỏi giới hạn quy định, tức là phạm tội Ác tác, gọi là “phá an cư” hoặc “Phá hạ”(bể hạ). Vị này từ đó bị mất tư cách được hưởng sự phân phối phòng nhà va những vật dụng của mùa an cư.

Về thời gian an cư có những tình huống không giống nhau, nhưng trong Đại Đường Tây Vực Ký ghi: “ Hiện nay  ở nước Đỗ- hoá-la miền trung Á, nơi đó vào cuối Đông đầu Xuân mưa rơi tầm tả, cho nên chúng Tăng vào an cư ngày 16 tháng chạp đến ngày 10 tháng 3 thì giải an cư”. Đó là căn cứ vào điều kiện địa phương mà quy định, gọi là “thiết giáo tuỳ thời”. Cùng sách lại ghi: “Ở Ấn Độ, tăng chúng y theo thánh giáo của Phật, toạ vũ an cư hoặc 3 tháng trước (Tiền an cư) hoặc 3 tháng sau(Hậu an cư).

Trong thời gian an cư, nội dung tu học của Tỳ- kheo chủ yếu là Luật nghi, còn việc tụng đọc giảng thuyết kinh chỉ là công tác phụ trợ. Căn cứ những điều ghi chép của thầy Tỳ- kheo trong mùa an cư phải thuộc lòng giới điều, phải tụng thông cả hai bộ Giới bổn. Trong thời kỳ học tập Luật nghi, nếu có nghi vấn thì phải thưa hỏi để Luật sư quyết nghi, cho nên địa điểm an cư không thể cách thầy quá xa. Khi kết thúc thời kỳ an cư, tức ngày giải hạ, các thầy Tỳ- kheo còn phải cử hành một ngày gọi là nghi thức “Tự tứ”, ngày ấy cũng là “ngày tự tứ”. Có chổ nói:” Ngày tự tứ phải tổ chức vào ngày 16 tháng 7, kết thúc an cư”; lại có chổ nói: “Tỳ- kheo Tăng tự tứ vào ngày 14 tháng 7, Tỳ- kheo- ni tự tứ vào ngày rằm tháng 7”.

Tự tứ, tiếng Phạn là Pravarana, dịch là “Tuỳ ý”. Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập giải thích như sau:

- Chín tuần tu học, tinh luyện thân tâm, người hay mê mình, chẳng tự thấy lỗi. Theo đúng lý phải ngưỡng cầu thanh chúng dũ lòng dạy bảo, tự do nói lỗi của mình ra, mặc cho Tăng chúng kể tội. Trong khi bày tỏ không giấu giếm, ngoài đặt vị trí mình có lỗi, thân tâm giao cho người khác chỉ dạy, cho nên nói là Tự tứ.

- Nói như thế cói nghĩa là trong thời gian 90 ngày an cư, thầy Tỳ- kheo qua  thời gian hành đạo nghiệp, có thể có đươc sự thăng tiến, cũng có thể có rất nhiều lầm lỗi không biết. Nhơn buổi tập họp kết thúc an cư này, trước hết do cá nhân tiến hành việc phản tỉnh kiểm thảo lỗi lầm của mình rồi mới xin thanh chúng “dạy bảo” cho, tức là đại chúng tuỳ ý nêu lên, phê bình: Sau cùng mới sám hối trước tăng chúng. Buổi lễ tập họp này Phật giáo gọi là “Tự tứ”. Chế độ Tứ tứ là sữa đổi những ngôn hạnh của Tỳ- kheo vi phạm luật nghi, có tác dụng duy trì sự hoà hợp của tập thể Tăng đoàn.

- Kết thúc ngày Tự tứ, sự hạn chế 90 ngày không cho đi ra ngoài được giải trừ. Bấy giờ các thầy Tỳ- kheo muốn đến chùa nào ở một thời gian, hoặc chỉ 1 đêm cũng được; như Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập giải thích:

-Thầy Tỳ- kheo an cư rồi phải nên dời đến chổ khác nếu có duyên không đi được thì cũng không phạm; nếu không duyên cơ đi ra khỏi giới hạn một đêm rồi trở về, cũng không phạm.

- Các thầy Tỳ- kheo ở Trung Quốc thực hành chế độ an cư tự tứ lúc nào, không  thấy có sách ghi lại chắc chắn; nhưng có thể thực hiện từ thời Nam Bắc triều rất xa xưa, theo thời gian những sách vỡ về Luật tạng Phật giáo được phiên dịch thì chế độ này đã được tăng Trung Quốc bắt đầu thực hành theo từ đó, không còn nghi vấn nữa. Nhưng mà từ thời Đường về sau, đặt biệt lá sua khi Thiền tông hình thành, nhơn vì các thiền tăng tu hành suốt cả đi đứng ngồi nằm trong tấc cả sinh hoạt thường ngày, có câu nói là: “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói nín động tĩnh thể an nhiên”; Thậm chí có người còn nói; “Xanh xanh trúc biếc điều là Pháp thân, rực rỡ hoa vàng thảy điều Bát- Nhã”, xem tất cả sự vật điều là diệu đạo tu học, việc tu hành có thể tiếng hành bất cư lúc nào, nơi nào. Vì thế chư Tăng của thiền tông không để ý đến tỉnh huống an cư, thậm chí trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy, khi liệt kê các sự việc của Thiền tăng không có đề ra hạn mục về an cư. Đương nhiên nói chung, tăng nhân Trung Quốc vẫn coi an cư là một chế độ phổ biến mà mọi người xuât gia phải tuân giữ”.

Tác giả: Lý Phú Hoa

Thích Minh Cảnh (dịch)

(Trung Quốc Cổ Đại Tăng Nhân Sinh Hoạt).

(Nguồn: Tập san Suối Nguồn số 5)