Ngọc Phật - giá trị đích thực và những hiện tượng linh thiêng

Chỉ mục bài viết
Ngọc Phật - giá trị đích thực và những hiện tượng linh thiêng
Giá trị đích thực và những tác dụng tích cực của Ngọc Phật
Tất cả các trang

 

http://www.giacngo.vn/UserImages/1/2009/03/30/200933016510_303phat0.jpgHơn một năm rồi, kể từ tháng 04/2009 tượng Ngọc Phật được triển lãm tại Chùa Quan Âm, Đại Tòng Lâm, Phổ Quang, Hoằng Pháp, Vân An, Phật Tích, Vietnam và được ghi nhận với số lượng đáng kể là có đến vài chục ngàn lượt người từ các tỉnh thành trong cả nước về chiêm ngưỡng tôn tượng Phật Ngọc tại mỗi Chùa này rồi sau đó được chuyển đến triển lãm tại Úc, Mỹ, Canada, Châu Âu và nhiều nước khác trước khi rước về an vị tại Đại Tháp Từ Bi, Bendigo, Úc Đại Lợi, có nhiều sự kiện, hiện tượng và tranh luận xôn xao về vấn đề Ngọc Phật.

Có nhiều thư mời cũng như có nhiều người rủ tôi đi chiêm ngưỡng, đảnh lễ Ngọc Phật, có nhiều người hỏi ý kiến của tôi về tượng Ngọc Phật này, hầu hết các trường hợp, tôi chỉ mỉm cười, trả lời vắn tắt : “Tượng Ngọc Phật đó thật là quý giá, đi chiêm ngưỡng đảnh lễ Tượng Ngọc Phật được, vậy là tốt rồi”. Hôm nay tôi nhận thấy có những ý kiến thuận nghịch khác nhau về vấn đề Ngọc Phật trong diễn đàn baovechanhphap Yahoo Groups cho nên nhân đây tôi cũng gửi và quan điểm, nhận định của tôi về vấn đề này.

Trước hết chúng ta hãy nghiên cứu về việc thờ kính Đức Phật xảy ra từ lúc nào và như thế nào kể từ thời Đức Phật cho đến nay?

Sau khi đã tham học và tu tập với những Đạo Sỹ trứ danh nhất thời đó, Bồ Tát Tất Đạt Đa trải qua 6 năm ròng chuyên tu khổ hạnh, 49 ngày đêm Thiền Định dưới cội Bồ Đề và thành Phật, lên ngôi Chánh Đẳng Chánh Giác hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật là bậc xứng đáng tôn kính cúng dường : có đầy đủ tam minh, lục thông, thập hiệu, tứ vô ngại giải, thập lực, 18 pháp bất cộng,…“Thiên Nhân chi Đạo Sư”.

Sau khi thành Đạo, Ngài tìm ai đó để đảnh lễ và tôn kính, nhưng tìm khắp mà không có. Quả thật là :

“Trên trời dưới đất không bằng Phật
Thế giới mười phương cũng không sánh.
Thế gian có gì con đã thấy
Tất cả không ai bằng Phật vậy”

"Ta phải tìm đến sống gần một vị sa môn hay bà la môn nào để tôn kính và lễ bái, hầu đem sự giải thoát (vimuttikkhanda) đến mức toàn thiện chăng? Nhưng trên thế gian này không thấy ai, dầu trong hàng chư Thiên, Ma Vương hay Phạm Thiên, hay giữa những chúng sanh như sa môn, bà la môn, Trời và người, có sự giải thoát cao thượng hơn ta để thân cận, tôn kính và sùng bái."

Rồi tư tưởng sau đây phát sanh đến Ngài:

"Hay là Ta hãy tôn kính và sùng bái chính Giáo Pháp mà ta đã chứng ngộ?"

Lúc ấy Vị Phạm Thiên Sahampati hiểu được ý Phật nên từ cảnh giới Phạm Thiên, dễ dàng như một người khoẻ mạnh duỗi cánh tay thẳng ra, hay co tay vào, xuất hiện trước mặt Đức Phật. Và, đắp y ngoại lên vai mặt, để trống vai trái [1] quỳ xuống chắp tay đảnh lễ Đức Phật và bạch:

"Quả thật vậy, Bạch Đức Thế Tôn, quả như vậy, Bạch Đức Như Lai, Bạch Ngài, những bậc Ứng Cúng, những bậc Chánh Đẳng Chánh Giác trong quá khứ đều tôn kính và sùng bái chính Giáo Pháp này.”

(Source : Đức Phật và Phật Pháp : http://www.buddhane t.net/budsas/ uni/u-dp&pp/dp&pp05.htm )

Theo các sử liệu Phật Giáo thì 2 vị Thiện Tín đầu tiên có duyên đảnh lễ, cúng dường, Quy Y với Đức Phật là Tapassu và Bhallika :

“Có hai thương gia tên Tapassu và Bhallika từ Ukkala (Orissa), trên đường về quê nhà, đi ngang qua chỗ Đức Phật ngự. Khi đến gần nơi ấy hai vị lái buôn được một vị Trời, vốn là bà con họ hàng trong một tiền kiếp, mách bảo như thế này:"Này hai ông, Đức Thế Tôn vừa chứng đắc Đạo Quả Chánh Đẳng Chánh Giác, đang ngự dưới cội Rajayatana phiá trước kia. Hai ông hãy nhanh chân đến đó dâng lên Ngài bột khô và mật, Phước báu này sẽ đem lại cho hai ông an vui và hạnh phúc lâu dài.". Hai vị thương gia vui mừng, tiếp nhận lấy cơ hội vàng ngọc, sửa soạn bột và mật ong xong đến gần Đức Phật, cung kính đảnh lễ và thỉnh cầu Ngài chấp nhận hai lễ vật khiêm tốn ấy để hai người được an vui.”

( Đức Phật và Phật Pháp - Phần Hai vị Thiện Tín đầu tiên – Mahathera Narada)

“Hiện nay ở Miến Điện, người ta còn thờ tóc và móng tay của Đức Phật khi Ngài còn tại thế đã cắt cho hai vị đệ tử tại gia đầu tiên đã quy y Phật và quy y Pháp, lúc ý chưa có tăng già. "Sau tuần lễ thiền định thứ ba, sau khi đức Phật thành đạo, Ngài đã gặp 2 người thương nhân Miến Điện tên là Tapassu và Bhallika đến đây cúng dường bánh làm bằng gạo và mật ong. Tiếp đến họ xin quy y Phật và quy y Pháp (vì lúc đó Tăng già chưa thành lập). Sau đó, Họ muốn Đức Phật cho họ một thứ gì đó để thờ phượng. Ðức Phật đưa tay lên đầu nhổ một ít sợi tóc và cho họ để làm thánh tích Đã bao lần tôi đến chốn này và mơ ước được sang xứ Miến Điện để đảnh lễ mười sợi tóc mà Ngài đã tặng cho 2 người thương nhân này và kể từ đó, sau khi về lại nước, họ dâng lên vua chúa đương thời và được thờ tự rất trang nghiêm tại 2 chùa ở Miến Điện. 8 sợi tóc của đức Phật được thờ tại chùa Vàng Schwedagon gần Rangoon và 2 sợi tóc khác thờ tại một hòn đá thiêng ở Kyaitiyo, cách Rangon chừng 200 cây số về hướng nam. Sau khi Đức Phật thành Chánh Giác, có một Thương gia tên là Baddhali đến chiêm bái Ngài và vì ở xa xôi, nên đã xin thỉnh Phật một vật để Tôn thờ,và Ngài đã cho Ông ta một sợi tóc, gọi là Phát Xá Lợi hay cũng có Phát Xá Lợi hay Nha Xá Lợi được Tôn thờ trên cung Trời Đao Lợi…”

(source : http://diendan. daitangkinhvietn am.org/viewtopic .php?f=47&t=2644&start=0)

Vì 2 vị cư sỹ này trở về quê hương của mình, xa Đức Phật cho nên họ thờ tóc và móng tay của Đức Phật, luôn nhớ nghĩ hướng về Đức Phật và giữ Giới Pháp Đức Phật truyền trao.

Một sự kiện khác rất đáng chú ý đó là việc Đức Phật gặp lại năm anh em Kiều Trần Như khi chuyển Pháp Luân tại Ba La Nại.

“Thấy Đức Phật từ xa đến, năm vị Đạo Sĩ, anh em Kondanna (Kiều Trần Như), bàn thảo với nhau, quyết định không đảnh lễ Ngài với lòng tôn kính như xưa. Các vị ấy hiểu lầm thái độ của Bồ Tát khi, trong cuộc chiến đấu để thành đạt Đạo Quả, Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh quá khắt khe và chứng tỏ là tuyệt đối vô ích:

"Này các đạo hữu, Đạo Sĩ Gotama (Cồ Đàm) đang đi đến ta. Đạo Sĩ ấy xa hoa, không bền chí cố gắng và đã trở lại với đời sống lợi dưỡng. Đạo Sĩ ấy không đáng cho ta niềm nở tiếp đón và cung kính phục vụ. Ta khác nên rước bát và y. Nhưng dầu sao, cũng nên dọn một chỗ ngồi để sẵn. Nếu vị đạo sĩ ấy muốn ngồi cứ ngồi."

Tuy nhiên, khi Đức Phật bước lần đến Ngài, vẻ oai nghi cốt cách của Ngài tự nhiên cảm hoá năm đạo sĩ và, không ai bảo ai, người đến rước y và bát, người dọn chỗ ngồi, người đi lấy nước cho Ngài rửa chân…”

(Source : http://www.buddhane t.net/budsas/ uni/u-dp&pp/dp&pp05.htm )

Như vậy, chất liệu giải thoát lan toả trong chân dung, uy nghi, dáng đi đứng, cử chỉ, dung mạo của Ngài, Đạo phong và Thiền vị nơi Ngài…có sức chiêu cảm và chinh phục người khác khiến người khác chú tâm, lắng nghe, học hỏi, quy y với Ngài.

Tượng Phật đầu tiên có từ lúc nào, khi Phật tại thế hay sau khi Phật nhập diệt? Sử liệu Phật Giáo cho chúng ta biết về điều này :

Căn cứ vào kinh Phật Thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng (Đại chính tân tu đại tạng kinh, tập 16, tr. 790a), thì tượng Phật đã có ngay từ thời Phật còn tại thế. Nguyên khởi là do vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di là người đầu tiên dùng gỗ thơm chiên đàn tạo ra hình tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

“Sau gần 49 năm thuyết pháp độ sanh, trong mùa an cư cuối cùng, Đức Phật liền nghĩ đến thánh mẫu Ma Da, nên Ngài tạm xa rời nhơn gian để lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho thánh mẫu và chư Thiên nghe. Trong thời gian nầy, vua Ưu Đà Diên, ngày đêm hằng trăn trở thao thức nhớ nghĩ đến Phật. Vì ông là một Phật tử rất thuần thành và luôn sùng kính Tam Bảo. Do tấm lòng nhớ nhung tha thiết đó, là động cơ chính yếu thúc đẩy ông phải gấp rút tạo hình tượng Phật. Đó là một việc làm nhằm mục đích thể hiện lòng khao khát kính ngưỡng của ông đối với Đức Phật. Đồng thời, ông cũng muốn lưu lại  hình bóng của Đức Thế Tôn trong những lúc Ngài không có mặt ở nhân gian.

Sau khi nghĩ thế, nhà vua liền ra lệnh triệu tập các điêu khắc gia nổi tiếng trong nước để điêu khắc tạo hình tượng Phật để chiêm bái. Nhưng, lệnh truyền ra, mà không có ai dám đảm nhận trọng trách nầy. Vì họ nghĩ rằng, thân Phật tướng hảo quang minh, oai nghiêm cao quý, hình dung của Ngài siêu trần tuyệt thế, làm sao có thể tạc tượng chuyển tải được những đức tướng giống hệt Ngài được. Thật là một việc làm vô cùng khó khăn, nếu không khéo sẽ trở thành đắc trọng tội với Đức Phật. Do nghĩ thế, mà không một người thợ điêu khắc nào dám nhận lãnh.

Lúc bấy giờ, có một vị Trời tên là Tỳ Thủ Yết Ma, biết được việc đó, liền biến hóa ra một người thợ mộc. Vị thợ mộc nầy, liền đến trước mặt nhà vua tâu rằng: “Muôn tâu Đại vương, tôi là một thợ mộc khéo tay nghề, xin hết lòng vì nhà vua mà tạo tượng Phật. Việc làm của tôi, quyết không để cho nhà vua thất vọng. Vậy, cúi xin Đại vương chớ tìm người khác hãy để cho tôi đảm nhận trọng trách nầy”.

Nghe qua, nhà vua chấp thuận và ra lệnh phải thi hành ngay. Với bàn tay tuyệt xảo của vị trời nầy, chỉ trong vòng thời gian một ngày, thì tượng Phật đã được hoàn tất. Hình tượng Phật điêu khắc tuyệt đẹp, nhà vua rất ưng ý hài lòng. Nhà vua chiêm ngưỡng trầm trồ khen ngợi, phát hỷ tâm thanh tịnh, liền chứng Nhu thuận nhẫn. (Nhu thuận nhẫn nghĩa là tâm nhu, trí thuận; theo Vô Lượng Thọ Kinh, thì nhu thuận là một trong 3 pháp nhẫn : Âm hưởng nhẫn, nhu thuận nhẫn, và Vô sinh pháp nhẫn). Ngay sau khi chứng được Nhu thuận nhẫn, nhà vua vô cùng hoan hỷ mừng rỡ, bao nhiêu phiền muộn đều tiêu tan hết.”

Về công đức tạo tượng, cũng theo kinh văn nói trên, Đức Phật dạy rằng: “bất cứ ai dùng những vật liệu như: tơ sợi thêu thùa tượng Phật hoặc dùng chì, kẽm, vàng, bạc hay các loại gỗ thơm chiên đàn v.v… tô đắp tạc tượng, khiến mọi người chiêm ngưỡng lễ bái, thì đều được phước báo vô lượng vô biên. Người đó sẽ được hình tướng đoan trang và sẽ tiêu trừ  được những tội cực trọng”.
Một biểu tượng rất được chú trọng trong Phật Giáo là cây Bồ Đề. Có 2 cây Bồ Đề đặc biệt là cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Bồ Tát Tất Đạt Đa ngồi thiền suốt 49 ngày đêm và Thành Đạo, Ngài cũng đã trải qua hết tuần lễ thứ 2 sau khi chứng Đạo nhìn chăm chú biết ơn cây bồ đề đã che chở Ngài trong suốt thời gian tu tập, cây Bồ Đề thứ 2 là Cây Bồ Đề A Nan, lược sử của nó có thể tham khảo như sau :

Gần cổng vào Tinh xá Kỳ Viên, có một cội Bồ-đề sum sê to lớn mang tên là Bồ-đề Ananda. Sách ghi như sau:

"Lúc bấy giờ thiện tín đến hầu Phật thường mang theo bông hoa hay những tràng hoa để cúng dường Ngài. Trong những lúc Đức Phật đi vắng thì các thiện tín ấy đặt bông hoa trước cửa tịnh thất Ngài rồi về.

Trưởng giả Cấp Cô Độc thấy vậy, thỉnh cầu Đại đức Ananda bạch với Đức Phật xem có nơi nào khác để thiện tín có thể đến lễ bái cúng dường trong lúc Đức Phật đi hoằng pháp, không có mặt ở tinh xá.

Đại đức Ananda bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu bảo vật để chúng sanh lễ bái cúng dường? "

- Này Ananda, tất cả có ba: Những vật để chúng sanh lễ bái cúng dường có liên quan đến thân như xá-lợi của Phật, những vật liên quan đến đồ dùng riêng, và những vật để tưởng nhớ Phật.

- Bạch Thế Tôn, trong lúc Ngài còn tại tiền, có nên xây tháp để tôn thờ chăng?

- Không, vật để chúng sanh lễ bái cúng dường có liên quan đến thân chỉ nên được kiến tạo sau khi Như Lai nhập diệt. Vật lễ bái cúng dường để tưởng niệm Như Lai hoàn toàn thuộc về tinh thần, những vật ấy chỉ tượng trưng, không có căn bản vật chất. Nhưng cây Bồ-đề to lớn mà xưa kia đã có lần che mưa đỡ nắng cho Như Lai là vật để chúng sanh lễ bái cúng dường, dầu Như Lai còn tại thế hay đã nhập diệt.

- Bạch Thế Tôn, khi Ngài đi thuyết pháp phương xa, khi thiện tín đến tinh xá Kỳ Viên rộng lớn này không biết hướng vào đâu để lễ bái cúng dường. Bạch Thế Tôn, xin Ngài hoan hỷ cho phép con lấy một hạt của cây Bồ-đề mẹ để gieo trồng trước cổng tinh xá."

Đại đức Ananda thuật câu chuyện lại cho những vị đại thí chủ như Trưởng giả Cấp Cô Độc, Bà Visakha, Bình Sa Vương, rồi Đại đức yêu cầu tôn giả Mục-kiền-liên giữ lại một trái chín mùi từ cây rơi xuống chưa đụng đất. Ngài Mục-kiền-liên trao cho tôn giả Ananda. Ngài A-nan đưa cho vua Ba-tư-nặc. Vua trao lại cho Trưởng giả Cấp-cô-độc trồng.

Một cây Bồ-đề sớm mọc lên tươi tốt mang tên là "Bồ-đề Ananda".

Cây Bồ-đề lịch sử này đến nay vẫn còn dấu tích tại Tinh xá Kỳ Hoàn.”

(Source : http://www.thuongch ieu.net/index. php?option= com_content&view=article&id=1538:cay- b--ananda&catid=52:sach- mi-v-x-pht )

Đến khi Phật Thích Ca nhập diệt thì việc thờ Xá Lợi Phật diễn ra như thế nào? Có nhiều sử liệu ghi chép về việc này, chúng ta có thể tham khảo sử liệu sau đây :

“Sáng ngày đại đức Anuruddha sai ông Ananda vào đền báo tin cho vua Kusinara hay tin đức Phật đã nhập Niết Bàn rồi. Đến nơi ấy thấy vua và triều thần hội nhau bàn tán về ngày cuối cùng của vị Chánh Đẳng Chánh Giác, quên lo tới việc triều chánh. Khi hay tin Phật diệt độ cả vua chúa quần thần đều chan hòa giọt lệ, mến tiếc và ca tụng ân đức của Đấng Trọn Lành.

Đức vua liền hạ chiếu chỉ cho triều thần và các lớp dân chúng trong xứ Kusinara, đem bông hoa, nước thơm, nhạc lễ đến rừng Salavana, và dạy nội ngày ấy cất rạp cho rồi để thiết đại lễ cúng dường Phật tổ.

Công việc tẩm liệm thi hài của đức Thế Tôn, vua làm y theo lời chỉ bảo của Đại Đức Ananda: lấy 1000 cây lụa trắng bao bọc Thánh Thể, ướp đủ các thứ nước hương thơm để vào hòm vàng.

Toàn xứ Kusinara thiết lễ long trọng cúng dường đức Phật: cuộc lễ kéo dài đến 6 ngày đêm. Qua ngày thứ bảy là ngày đức vua định hành lễ hỏa táng. Đúng giờ phát hành, 8 vị lực sĩ của vua, sắc phục chỉnh tề vào động quan, khiêng hòm vào cửa hướng Bắc thành Kusinara, và sau khi đi cùng khắp thành phố, trở ra cửa hướng Đông thẳng đến Tháp Makutabandhana Cetiya là nơi làm lễ Trà tỳ.

Trong khi ấy, từ không trung rớt xuống những bông mạn thù sa cùng khắp thành Kusinara, mùi thơm bát ngát. Dưới đất âm nhạc rền trời.

Khi thỉnh hòm để trên hỏa đài rồi, có 4 vị quốc sư của vua từ 4 hướng cung kỉnh đem lửa mồi châm vào 4 góc. Lửa không cháy. Vua Malla kinh sợ đến bạch hỏi Đại Đức Anuruddha. Ngài trả lời: “Nên hưỡn lại một chút, chờ đại đức Ca Diếp sắp đến trong giây lát ”.

Một chập sau, đại đức Maha Ca Diếp dẫn 500 đồ đệ đi ngay lại hỏa đài, khoác áo vai trái, chấp tay lễ bái, rồi đi quanh hòm vàng ba lượt, lại đứng ngay sau hòm cúi đầu lạy dưới chân đức Thế Tôn, 500 vị Tỳ kheo cũng tiếp làm theo y như thế.

Đại đức Maha Ca Diếp và chư Tăng làm lễ vừa xong thì lửa bốc cháy rầm rộ, chẳng bao lâu xong cuộc lễ Trà tỳ.

Vua Malla đem nước thơm lại tưới trên hỏa đài, và thỉnh Xá Lợi về hoàng thành, thiết đại lễ cúng dường.

Xá Lợi gồm có bảy miếng lớn thuộc về xương trán, xương vai và răng nhọn và những xương nhỏ bằng hột đậu xanh, hột gạo và hột cải. Cân cả thảy được 16 cân.

Một mặt khác, Vua Malla hạ lệnh cho tu bổ hào lũy chung quanh đền, tập dượt binh mã và canh phòng nghiêm ngặt, để ngừa các nước lân bang đến chiếm đoạt Xá Lợi.

Hẳn thật như lời tiên đoán của Vua Malla, các nước kế cận lần lượt gởi binh mã và Sứ thần đến xin chia Xá Lợi:

Cả thảy 7 đại diện của 7 vua:

Vua Ajatasatru (A Xà Thế) xứ Magadha;
Vua Sakya (dòng Thích Ca) xứ Sakka;
Vua Licchavi xứ Vesali;
Vua Thùliya xứ Allakappa;
Vua Koliya xứ Ràmagàma;
Vua Mall xứ Pàvà;
Và vị Bà La Môn Mahàbrahma, thủ lĩnh xứ Veddhadipaka.

Bảy vị Sứ này đến yết kiến vua Malla xứ Kusinara tỏ rằng:

“Chúng tôi hay tin đức Thế Tôn đã nhập Niết bàn trong xứ của Đại vương; vì đức giáo chủ Gotama là vị pháp vương cao thượng, chúng tôi đây cũng thuộc dòng cao thượng, nên đến xin đại vương chia cho một phần Xá Lợi để đem về lập đền thờ cúng, chiêm ngưỡng hằng ngày; mong đại vương nhận lời”.

Bảy Sứ thần, bề ngoài tỏ ý khiêm tốn, nhưng trong đã cương quyết bố trí binh mã ngoài thành, chờ coi vua Malla định đoạt thế nào.

Vua Malla nhất định bát lời yêu cầu của các Sứ thần; nhưng các vị này không nản chí, cứ nài nỉ xin chia mãi.

(Hàng trí thức nên hiểu rằng đức Phật định nhập diệt tại Kusinara là xứ nhỏ, không đủ lực lượng tranh đấu, có lẽ để ngừa xung đột về sau, do sự phân chia Xá Lợi với các cường quốc lân bang; nên khi đại đức Ananda yêu cầu Phật đến một trong các cường quốc để nhập diệt, Ngài không chịu nhận lời).

Về phần vua Malla, trước sự nhẫn nại và cương quyết của các Sứ thần, Ngài suy nghĩ: xứ mình yếu kém, không đủ hùng binh ngăn chống, vả lại đức Thế Tôn là bậc thông hiểu quá khứ, hiện tại, vị lai, mỗi hành vi của Ngài đều đem lại lợi ích lâu dài cho chúng sanh. Ngài nhập Niết bàn tại xứ ta, ban bố Xá Lợi cho ta, để lại hạnh phúc cho ta, nhưng Xá Lợi này không bền vững lâu dài, và không bằng sự phụng hành giáo lý của Phật để lại hầu tránh khỏi sự giết hại lẫn nhau. Không lẽ các cường quốc này lại muốn khai chiến với ta. Nghĩ như vậy, Vua Malla càng có đức tin mạnh nơi oai lực của Phật, một mặt tỏ ý cương quyết không chia Xá Lợi, một mặt tinh tấn làm lễ cúng dường Xá Lợi để ngăn ngừa tai hại cho xứ Kusinara.

Các Sứ thần cũng chẳng chịu nhượng bộ quyết khai chiến với vua Malla.

Khi ấy có vị Bà La Môn tên Dona, là quốc sư của vua Malla, là bậc trí tuệ và nhiều kinh nghiệm, xin đứng ra làm tài phán phân giải đôi bên. Ông Dona nói rằng: “Thưa các Ngài! Chúng ta nên hiểu rằng đức Bổn sư chẳng phải là quyến thuộc của chúng ta, chúng ta muốn có Xá Lợi, chẳng qua là chúng ta đã công nhận đức Thế Tôn là một vị giáo chủ. Chúng ta có lòng ái mộ, muốn phụng thờ và hành theo chánh giáo của Ngài. Nếu vì sự sùng bái Ngài, mà khai chiến với nhau, là một việc không phải lẽ, mà làm mất sự thân thiện lẫn nhau. Vả lại đức Thế Tôn xưa kia chẳng hề dạy chúng ta gây chiến cùng nhau; trái lại Ngài hằng khuyên chúng ta nhẫn nại, từ bi hoà hợp, dứt bỏ điều oan kết và sự giết hại lẫn nhau.

Lại nữa, khi đức Thế Tôn còn tại thế, các tín đồ hằng được gặp, được thấy, được cúng dường Ngài cùng khắp mọi nơi. Giờ đây đức Thế Tôn nhập diệt rồi, Xá Lợi được phân chia trong các xứ, tiện bề cho tín đồ bốn phương chiêm ngưỡng, lễ bái hằng ngày; thì đại chúng lấy làm hân hạnh biết bao! Hiện giờ các xứ lân bang lớn nhỏ đều có đại diện nơi đây, nếu chúng ta đem Xá Lợi ra chia nhau mỗi xứ mỗi phần bằng nhau, thì tình thân thiện giữa các quốc vương càng kết chặt, thì ai ai cũng vui mừng tránh khỏi tai hại tàn khốc của chiến tranh. Các Xá Lợi được đem về thờ cúng cùng nơi khắp chốn, người người phát tâm trong sạch nơi Phật bảo và hành theo Kinh Luật di truyền, xa lánh các điều ác, tạo thêm các nghiệp lành, thì kết quả của sự nhẫn nại và hòa thuận hôm nay là được đoàn kết giữa các lân bang, để cùng nhau tiến bước trên đường giác ngộ, diệt tận những mối thù oán, giết hại lẫn nhau. Như thế ấy, chúng ta mới tỏ ra là người có đủ cách làm đệ tử của đức giáo chủ Gotama.”

Vua Malla và các Sứ thần công nhận lời phân giải của ông Dona, đồng lòng giao cho ông lãnh trách nhiệm phân chia Xá Lợi cho các xứ. Ông Dona dùng một cây cân bằng vàng cân tám phần Xá Lợi bằng nhau, giao cho đại diện các xứ, luôn cả phần của vua Malla. Rồi ông xin cây cân vàng về phần ông để làm kỷ niệm. Ông được như ý nguyện.

Sau khi chia Xá Lợi xong, có dòng Moriya tại xứ Pipphali phái người đến xin lãnh một phần. Vua Malla lấy làm tiếc và cho hay rằng Xá Lợi đã được chia ra đều đủ cho các lân bang rồi; và cho Sứ thần một mớ tro đem về thờ thay thế cho Xá Lợi.

Các Xá Lợi được chia ra đồng đều cho tám nước; mỗi kinh thành mỗi lập đền thờ long trọng để cho vua chúa quan dân đến chiêm bái cúng dường. “

http://daitangkinhv ietnam.org/ lich-su-phat- giao/phat- thanh-chung/ 287-lch-s- xa-li-ca- c-pht-gotama. html

Trong các loại Xá Lợi, di thể của Đức Phật cho việc đảnh lễ, chiêm bái, thờ cúng hiện nay có tóc và móng tay của Phật thờ tại chùa Vàng Schwedagon gần Rangoon, Miến Điện và Xá lợi Răng của Đức Phật, các sử liệu có ghi :

“Dựa theo sách lịch sử của Tích Lan, Ngài Mahavamsa, một người con trai của vua Ashoka, tức là Đại Đức Mahinda, đã giám sát công trình xây cất tu viện gần Anuradhapura . Đồng thời Ngài đã cho người về Ấn Độ để thỉnh xá lợi. Điều này, sử học nói rằng, bao gồm bát khuất thực của Đức Phật và xương đòn bên phải của Đức Phật. Sau đó thì xá lợi tóc, và trong thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, xá lợi răng của Đức Phật được thỉnh đến Tích Lan. Tại Kandy vào thế kỷ thứ 16, Xá lợi răng được thờ tại đây nơi mà hàng ngày có nghi lễ tôn kính xá lợi răng của Đức Phật tại Chùa Của Xá Lợi Răng..”

(Source : http://minhhanhdp. brinkster. net/Chua_ Tren_Thegioi/ PhatGiao_ TichLan.html )

Chiêm ngưỡng đảnh lễ Xá Lợi Phật sẽ được những công đức gì?

Kinh Kim Quang Minh quyển 4, phẩm Xả thân ( Đ. 16, 354) viết: " Xá lợi là kết tinh công phu tu tập Giới, Định, Tuệ, rất khó được, là phước điền tối thượng". Vì vậy có chỗ nói: “Lễ bái di thân của Phật, lễ bái cây bồ đề chỗ Phật thành đạo, lễ bái toà kim cương và dấu chân của Phật đi kinh hành đều có công đức như nhau.”
Luận Đại Trí Độ quyển 59 chép rằng: “Dù cúng duờng một viên xá lợi nhỏ như hạt cải công đức cũng vô lượng, vô biên.”

Kinh Đại – Bát Niết – Bàn tập 3, trang 785, Đức Phật bảo ngài A-Nan : " Này A-Nan ! Nếu thấy Xá Lợi của Như Lai là thấy Phật..." Chính vì vậy, mà sự lễ bái và chiêm ngưỡng Xá Lợi Phật sẽ được phước đức rất lớn.”
Ngoài Cây Bồ Đề, Xá Lợi tóc, móng tay, răng và nhiều loại Xá Lợi khác của Đức Phật, còn có xá lợi của các vị Thánh Đệ Tử của Đức Phật và Nhục thân của thiền sư Huệ Năng đặt tại chùa Hoa Nam huyện Thiều Quang, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, Vietnam, Tháp xá lợi Lưỡi tại Chùa Cưu Ma La Thập tọa lạc tại trung tâm thành phố Vũ Uy, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, Trái Tim Bất Diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức,… chiêm ngưỡng đảnh lễ được những di thể thiêng liêng này, chúng ta phát khởi niềm tôn kính, niềm tin mạnh mẽ, giao cảm về mầu nhiệm, công lực, công đức tu tập của Phật và Chư Thánh Đệ Tử,…

Trên nền nảng kiến thức về lịch sử thờ cúng tượng Phật và những gì liên quan đến Đức Phật như thế, bây giờ chúng ta trở lại với Ngọc Phật.

Theo tài liệu từ site về Phật Ngọc (http://www.jadebudd ha.org.au/ vi/ ) và các tài liệu Phật Ngọc chúng ta được biết :

“ Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giớ"i

Phật Ngọc cho Hòa Bình Thế Giới được xem là pho tượng lớn nhất và trang nghiêm nhất trên thế giới hiện nay được điêu khắc từ tảng ngọc thạch. Tượng Phật cao 2 mét 7 được đặt trên pháp tòa có chiều cao 1 mét 4, với trọng lượng nặng trên 4 tấn và trị giá là 5 triệu Mỹ Kim. Với chiều kích và vẻ đẹp của tôn tượng, Phật Ngọc này được vinh danh là kỳ quan của thế giới hiện nay.

Lama Zopa Rinpoche nói rằng “Phật Ngọc sẽ thắp sáng toàn cõi thế gian, sẽ mang niềm an lạc hạnh phúc không thể nghĩ bàn, góp phần ngăn chận những cuộc hủy hại tàn phá đang xảy ra khắp nơi, kể cả nạn chiến tranh.” Tượng Phật ở Bảo Tháp Đại Bồ Đề (Mahabodhi Stupa), Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn độ, được chọn làm mẫu cho Phật Ngọc. Mẫu hình này được chọn vì đây là hình ảnh quen thuộc của đức Phật trong lòng Phật tử ở khắp mọi nơi. “

“Phật Ngọc cho Hòa Bình Thế Giới (The Jade Buddha for Universal Peace) được coi là pho tượng lớn nhất và trang nghiêm nhất trên thế giới hiện nay. Tôn tượng này được điêu khắc chạm trổ từ 1 khối ngọc thạch mang tên là "Niềm Kiêu hãnh của Bắc cực" (Polar Pride). Khối ngọc này tìm thấy ở tỉnh bang British Columbia năm 2000. Đó là khối ngọc màu xanh rực rỡ, quý và hiếm, nặng 18 tấn, hoàn toàn không tỳ vết. Sau khi được tìm thấy, khối ngọc lập tức gây kinh ngạc cho giới khai thác và các nhà nghiên cứu đá quý trên thế giới. Ông Fred Warrd, nhà nghiên cứu đá quý lừng danh thế giới, khẳng định đây là một trong những phát hiện "quý giá nhất của thiên niên kỷ".

Ông Kirk Makepeace, Giám đốc Công ty Khai thác ngọc, cho rằng khối ngọc này xứng đáng đưa vào danh sách bảo vật của hành tinh chúng ta và phải "dành cho thế giới quyết định" sử dụng như thế nào, mặc dù công ty ông đã phát hiện ra khối ngọc có một không hai này. Ông nói: "Tôi sẽ để thế giới quyết định. Tôi gọi khối ngọc này là 'Niềm Kiêu hãnh của Bắc cực' và sẽ không cưa bớt mảnh nào từ khối ngọc này. Tôi để nguyên như vậy mà đấu giá, vì đây là một kỳ quan của thiên nhiên. Tôi mong muốn khối ngọc này trở thành một món vật vô giá được tôn trí trong viện bảo tàng, một công trình lớn hay một biểu tượng nào đó. Quả thật đây là khối ngọc thạch Nephrite với màu xanh sáng đẹp chưa từng thấy trước đây trên thế giới".

Sau mấy năm làm việc tận tụy, các nghệ nhân của công ty điêu khắc ngọc thạch uy tín nhất ở Thái Lan là Jade Thongtavee Co Ltd. cùng các nghệ nhân điêu khắc từ Úc Đại Lợi đến đã hoàn thành công trình điêu khắc chạm trổ tôn tượng Phật Ngọc với chiều cao 3 mét 7 đặt trên pháp tòa cao 1 mét 4, trọng lượng nặng trên 5 tấn. Với kích thước và vẻ đẹp của tôn tượng, Phật Ngọc được vinh danh là kỳ quan của thế giới. Tại lễ lạc thành, tôn tượng được Lạt Ma Zopa Rinpoche đặt tên là Phật Ngọc cho Hòa bình Thế giới.

Giá trị của Phật Ngọc và quá trình hoàn thành

Phật Ngọc cho Hòa Bình Thế Giới được tạo theo khuôn mẫu của tôn tượng Đức Phật Thích Ca thờ trong Bảo Tháp Giác Ngộ (Mahabodhi Stupa) ở Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ). Nét đẹp uy nghi của tôn tượng với tư thế "xúc địa ấn" nơi thánh địa đã khắc ghi vào tâm khảm của hàng triệu Phật tử khắp nơi trên thế giới về đây lễ bái. Sau khi Phật Ngọc được hoàn thành, hình ảnh tôn tượng Đức Phật Thích Ca trong Bảo Tháp Đại Giác Ngộ Ấn Độ hòa nhập vào tôn tượng Phật Ngọc, nên đã nhanh chóng được vinh danh là kỳ quan của thế giới.

Người có duyên đầu với tượng Phật Ngọc
Vào một đêm vắng lặng từ miền núi tại thung lũng Kathmandu, Nepal, Lạt Ma Zopa Rinpoche, vị thầy lãnh đạo tối cao của Hội Bảo Tồn Phật Giáo Đại Thừa (Foundation for The Preservation of The Mahayana Teachings, viết tắt là FPMT), chiêm bao thấy khối ngọc tại Gia Nã Đại. Giật mình tỉnh giấc, ngài lập tức gọi điện thoại cho đệ tử là ông Ian Green ở Úc Đại Lợi khuyên bảo ông nên tìm đến nơi để thỉnh cho được khối ngọc ấy và tạo dựng một tôn tượng Phật Ngọc, với ước nguyện ánh sáng của Phật Ngọc sẽ mang niềm an lạc, hạnh phúc, đến cho chúng sanh và cũng là mục đích ngăn chặn những hiểm họa tàn phá của ô nhiễm tâm linh và tàn sát chết chóc bởi thiên tai và chiến tranh.

Lúc bấy giờ ông Ian Green tuy bận rộn công việc xây dựng Bảo Tháp Đại Từ Bi tại Úc Đại Lợi, vẫn lên đường đến Gia Nã Đại như lời hướng dẫn của Lạt Ma Zopa Rinpoche, cuối cùng đã tìm được nơi khai thác khối ngọc vĩ đại. Ông Ian Green nói cho ông Kirk Makepeace biết ông mua khối ngọc này để tạo dựng pho tượng Phật Ngọc, biểu tượng cho hòa bình thế giới. Mục đích này phù hợp với lòng mong muốn của ông Kirk Makepeace về khối ngọc quý, ông Ian Green mới thỉnh được khối ngọc này một cách dễ dàng với giá tượng trưng là một triệu Mỹ kim.

Lạt Ma Zopa Rinpoche sinh năm 1946 tại Khumbu, Nepal, dưới rặng núi Everest. Ngài được xem là hậu thân của cố Lạt Ma Lawudo. Năm 1957, ngài xuất gia tại Tu Viện Dungkar, sau đó theo học tại Phật Học Viện Sere. Năm 1959, ngài cùng với Đức Đạt Lại Lạt Ma thứ 14 đến tị nạn tại Ấn Độ. Từ năm 1984, ngài là người thừa kế và lãnh đạo Hội Bảo Tồn Phật Giáo Đại Thừa, văn phòng chính của Hội đặt tại California, Hoa Kỳ.

Lạt Ma Zopa Rinpoche là người chỉ đạo và thẩm định mọi việc, từ lúc khởi nguyên cho đến lúc hoàn thành dự án tôn tạo Phật Ngọc cho Hòa Bình Thế Giới.

Ông Ian Green, Giám Đốc Công trình Tạo dựng Phật Ngọc, người được Lạt Ma Zopa Rinpoche khuyến khích vận động tài chánh mua khối ngọc ở Gia Nã Đại đem qua Thái Lan tạc tượng Phật.

Sau một đại lễ cầu nguyện cho Phật Ngọc hoàn tất tại Thái Lan vào đầu năm 2009, từ tháng 03/2009, Phật Ngọc bắt đầu cuộc du hành vòng quanh thế giới, tạo cơ hội cho nhiều người chiêm bái, tiếp nhận lực gia trì từ một kỳ quan của thế giới hiện đại. Hình tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thực hiện từ khối ngọc quý kết tụ trong lòng đất từ ngàn xưa sẽ khắc sâu trong tâm khảm mọi người. Phật Ngọc được cung nghinh ở nhiều nơi trên các quốc gia cho chúng ta thấy giá trị của hòa bình. Mọi người trên thế gian này, không phân biệt tôn giáo, thành phần, hãy cùng nhau cầu nguyện đem lại hòa bình cho thế giới, bình an cho các mối quan hệ, cho gia đình và bạn bè, bình an trong công sở và sự thanh thản trong tâm hồn.”

Tham khảo tài liệu về quá trình hình thành Phật Ngọc trên, chúng ta thất có gì đặc biệt liên quan đến Phật Ngọc?

1/ Phật Ngọc phát khởi từ một giấc mơ có thực của 1 vị Lạt Ma Tây Tạng - Lạt Ma Zopa Rinpoche, quả nhiên điều này linh thiêng ứng mộng, cũng như hiện tược các nhà ngoại cảm hoặc đi tìm tông tích các vị Lạt Ma tái sanh, vượt ra ngoài tri giác thông thường của con người.

2/ Đây là một kỳ quan thế giới xét về khối lượng, trọng lượng, giá trị và nghệ thuật điêu khắc.
3/ Ngọc Phật, ngay từ giai đoạn đầu để hình thành, có sự kết tinh của những tấm lòng vì Đạo Pháp, trọng giá trị tâm linh, xem thường vật chất, giàu sang, mang tầm vóc liên kết quốc tế Tây Tạng, Canada, Úc, Ấn Độ, Thailan của những tâm hồn thuần khiết hiến dâng một tặng phẩm bất hũ cho đời.

Những chất vấn, phản biện liên quan đến Phật Ngọc Hoà Bình :

1/ Tại sao phải lấy Ngọc đúc ra tượng Phật và rồi việc di chuyển nặng nề, cồng kềng, bố trí xếp đặt, thuê an ninh, cảnh sát (security) bảo vệ cho việc trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng, đảnh lễ … quá tốn kém. Chi phí này dành cho việc từ thiện xã hội có tốt hơn không?

2/ Nếu bảo Phật Ngọc linh thiêng vậy chứ Phật giấy, Phật đất, Phật xi măng,… không linh thiêng hay sao? Chẳng lẽ Phật lại phân biệt đối xử, trọng giàu khinh nghèo trong khi thực ra Phật từ bi, bình đẳng đến với người gánh phân, với mọi hạng bần cùng, nô lệ…Vậy trước khi có tượng Ngọc Phật này hoặc là ngoài tượng Ngọc Phật này ra, các tượng Phật khác có linh thiêng hay không?

3/ Ngọc Phật phóng hào quang và có hiện tượng Mạn Đà La là thế nào? Thực sự có bao nhiêu người chứng kiến những hiện tượng linh thiêng này? Có phải chăng những hình ảnh đưa lên là do kỷ xảo của computer và xử lý hình ảnh, mang tính chất giả dối, quảng cáo, kích thích và lan rộng tệ nạn mê tín dị đoan?

4/ Hoà bình là thế nào? Đem Ngọc Phật này đến nước nào hoặc châu lục nào thì sẽ giúp cho nước đó và châu lục đó hoà bình hay sao?

5/ Nhìn chung có vẻ cổ xuý, nặng về hình thức quá. Đức Phật và truyền thống Phật giáo xưa nay có cổ xuý về hình thức và hình tướng như vậy không?

Giá trị đích thực và những tác dụng tích cực của Ngọc Phật :

Những người ủng hộ cho Ngọc Phật sẽ có những câu trả lời như sau :

1/ Nếu bảo là tốn kém thì bất cứ tổ chức sinh hoạt, Lễ Hội Phật Giáo nào cũng phải tốn kém rồi. Nếu bảo hãy giúp cho những người nghèo khổ tốt hơn làm việc này vậy thử hỏi cho đến khi nào thế gian này mới hết những người nghèo khổ? Vậy thì tất cả Phật tử cũng không nên ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà cao lớn, hoặc trang điểm vàng ngọc phấn son,… cũng không nên có chùa to, Phật lớn các nơi, xe hoa Phật đản, phim, cải lương Phật giáo… mà tất cả hãy dồn cho việc cứu giúp những chúng sanh thiệt thòi, khốn khó. Nhưng thực tế cuộc đời thì không bao giờ được lý tưởng đến như vậy, có biệt nghiệp và cộng nghiệp, con người vẫn được quyền hưởng tài sản và hạnh phúc, cho dù mang tính chất tương đối, thế gian bên cạnh việc giúp đỡ kẻ khác. Phật tử của một số chùa nào đó, họ sẵn sàng cùng nhau trang trải chi phí di chuyển, kiến lập Đạo tràng, bảo quản Ngọc Phật.

2/ Linh thiêng hay không chủ yếu là ở nơi con người chúng ta. Điều này khiến tôi nhớ đến Xá lợi răng chó (có thể tham khảo tại : http://tw.myblog. yahoo.com/ thammy_tran/ article?mid= 99&sc=1 )

“Năm này qua năm khác, bà mẹ nhắc nhở đứa con, nhưng lần nào đứa con cũng về lại Tây Tạng mà không thực hiện được lời mẹ dặn.

Một ngày nọ, đứa con lại lên đường đi Ấn Độ và bà mẹ nói: “Lần này con không mang gì cho mẹ từ Giác Thành về để mẹ thờ, thì mẹ sẽ tự tử chết thôi”. Đứa con lấy làm sợ lòng quyết tâm của mẹ, hứa lần này sẽ không quên.


Sau vài tháng làm việc, người con lên đường trở về nhà, bỗng nhớ rằng mình đã không ghé ngang Giác Thành để tìm xương tro cho mẹ. “Làm sao bây giờ?”, anh ta tự hỏi. “Mẹ ta sẽ tự tử thật đấy nếu không mang gì về cho bà”. Anh ta nhìn quanh thì thấy một con chó đã chết khô. Người con vội vàng nhổ một chiếc răng chó, quấn lại cẩn thận trong một chiếc khăn lụa.

Về đến nhà, đứa con ra vẻ vui mừng bảo mẹ: “Đây chính là một chiếc răng của Phật Cồ đàm. Tự tay con đã tìm ra được tại Giác Thành đây!”.

Bà mẹ đáng thương tin con và tôn quý chiếc răng, xem chiếc răng như là răng thật của Phật Cồ đàm, bậc Chánh đẳng Chánh giác. Kể từ giờ phút đó, bà hết lòng thờ phụng chiếc răng và cũng không bao lâu sau đó, bà tìm được sự an lạc nội tâm, điều mà suốt đời bà ra công tìm kiếm.

Cũng không bao lâu sau thì bạn bè và hàng xóm cũng nhận thấy rằng có một thứ ánh sáng ngũ sắc bao xung quanh chiếc răng, và những tia sáng huyền ảo chiếu trên đó. Mỗi ngày có nhiều người đến lạy bàn thờ của bà lão và xin được tiếp một chút năng lực của chiếc răng mầu nhiệm. Tới ngày bà chết, ánh sáng ngũ sắc cũng bọc quanh thân bà và miệng bà mỉm cười làm cho đứa con trai đang than khóc hiểu rằng, bà đang trở về với tự tính, từ đó mọi vật được sinh thành.

Kể từ ngày đó người ta biết rằng, một chiếc răng chó cũng trở thành mầu nhiệm, nhưng với điều kiện đó là sức mạnh của một trái tim sẵn sàng tiếp nhận và lòng từ bi của một vị Phật kết hợp với nhau.”

Quả nhiên, “linh tại ngã, bất linh tại ngã” vấn đề chính ở chỗ không phải giá trị của vật tượng trưng đem ra thờ quyết định mà chính là tấm lòng thành tín và công phu tu tập của người Phật tử đóng vai trò quyết định. Vấn đề ở đây là tăng thượng duyên,  không gian, cảnh tượng, trong thời điểm đó khiến con người trang nghiêm và phát tâm ( đang nói về căn cơ nhiều hạng). Nhiều người tại đi hành hương đến tại Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, vườn Lộc Uyển, Rừng Câu Thi Na, núi Linh Thứu,…họ cảm thấy mầu nhiệm và thấy Phật. Vậy thì Phật chì ở Ấn Độ chứ không đến các nước khác hay sao? Không phải vậy, Phật thì biến nhập pháp giới và dung thông vô ngại, vấn đề là khi chứng kiến những di tích ấy, họ có cảm xúc, tín tâm, phát tâm cao độ hơn. Phật Ngọc này cũng tương tự, Phật tử nương tha lực của Đại chúng, trước Đạo tràng trang nghiêm, chiêm ngưỡng Phật uy nghi rạng rỡ mà liên tưởng đến phước đức và công đức của Phật,…Cũng vậy, không phải Phật ở Chùa linh hơn phật ở nhà bởi vì Phật chùa to hơn Phật nhà, được nhập từ Đài Loan hay Đà Nẵng, cái chính là môi trường ở chùa trang nghiêm thanh tịnh, uy lực của Đại chúng. Hơn nữa, dù sao thì một bức tượng to lớn, trang nghiêm, đẹp đẽ cũng thuận duyên cho Phật tử đảnh lễ chiêm ngưỡng quán tưởng về Đức Phật.

3/ Ngọc Phật phóng hào quang và có hiện tượng Mạn Đà La là thế nào? Thực sự có bao nhiêu người chứng kiến những hiện tượng linh thiêng này? Vấn đề này quả nhiên là : “cảm ứng Đạo giao nan tư nghì”, khó nói, khó bàn đó. Nói về Hoa Mạn Đà La thì chúng ta tìm thấy trong Kinh Pháp Hoa :

Lúc bấy giờ, Ðức Thế-Tôn, hàng tứ chúng vây quanh cúng dường cung kỉnh ngợi khen tôn trọng, vì các vị Bồ-Tát mà nói kinh đại thừa tên là: "Vô-Lượng-Nghĩa Giáo Bồ-Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm".

Nói kinh nầy xong, Ðức Phật ngồi xếp bằng nhập vào chánh định "Vô-Lượng-Nghĩa xứ", thân và tâm của Phật đều không lay động.

Khi đó trời mưa hoa Mạn-Ðà-La, hoa Ma-Ha Mạn-Ðà-La, hoa Mạn-Thù-Sa, hoa Ma-Ha Mạn-Thù-Sa, để rãi trên Ðức Phật cùng hàng đại chúng; khắp cõi Phật sáu điệu vang động.
( KINH DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA, PHẨM "TỰA" THỨ NHẤT)

Về linh thiêng mầu nhiệm thì có người cảm nhận được có người thì không tuỳ theo cơ duyên và công lực tu tập của mỗi người. Ví dụ, hai người trong chánh điện, trước tượng Phật hoặc cùng tại một Phật tích, có người thấy hào quang, Phật hiện ra, có người lại không. Thế cho nên việc chụp và đưa lên những tấm hình Ngọc Phật có hào quang và Mạn Đà La là thật hay là giả thì chỉ có người đó mới biết được. Nếu như chúng ta cùng đứng chung với người đó, cùng chụp hình một lượt với người đó mà người đó thấy và chụp hình có hào quang và Mạn Đà La trong khi chúng ta không có, đó là tại vì người đó đủ cơ duyên, thành tín thâm sâu, phát nguyện cao cả nên cảm nhận được những dấu hiệu linh thiêng tương ứng.

Nhưng nếu như quả thực không có gì hết mà có người dùng kỷ thuật computer và xử lỳ hình ảnh để tạo vẽ ra hào quang và Mạn Đà La nơi Ngọc Phật để quảng cáo, vì danh, vì lợi cho cá nhân hay cho “chùa mình”, hoặc là muốn nhân cơ hội này khiến cho Ông Phật “Đạo mình” linh thiêng mầu nhiệm, như vậy là điều không nên, không tốt, dối trá, lừa gạt và lung lạc, đưa mọi người vào con đường mê tín dị đoan.

4/ Hoà bình là thế nào? Đem Ngọc Phật này đến nước nào hoặc châu lục nào thì sẽ giúp cho nước đó và châu lục đó hoà bình hay sao? Chúng ta nhận thấy nếu như kiến lập Đạo tràng trang nghiêm và thiết trí Ngọc Phật tại đó rồi thông tin và mời thì có một số lượng khá nhiều người, người bản xứ, người từ nhiều sắc tộc khác nhau, các nhà lãnh đạo, thị trưởng,…đến tham dự vì Đức Phật là một vĩ nhân, một danh nhân văn hoá thế giới, chính Liên Hiệp Quốc xác định trách nhiệm phối hợp với các quốc gia Phật Giáo tổ chức Phật Đản trong nhiều năm qua và gọi ngày Phật Đản là : International Day for Peace ( Ngày Quốc Tế Hòa Bình). Từ việc chiêm ngưỡng đảnh lễ Ngọc Phật, mọi người ôn nhắc nhau về lịch sử, công hạnh của Ngài và các giá trị của Đạo Phật về Trí Tuệ và Từ Bi của họ khiến cho họ sống và đối nhân xử thế tốt đẹp hơn. Tất nhiên, trong thành phần tham dự đó cũng có người đến với mục đích riêng của họ như là quảng cáo, kinh doanh, ngoại giao, chính trị, lấy lòng người, lấy lòng cử tri,…nhưng dù sao cũng gieo cho họ thêm chủng tử bái kiến Đức Phật, soạn, nói và dùng những ngôn từ hợp lẽ trong khi tham dự,…Thông qua các Lễ Hội chiêm bái Ngọc Phậ như vậy thì giá trị đạo đức tâm linh được lan rộng và nhân lên cũng giống như việc thêm nhiều ngôi chùa thì sẽ giảm đi nhà tù và trại cai nghiện,…Điều này có tác hưởng đến quần chúng, nhận định, khuynh hướng, lối sống và có tác dụng giáo dục, thẩm mỹ, đạo đức,…Đó là thể hiện ước mơ và hành động và nếu không có tác dụng tuyệt đối, hoàn toàn 100 % thì cũng có tác dụng phần nào chứ đâu phải là không có tác dụng gì cả? Hàng ngày, sau mỗi thời tụng kinh đếu có câu phục nguyện cho : “thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc”, vậy lời phục nguyện đó linh ứng hay là hão huyền, dù sao đi nữa, đó cũng là tâm, chí và nhắc nhở hành động cho chúng ta, góp phần chuyển cộng nghiệp cho chúng sanh, cho thế giới này an bình hơn, tốt đẹp hơn. Có câu nói : “Thà thắp lên một ngọn nến nhỏ còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”

5/ Nhìn chung có vẻ cổ xuý, nặng về hình thức quá. Đức Phật và truyền thống Phật giáo xưa nay có cổ xuý về hình thức và hình tướng như vậy không? Về chân tinh tinh thần của việc cung kính, đảnh lễ, diện kiến Như Lai được tìm thấy qua những lời dạy của Đức Phật :

“Tất cả các pháp hữu vi
Như bóng, bọt nước có gì khác đâu
Như sương, như điện lóe mau
Hãy xem như giấc chiêm bao mơ màng”

“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (hễ những gì có hình tướng đều là hư vọng)

“Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng âm thanh cầu ta.
Là người hành  đạo tà
Chẳng thể thấy Như Lai.”

Thậm chí để phá chấp tướng trong việc thờ Phật, chư Tổ Sư dùng những biện pháp ấn tượng hơn

Thiền Sư Thích Thanh Từ trong sách : “THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XX”  luận về : “ÐỨC PHẬT QUA CÁI NHÌN CỦA THIỀN TÔNG”

“Bởi thấy Tánh giác không lệ thuộc vào thân tướng, nên Thiền tông thờ Phật không căn cứ vào thân Phật ở Ấn Độ, tùy người xứ nào liền tượng hình Phật giống người bản xứ ấy. Tánh giác lồng sẵn trong mỗi người, sùng thượng Tánh giác đâu cần bám vào hình thức người Ấn Độ mới gọi là Phật. Thờ Phật với quan niệm biểu trưng để nhắc nhở mọi người nhớ lại Tánh giác của mình. Đức Phật ngồi trên bàn là giả, chính Tánh giác của mình mới là ông Phật thật. Thế mà người ta quên Tánh giác đi, chỉ biết ông Phật ở ngoài, quên hẳn ông Phật nơi mình. Thiền sư Tùng Thẩm nói: “Phật vàng không độ được lò đúc, Phật gỗ không độ được lửa, Phật đất không độ được nước, Phật thật ngồi ở trong.” Những hình tượng Phật chúng ta thờ, đều là tướng duyên hợp, đã duyên hợp làm sao không bị duyên tan. Phật thật đang ngồi lồ lộ nơi thân ta, chúng ta bỏ quên ông Phật thật, chạy theo ông Phật giả. Vì thế Thiền sư Đơn Hà Thiên Nhiên mới làm việc kỳ quái này:

Sư đến chùa Huệ Lâm gặp tiết đại hàn, bèn lên chùa thỉnh tượng Phật gỗ đốt để hơ. Viện chủ Hướng trông thấy quở trách: “Sao đốt tượng Phật của tôi?” Sư lấy gậy bới trong tro nói: “Tôi thiêu để lấy xá-lợi.” Viện chủ bảo: “Phật gỗ làm gì có xá-lợi?” Sư nói: “Đã không có xá-lợi, thỉnh hai vị nữa thiêu.” Viện chủ nghe câu này, tất cả chấp đều tan vỡ. Người sau nói “Đơn Hà thiêu mộc Phật, Viện chủ lạc mi mao” (Đơn Hà thiêu Phật gỗ, Viện chủ rụng lông mày).

Xá-lợi là cái tinh ba cô đọng lại sau khi thiêu thân Phật. Thân Phật đã hoại hơn hai ngàn năm rồi, mà xá-lợi vẫn còn. So sánh trong tương đối, thân Phật là giả, xá-lợi là thật. Nương cái giả để thấy cái thật mới đúng tinh thần thờ Phật. Chỉ biết cái giả mà không thấy cái thật, tướng giả ấy trở thành vô nghĩa. Vì thế Thiền sư Đơn Hà bảo: “Đã không có xá-lợi, thỉnh hai vị nữa thiêu.” Viện chủ liền nhận được ý này.”

(source : http://www.thuong- chieu.org/ uni/KinhSachThiK e/Thien/ThienTon gVietNamCuoiTheK y20/TRANG_ CHINH.htm)

Tổ Lâm tế có dạy : "Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát tồ" ("Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ"). Khi ngồi Thiền tất cả ấm cảnh hiện ra, đều là vọng tưởng, đừng chạy theo nó, cũng đừng tham cầu chứng đắc, chánh niệm tỉnh giác, thiết thực hiện tại, nắm vững đề mục, pháp môn, đừng thả hình bắt bóng,…

Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viết : “Bụt ở trong nhà, Chẳng phải tìm xa. Nhân khuấy bổn, nên ta tìm bụt. Chỉn mới hay chính Bụt là ta”

Đó cũng là ý nghĩa câu : “Phật trong nhà không thờ, thờ Thích Ca ngoài đàng”.

Nhưng trong sinh hoạt Phật Giáo, nhiều trường hợp phương tiện tuỳ duyên, “dĩ huyễn độ chơn”, nương tướng mà thấy tánh trong tinh thần :

Thật tế lý địa bất thọ nhất trần,
Vạn hạnh môn trung bất xả nhất pháp.

Nghĩa là: Trên chỗ thật tế, không có dính một mảy bụi, nhưng trong khi hành Phật sự, không bỏ một việc nào.

Biết bao nhiêu trường hợp ngày nay, Chư Tăng hành đạo khai bày ra nhiêu phương tiện. Có bao nhiêu diễn biến đi khác xa hơn sinh hoạt Tăng Đoàn và Phật Giáo thời Nguyên thuỷ, nào là Chùa to, Phật lớn, chạm rồng, vẽ phụng trở thành danh lam thắng cảnh, nào là việc lấy da bò, da trâu bịt miệng trống, lấy vàng đúc chuông và sử dụng bao nhiêu pháp khí khác, nào là pháp : « khai quang điểm nhãn » khi  « an vị Phật », nào là việc lấy tượng Phật ra đấu giá, Chùa Vàng ở Miến Điện, Thai Lan, Cam Pu chia ,...dùng vàng làm Y mạ Phật, Phật đúc bằng đồng đen,...

Những việc đi xa với tinh thần Phật Giáo nguyên thuỷ như là : mướn ca sỹ đến ca múa, tổ chức văn nghệ gây quỹ, bao nhiêu Chùa Việt hải ngoại tránh được việc này ( dù là thuộc GHPGVNTN hay không thuộc GHPGVNTN)? Việc coi bói, coi ngày giờ, xem phong thuỷ, dâng sớ điệp, nhiều vị tu sỹ phải lo nợ nần, hoá đơn (bills) của chùa, lo làm kinh tế và giữ tiền,.. Tất cả những điều đó có thể bỏ được chưa? Rồi ai có thể kiểm chứng được các câu chuyện hào quang trong các khoá tu Phật Thất và « Niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi » lá thật hay không thật?

Nếu là người căn cơ cao, lo tinh chuyên tu tập thì cũng chẳng cần đến hình tượng, thờ phượng, lễ bái. Đức Phật dạy : « Sau khi Như Lai nhập diệt, hãy lấy pháp và luật làm Thầy »,  « Ai thấy Lý Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Phật”. Nhưng mấy ai đạt đến chố thấy Tánh mà lìa Tướng, có mấy ai không cần nhờ đến hình thức, hình tướng, hình tượng, Đạo tràng, môi trường,…? - Pháp thân xá lợi còn gọi là Pháp tụng xá lợi, tức là Giáo pháp và Giói luật của Phật còn lưu truyền lại.

Đến đây, tôi chợt nhớ đến mẫu đối thoại thú vị giữa thần học gia người Brazil . Leonardo Boff với Ngài Đạt Lai Lạt Ma về : “TÔN GIÁO TỐT NHẤT” :

Leonardo là một trong những người cải cách Thần học Giải phóng.

Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về tôn giáo và tự do có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dư. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài, vừa tinh nghịch, vừa tò mò :

Thưa Ngài, tôn giáo nào tốt nhất”
Tôi nghĩ ngài sẽ nói “Phật giáo Tây tạng” hoặc “Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Kitô giáo nhiều”

Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi.

Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh. Ngài trả lời : “Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng Tối Cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”.

Để giáu sự bối rối của tôi trước một câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi : “Cái gì làm tôi tốt hơn ?”

Ngài trả lời : “Tất cả cái gì làm anh biết thương cảm hơn, biết theo lẽ phải hơn,, biết từ bỏ hơn, dịu dàng hơn, nhân hậu hơn, có trách nhiệm hơn, cò đạo đức hơn”. “Tôn giáo biến anh thành như vậy là tôn giáo tốt nhất”.

Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đền câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác

Anh bạn ơi, tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh hoặc anh có ngoan đạo hay không”.

“Điều thật sự quan tâm đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới”. …

( Source : http://vn.360plus. yahoo.com/ kienthuc- vanhoa/article? mid=14236&fid=-1 )

Như vậy, bằng phương cách đến với tôn giáo, Phật Giáo, tiếp cận với hình tượng Phật, điều quan trọng là chúng ta có được Phật chất và mang đến cho đời những nội dung Phật chất hay không? Nếu không thì những hình thức, phươnng tiện đó trở thành vô nghĩa.

Nay tượng Ngọc Phật được trưng bày nhiều nơi trên thế giới, lẽ ra đó là niềm tự hào cho Phật Giáo đồ và mang đến hòa bình cho thế giới, nhưng phũ phàng trớ trêu thay trong khi hoà bình thế giới thì chưa thấy mà lại thấy tranh chấp, xung đột, chỉ trích nhau, không khéo chúng ta làm trò cười cho những người không theo Phật Giáo và phụ lòng những người đã đem hếc sức mình tạo ra tượng Ngọc Phật với những tâm nguyện tốt đẹp. Tôi nhớ đến câu chuyện nhận xét về tư thế ngồi Thiền lẫn nhau giữa Ngài Phật Ấn và Tô Đông Pha. Ngài Phật Ấn bảo tư thế ngồi Thiền của Tô Đông Pha giống Phật trong khi Tô Đông Pha chê kiểu ngồi Thiền của Ngài Phật Ấn giống bãi cức trâu. Tô Đông Pha hí hửng tưởng là đã thắng được Ngài Phật Ấn 1 keo nhưng bị chưng hửng vỡ lẽ khi nghe em gái mình phân tích : Vì ngài Phật Ấn có tâm Phật nên nhìn thấy cái gì cũng giống Phật, còn tâm anh như bãi cức trâu vậy đó nên nhìn gì cũng thấy giống bãi cức trâu.

Người nào có tâm xấu, thị phi, ghen tức, hơn thua,… thì luôn nghĩ xấu và nói xấu về việc làm của người khác.

Liên hệ việc này, ông Đào Trọng Cường, Giám đốc Công ty Thần Châu Ngọc Việt, chủ nhân của khối ngọc khổng lồ nặng 35 tấn nói về việc chế tác pho tượng Phật kỷ lục :

“Tôi vẫn đang tìm thợ giỏi, phải tính toán cách làm cho hiệu quả. Khi hoàn thiện, tôi muốn mang bức tượng quý đi khắp Bắc-Trung-Nam để người dân cả nước được chiêm bái". Việc này khá tốn kém tiền bạc. Ông có thể tiết lộ chi phí thuê khoảng 50 thợ nước ngoài sang ăn ở và làm việc ở Việt Nam mấy năm liền?

Ước lượng chi phí khoảng trên dưới 1 triệu USD. Việc này đáng quý chứ, cho dù Ông ta dùng 1 triệu đô la này hưởng thụ cho Ông và gia đình Ông cũng là điều công bằng thoả đáng huống chi là cúng dường Tam Bảo, tạo 1 pho tượng đẹp cho người đời chiêm ngưỡng lễ bái.

(Source : http://phattuvietna m.net/6/8479. html )

Chúng ta cũng lưu ý chi tiết Ngài Lama Zopa Rinpoche là người gần gũi làm việc với Ngài Đạt Lai Lạt Ma, người có uy tín hàng đầu trong Phật Giáo và đã được giải Nobel Hoà Bình, chắc chắn Ngài Đạt Lai Lạt Ma chấp thuận, chúc phúc cho công việc mang tượng Ngọc Phật đi khắp thế giới này. Nếu như có vài bất đồng quan điểm trong việc tổ chức trưng bày hoặc trong phương diện thông tin đại chúng thì nên nhẹ nhàng góp ý với nhau để sửa đổi cho thích hợp chứ không phải lá cái cớ cho thị phi, tranh chấp, nhân ngã bỉ thử, sát phạt nhau!

Thực tình mà nói, tôi ưu tiên và chú tâm cho việc tổ chức chiêm bái Xá Lợi Phật chứ chưa nghĩ đến việc đi chiêm bái hoặc tổ chức chiêm bái Ngọc Phật. Tuy nhiên, tôi tuỳ hỷ cho những ai đủ phước duyên tổ chức cho mọi người chiêm bái hoặc đi chiêm bái Ngọc Phật. Dù điêu khắc hay tô đắp tạc tạo với bất cứ hình thức vật liệu nào, tất cả cũng nhằm một mục đích chung là mang lại một sắc thái thẩm mỹ để phát khởi tín tâm của những người hâm mộ sùng bái ở nơi Đức Phật. Tựu trung nếu đủ mọi duyên thuận tiện thì tổ chức trưng bày tượng Ngọc Phật cho mọi người chiêm bái, cung kính, đảnh lễ học hỏi và thực hành theo gương sáng của Đức Phật là tốt, là thiện pháp, nhưng những ai nói về Hào Quang và Mạn Đà La xung quanh Ngọc Phật thì phải cân nhắc, theo chánh ngữ, không được giả dối khiến mọi người xôn xao, nghi ngờ, làm giảm đi tính chất tốt đẹp của công việc này và lạc dẫn mọi người vào mê tín dị đoan, có thì nói có, không có thì bảo là không, không nên vọng ngữ nói không thành có vì danh lợi, tham cầu,…Làm như thế là tạo ra tỳ vết trong Ngọc Phật, vốn trong sáng, đẹp đẽ và hoàn hảo, Tôi xin kết thúc bài viết này với 2 bài thơ :

Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không.
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì ?

Đạo Hạnh thiền sư  (1072-1127)

Và :

Các pháp đều như huyễn
Xa lìa nơi tâm thức.
Trí chẳng thấy có không
Mà khởi tâm đại bi.

 

Thích Đồng Trí

(phapluanonline.com)