Những nét tương đồng giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc

 

Nước Việt Nam khởi thủy từ các Vua Hùng đã xây dựng nên nhà nước Văn Lang độc lập, tự chủ. Trải qua 18 đời, các Vua Hùng đã tập hợp toàn dân thành khối đoàn kết, thống nhất, cùng nhau dựng nước và giữ nước. Nằm cạnh nước Trung Hoa to lớn,Việt Nam  chiến công vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã mở đầu kỷ nguyên  độc lập của đất nước ta. Ngô Quyền mất, đất nước loạn lạc vì sự cát cứ của “Mười hai sứ quân”. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước sau khi dẹp yên nội lọan. Vua Đinh chọn Hoa Lư làm kinh đô, song Hoa Lư chỉ có thế chống giặc mà không có thế phát triển. Đinh Tiên Hoàng băng hà, đất nước lại đứng trước nạn giặc ngoại xâm của nhà Tống. Thời đại triều Tiền Lê sớm suy tàn đã tạo thế và thời cơ để người con dân áo vải, sống nương tựa cửa Phật từ bi Lý Công Uẩn với sự trợ giúp của nhà Sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế. Từ sự cố vấn của Sư Vạn Hạnh, Lý Thái Tổ đã ra Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở đầu cho giai đoạn mới của dân tộc Việt Nam. chúng ta luôn ở trong tằm ngắm của thế lực phương Bắc. Sau thất bại của An Dương Vương, nước ta bị mất chủ quyền, dân ta nô lệ phương Bắc kéo dài đến một ngàn năm. Trong suốt ngàn năm nô lệ đó, dân tộc ta không ngừng nổi dậy, đấu tranh với các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục ….Triều đình phong kiến phương Bắc tìm mọi thủ đoạn để dân tộc ta quên đi nguồn gốc và văn hóa dân tộc. Tập tục, lề thói, nếp sống, suy nghĩ của nhân dân ta bị buộc phải rập khuôn theo giai cấp cai trị. Do đó, sau

Dời kinh đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã tạo thế và lực cho nước ta phát triển về kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội …Quốc phòng ổn định, an ninh giữ vững, kinh tế phát triển chỉ có ý nghĩa trọn vẹn khi đời sống văn hóa mang tính dân tộc cũng được nâng cao. Độc lập về quốc phòng đồng thời phải độc lập về văn hóa. Vua Lý Thái Tổ đã áp dụng giáo lý và văn hóa  Phật giáo để củng cố và  phát triển văn hóa Việt Nam,  tạo nên nền văn hóa Đại Việt độc lập với văn hóa phương Bắc, nuôi dưỡng tinh thần tự chủ, độc lập, tự cường, tự do của dân tộc.

Từ ngày đất nước độc lập sau 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc Việt chúng ta có cơ hội để xây dựng nền văn hóa dân tộc. Không phải  ngẩu nhiên mà Phật giáo lại có vai trò hết sức độc đáo trong việc xây dụng nền văn hóa Việt Nam. Những tư tưởng từ bi, bác ái, hỷ xả , nhân quả của Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào đời sống tinh thần của người Việt vì nó phù hợp với những giá trị truyền thống tốt đẹp từ ngày đầu lập quốc thời của  đại Hùng Vương như đoàn kết, tương thân, tương ái, yêu thương con người. Có thể nói văn hóa Phật giáo có rất nhiều điểm giao thoa với văn hóa dân tộc,vì thế  khi Vua Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long vào năm 1010, đất nước ta đã sớm hình thành giai đoạn phát triển  mãnh liệt về bản sắc văn hóa Việt Nam.

Chúng ta có thể dễ dàng dẫn chứng những điểm tương đồng của văn hóa  Phật giáo với văn hóa mang đậm tính chất dân tộc Việt.

1-Trước hết, chúng ta xem xét khái quát về văn hóa :

- Văn hóa là tổng thể các giá trị đặc trưng được hình thành, tồn tại  và phát triển suốt quá trình lâu dài của đất nước, giá trị đặc trưng ấy mang tính bền vững, trường tồn. Văn hóa bao gồm giá trị vật chất và tinh thần do lao động của con người làm ra và phục vụ lại cho chính con người.

- Văn hóa là nếp sống, suy nghĩ, ngôn ngữ, cách ứng xử của con người đối với con người, con người với môi trường, con người với tổ tiên, tiền nhân ….Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng. Chính bản sắc riêng làm  nên dân tộc đó. Không thể có dân tộc Việt nếu người Việt sống, suy nghĩ, ăn nói giống y như người Trung Hoa hay người Pháp, người Mỹ. Một người Việt có phong cách sống, cách suy nghĩ, cách đối xử với cha mẹ theo cách một người Mỹ thì người ta gọi đó là người mất gốc. Mất văn hóa là mất gốc. Vì vậy, để hình thành một dân tộc độc lập thì đất nước đó phải xây dựng cho bằng được một nền văn hóa mang đặc thù của dân tộc mình.

2-Một ngàn năm Bắc thuộc cũng là 1000 năm dân tộc ta bị nô lệ về văn hóa phương Bác :

- Trong  1000 năm nô lệ phong kiến Phương bắc, nhân dân ta  bị thế lực triều đình phong kiến phương Bắc cai trị, nô dịch về tư tưởng. Những giá trị tinh thần của dân tộc Việt bị bài trừ, thay vào đó là văn hóa của người Trung Hoa với giáo lý Khổng , Mạnh. Tư tưởng phong kiến “Trung quân, ái quốc” mù quáng, “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, “Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”; “Tam cang, ngũ thường” trói buộc người phụ nữ mất quyền tự do”;“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đề cao vai trò người con trai và đàn ông , xem thường vai trò người con gái và phụ nữ ….

-Tinh thần cộng đồng, dân chủ hương xã, lễ hội đình làng bị phủ nhận, bị cản trở, thay vào đó là tư tưởng “Vua là con trời, vua thay trời hành đạo. Vua cho sống thì sống, vua bảo chết thì phải chết” làm cho người dân trở nên yếu hèn, nhu nhược, khiếp sợ trước quan lại, triều đình….

-Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa cộng đồng người Việt bị cản trở. Bọn cai trị chia người Việt thành nhiều hạng người :  quan lại, dân thường, hạng cùng đinh …. tạo sự chia rẻ giữa những người đồng bào từ một bọc sinh ra.

-Tinh thần yêu nước bị đàn áp, người dân Việt phải sống nô lệ, không được thể hiện lòng căm thù quân giặc, phải chấp nhận của sống hèn mọn.

Đất nước được độc lập, nhân dân được tự do thì tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc cần phải được khơi dậy để mọi người dân đều có thể góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3-Đất nước độc lập, Vua Lý Thái Tổ nhận thức đất nước ta cần phải xây dựng nền văn hóa mang bản sắc  văn hóa Đại Việt :

- Vua Lý Thái Tổ xuất thân từ nhà chùa, có quá trình tìm hiểu sâu sắc tư tưởng, giáo lý nhà Phật : Lý Công Uẩn mồ côi cha me, sống nương nhờ cửa Phật. Sớm được tiếp thu chân lý nhiệm mầu của đức từ phụ Thích ca Mâu Ni, giác ngộ chơn lý, lại được minh sư Vạn Hạnh dìu dắt, hướng dẫn, Ngài đã thấy con đuờng giải thoát,  song  giác ngộ cao nhất là đem ánh sáng đạo pháp đi vào cuộc sống, giúp quần chúng nhân dân thoát khỏi đói nghèo, sự trói buộc tư tưởng, nô lệ con người. Khi lên ngôi, Vua Lý Thái Tổ một mặt chấn hưng kinh tế, động viên nhân dân lao động sản xuất làm gia tăng của cải, mở rộng ruộng điền, đất đai, khai hoang lập ấp, mở rộng giao thương. Mặt khác, Ngài ra sức cồ súy phát triển đạo Phật, xây chùa, đúc tượng, in ấn kinh sách, khuyến khích người trẻ tuổi xuất gia tu hành. Phật giáo dưới thới Ngài có thể nói là quốc giáo.

-Việc xem trọng tín ngưỡng Phật giáo không phải là một việc làm đền ơn, trả nghĩa của Ngài mà vì là cái thấy sâu sắc của Ngài. Ngài thấy rằng, để xây dựng một nền văn hóa dân tộc độc lập với văn hóa phương Bắc, giữ vững chủ quyền một cách thực sự phải có nền văn hóa phù hợp với dân tộc Việt . Ngài đã tìm thấy những nét tương đồng, phù hợp với nhau giữa tâm tư, tư tưởng người Việt và tư tưởng Phật giáo.

4- Những nét tương đồng giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc vì  Tư tưởng Phật giáo phù hợp với tư tưởng người Việt :

a-Đạo Phật lấy từ bi làm gốc, lòng yêu thương bao trùm cả muôn loài. Dân tộc ta đề cao tình yêu thương đồng loại. Dân tộc Việt Nam có truyền thống giàu lòng yêu thương nhau, giúp đỡ nhau :

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác gống nhưng chung một giàn “ (Ca dao)

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ  (Tục ngữ)

Do đó, đưa đạo pháp về lòng từ bi của Phật giáo dạy cho mọi người cách ăn ở với nhau thì vô cùng phù hợp.

b-Đạo Phật dạy chúng sinh quý trọng sinh mạng con người và mọi loài vật, khuyên mọi người không sát sanh, không gây đau thương chết chóc hận thù. Dân tộc Việt Nam luôn yêu quý hòa bình, ghét chiến tranh, sẳn sàng làm bạn bè với mọi người . Dân tộc ta luôn quý mến mọi người xung quanh :

“ Bán anh em xa mua láng giềng gần” (Tục ngữ)

Đã làm cho ánh sáng hòa bình của Đạo Phật gần gũi với người Việt chúng ta vô cùng.

c-Đạo phật dạy con người cần phải bố thí. Văn hóa dân tộc ta khuyên mọi người : Miếng khi đói bằng một gói khi no” (Tục ngữ.) ; “Xởi lởi trời gởi của cho”.

d- Đạo phật khuyên con người sống hợp đạo lý vì “Gieo nhân nào, đặt quả nấy”.. Văn hóa dân tộc Việt Nam thì nôm na “ Ở hiền gặp lành- Gieo gió  gặt bão”.

e- Đạo Phật cho con người có cái nhìn tự do, giải thóat, không bị ràng buộc bởi định kiến, nô dịch tư tưởng con người. Đạo Phật với thuyết “nhân quả”, duyên khởi cho rằng mọi sự vật đều có nguyên nhân của nó, mỗi người tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình, tạo nghiệp lành được quả lành; tạo nghiệp ác bị quả dữ. Con người không phải do một thế lực siêu nhiên định đọat, không phải là do  “thiên định”. Văn hóa Trung Hoa với học thuyết của Khổng Tử đã trói buộc con người và thuyết “Thiên mệnh”, mỗi người có một số. Trời cho làm vua thì được làm vua, Trời bắt làm dân cùng đinh thì phải làm người cùng đinh:

“ Con Vua thì được làm vua,

Con sải ở chùa thì quét lá đa”

(Ca dao)

Chống lại tư tưởng “Thiên mệnh”, đạo Phật giúp  con người giải thoát sự u minh, biết nhận chân giá trị con người. Từ nhận thức đó, Sư Vạn Hạnh đã mạnh dạn dìu dắt, giúp đỡ cho Lý Công Uẩn không phải mãi mãi ở chùa quét lá đa mà trở thành một minh quân  khai sáng ra triều đại nhà Lý với những chiến tích anh hùng mang tên Đại Việt.

g-Cách sống theo giáo lý nhà Phật phù hợp với cách sống của người Việt :

-Lối sống con người Việt Nam là lối sống hòa mình với làng giềng, thôn xóm, gần gũi, thương yêu giúp đỡ mọi người rất phù hợp với lối sống từ bi bác ai của nhà Phật.

-Lối sống con người Việt Nam giản dị, chân tình, lối sống theo giáo lý nhà Phật là thanh tịnh, thanh đạm.

-Lối sống con người Việt Nam hòa hợp với thiên nhiên như đồng lúa, cánh rừng, lũy tre. Đạo Phật dạy con người yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

5-Tư tưởng Phật giáo làm vững chắc hơn nền tảng văn hóa Việt Nam :

-Khi  tư tưởng Phật giáo được phổ biến trong đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam, người dân Việt Nam đã hấp thụ được một cuộc sống đầy nhân văn, tôn trọng gíá trị con người.

-Tư tưởng Phật giáo đã từng bước tạo nên một thế vượt trội hơn  Khổng giáo, Lão giáo . Những tư tưởng “Trung quân ái quốc”, “ trọng nam khinh nữ”, “tu thân , tề gia, trị quốc , bình thiên hạ”của Khổng giáo đã dần dần bị phai nhạt bởi tư tưởng “Từ bi, hỉ xả” , “giải thóat”, “nghiệp báo”….Dân tộc Việt Nam đã đòan kết, thương yêu nhau, gắn bó với nhau, bảo bọc lẫn nhau :

Máu chảy ruột mềm

Môi hở răng lạnh

Một con ngựa đau cả tàu bò cỏ

(Tục ngữ)

Đã minh chứng cho tinh thần yêu thương đồng bào của dân tộc Việt.

6-Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài trong đời sống văn hóa người Việt :

Từ khi Vua Lý Thái Tổ lên ngôi và áp dụng chính sách phát triển đạo Phật, tư tưởng Phật giáo đã ăn sâu vào đời sống tinh thần người Việt, tạo điều kiện cho một xã hội “vua tôi trên dưới một lòng” cùng nhau xây đựng Tổ quốc hòa bình, thịnh vượng. Chùa chiền phát triển, xây dựng khắp nơi. Tăng sư ngày càng đông. Triều đình thì lập ra Quốc sư để cố vấn cho nhà vua những kế sách giúp dân, giúp nước đồng thời quản lý tăng chúng . Phật giáo trở thành quốc giáo, tạo điều kiện cho đất nước Đại Việt phát triển một cách toàn diện, bền vững, trở thành một quốc gia hùng mạnh trong thoi đại bấy giờ.

Phát triển  tư tưởng  và văn hóa Phật giáo để củng cố và phát triển nền văn hóa dân tộc  là một chủ trương hòan toàn đúng đắn của Vua Lý Thái Tổ. Áp dụng chính sách này, Vua Lý Thái Tổ đã  tạo đà phát triển cho dân tộc, tạo nên nước Đại Việt hùng cường, mở rộng bờ cõi, tạo nên nền tảng vững chắc cho nước ta trong quá trình dựng nước và giữ nước, đấu tranh bảo vệ vẹn tòan lãnh thổ, giành thắng lợi với những chiến công lẫy lừng của Lý Thường Kiệt “Phá Tống bình Chiêm”, của Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Nguyên Mông , của Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi với Bình Ngô đại cáo” …

Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chúng ta nhìn lại và thấy rõ tầm nhìn chiến lược sâu  sắc của Vua Lý Thái Tổ. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đầu thế kỷ thứ XI  đã tạo nên một nuớc Đại Việt hùng cường. Nước ta mạnh , hùng cường vì dân ta có một bản sắc văn hóa độc lập, sáng tạo và  phù hợp với quy luật tự nhiên của cuộc sống. Tư tưởng Phật giáo không buộc mọi ngừơi tin tưởng mù quáng vào một đấng thần linh tối cao. Phật giáo giúp con người tự tin, tự khẳng định mình.

Ngày nay, đạo Phật dược  duy trì và ngày càng phát triển. Người dân ngày càng gần gũi, tiếp xúc và tu học theo Phật giáo. Nếu Phật giáo phổ biến sâu rộng hơn, các nhà tu hành chân chính nhiều hơn, các chùa phục vụ xã hội nhiều hơn, chắc chắn sẽ mang lại cho đất nước ta thanh bình, đoàn kết, giàu mạnh và văn minh.

 

Mùa An Cư Kiết Hạ, Phật lịch 2554

 

Thượng Tọa Thích Đạt Đạo
Phó Viện trưởng Học viện Phật  giáo Việt Nam

http://www.lien-hoa.net/