Mùa đông quê người


alt


  

Vào cuôí thu thì bao nhiêu lá phong đã rụng rơi gần hết, trơ lại cành khô như những ngón tay xương xẩu muốn cào lên nền trời bắt đầu trở xám. Gió thổi đẩy những chiếc lá úa chạy loăng quăng, đùa giỡn, đuôỉ bắt nhau một cách nghịch ngợm trên đám cỏ trước sân nhà. Hơi lạnh cũng bắt đâù len vào trong áo, gây gây, xuýt xoa. Và môĩ sáng thở ra đã bắt đầu thấy khói hơi thở quấn quýt trên môi như khói thuốc. 

Khoảng tháng mười một thì trở lạnh. Có thể đối với dân bản xứ thì trời vẫn còn đẹp lắm, và còn ấm áp, nhưng đôí vơí dân Việt tị nạn thì đã bắt đâù thâý cóng ngừơi rôì. Những chiếc áo lạnh đi xin từ các nhà haỏ tâm từ mùa hè được soạn ra, đem phơi cho hết mùi ẩm. Trong lúc những dân bản xứ còn đang mặc những chiếc aó len mỏng nhẹ thì dân Việt đã choàng áo khoác dày, từ từ làm quen vơí thơì tiết mới. 

Ngày càng lúc càng ngắn đi. Mới khoảng bốn giờ chiều, trời đã tối mịt, mà buôỉ sáng, lúc dậy sưả soạn đi làm, trời cũng chưa hé sáng.

Vào một buôỉ sáng nào đó, lúc ánh sáng ban mai vưà chiếu nhạt nhòa ngòai khung cưả sổ thì mọi ngươì đêù ngẩn ngơ nhìn. Đẹp! Cả một vùng trắng xóa như mặt đất vưà được Thượng Đế khoác cho chiếc chăn trắng mịn màng. Và hoa tuyết rơi, nhẹ nhàng, êm ái đọng trên hàng hiên bằng gỗ trước sân nhà. Tuyết làm thay đôỉ cảnh trí của một vùng từ một khu ngoại ô nghèo, sân cỏ mọc tự nhiên không có bàn tay chăm sóc, trở thành diễm lệ, sang trọng như một bà hoàng choàng aó lông cừu. Tuyết làm cho mùi cà phê buổi sáng bỗng đậm đà hơn, ngào ngạt hơn, làm cho miếng bánh mì quẹt bơ cũng thơm tho, ngon lành hơn. Người ta ăn chậm rãi hơn, cảm nhận được cái êm đềm dù là caí êm đềm của đời sống một kẻ tha phương “ngày ngày lái xe như thằng phải gió, đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan“ (Cao Tần) . 

Và họ bắt đầu gọi nhau ơi ơí trong điện thoại: “Ê , dậy đi ra mà coi tuyết. Tuyết rơi hồi tối qua, đẹp lắm“. Hình ảnh ngày lễ Giáng Sinh trên các phim ảnh bỗng trở nên quen thuộc quá, nó nằm ngay trước mắt họ, sống động, lộng lâỹ . Họ ngây ngất. 

Nôĩ ngây ngất ấy chỉ kéo dài khoảng mươì lăm phút thôi khi nhận ra là họ còn phải đi làm. Vào những năm tháng đâù của cuộc đời lưu vong, chưa ai dám mong có một công việc dành cho giai cấp trung lưu, nói chi đến thượng lưu. Không cần biết quá khứ của họ thuộc vào giai cấp nào, họ chỉ cầu mong có một công việc làm để sống còn mà không phảI nhờ vã đến cộng đồng địa phương . Đã có biết bao người vưà chùi cầu tiêu vừa trào nước mắt. Có người nuốt nước miếng ngậm căm hờn trước gương mặt kênh kiệu của một kẻ thiêú giáo dục mà nhiều thành kiến. Có người mặc áo mưa dù trời không mưa, mang giày cao cổ, đi giữa những đám phân gà, và giữa đám gà tây ngu ngốc ngưả mặt chờ lúc được làm một vật trang hòang cho bữa tiệc Tạ Ơn. Đứng giữa một nơi độc đáo như thế thì dù tuyết có là bà hoàng đi nưã thì cũng phải chờ cho đến lúc nuốt hết ngậm ngùi, về đến nhà, tắm rửa sạch sẽ đã mới ngồi ngắm được. Nhưng lúc ấy, màn đêm đã laị buông xuống rôì. Thôi, hãy chờ tới ngày mai vậy. 

Cứ môĩ sáng qua đi thì tuyết lại đóng dày thêm một chút, gió lạnh hơn một chút. Không còn ai ngắm tuyết nưã. Nỗi lo ngay ngáy là buôỉ sáng khi ra mở máy xe, mong xe không nằm ngủ vùi như mình tối hôm trước, và tuyết đêm trước không rơi nhiều quá, ngập cả đường đi không thể lái xe ra cổng được. Lại phải vào nhà sau, khiêng caí xuổng xúc tuyết nặng chình chịch ra mà xúc, mà cào cho có đường lái xe đi. Tuyết rơi nhiều cũng khổ, mà tuyết ngừng rơi để cho nắng lên cũng khổ. Những lúc nắng lên, tuyết tan thành nước, rôì hơi lạnh làm đông nước thành băng, đi bộ thì dễ trượt té, mà lái xe thì lòng hôì hộp không biết lúc nào thì xe mình tà tà băng qua bên kia đường đón xe ngược chiều cụng đâù chơi . 

May mắn thì ngay vào giữa đông, đột nhiên có một ngày trơì bỗng nhiên nắng ấm hơn mọi ngày. Các cành cây khẳng khiu hôm trước vừa được bọc một lớp tuyết dày, đóng thành băng. Có nắng vào, những tảng băng bóc ra khỏi cành nhưng chưa đủ ấm để tan, nằm lửng lơ đẹp như những chiếc phong linh bằng thủy tinh, trong suốt, long lanh phản chiếu ánh nắng mặt trời. Nhưng mà hãy khôn, đừng có đứng ngay dưới chúng mà ngắm nhé. 

Càng vào cuôí năm thì tâm hồn những ngườI tha hương càng chùng xuống. Đất trời ủ rủ làm cho người ta nhìn về đâu cũng thấy tang thương. Nhạc Giáng Sinh vang vang ở khắp nơi như thúc dục mọi người hãy về vơí gia đình, với quê nhà. Gia đình thì kẻ còn, người mất, còn quê nhà thì ở tít mù xa không có đường về. Lòng ngườI tha hương lạc lõng, bơ vơ. Nỗi nhớ nhà gặm nhắm hàng đêm, quặn thắt, đau đớn, nôĩ đau đớn không phải chỉ trong trí tưởng mà ngay trong thịt da. Nơi xa xôi ở địa đầu nước Mỹ không có nhiều ngườI Việt. Để xoa diụ nôĩ đau, nỗi nhớ, đám dân Việt lưu vong tìm đến với nhau hằng tuần, dù cách xa cả mấy tiếng lái xe. Tìm về vớI nhau để được nói tiếng Việt, được ăn những món Việt chế biến dùng nguyên liệu địa phương. Cho dù những thức ăn ấy không có đủ muì vị nguyên thủy, nhưng chan chứa tình quê hương. Ăn cho ấm lòng.

Không những người Việt tìm về với nhau  họ còn góp công làm một buôỉ họp mặt có ăn uống, có văn nghệ ngay tại thủ đô xứ Vạn Hồ. Nghe được tin, mọi cặp mắt bỗng sáng ngời, lòng nôn nao như bé thơ chờ Mẹ đi chợ về. Mỗi sáng đi làm bỗng nhiên thâý đơì tươi hơn, dễ chấp nhận hơn, dễ tha thứ hơn. Bỏ qua hết, miễn là đến ngày Tết Việt Nam mình sẽ được gặp những ngươì đồng hương đến từ muôn hướng. Dù tuyết rơi ngập đường, dù gió lạnh ở độ âm, những ngườI Việt lái xe từ những vùng xa xôi, những tiêủ bang lân cận cùng hướng về Twin City như đang làm một cuộc hành hương. Những chiếc áo dài tưởng đã thành tàn y lại được đem ra uỉ cho thẳng, được nâng niu ướm lên người. Những ngươì đàn bà nhìn vào trong kính thâý mình bỗng nhiên già trước tuôỉ . Những chiếc áo nhẹ tênh, mỏng manh một thuở Sàigòn đứng lạc lõng giữa mùa đông xứ tuyết.

Hội trường đông nghịt ngươì. Gặp nhau ở đây thì không quen cũng thành quen, bởi vì có biết bao nhiêu điêù cần tâm sự phải trút ra thôi. Mà ngườI nghe cũng hớn hở vì biết đâu trong những câu chuyện tầm phào, họ tìm ra được người thân đâu đó trên xứ ngươì. Hàng trăm cái miệng cùng nói. Cả hội trường như một cái hộp khuếch đại âm thanh, rộn ràng như sóng vỗ. Bao tháng trường phải ngọng nghịu nói tiếng người, bây giờ caí lươĩ mới được thoải maí lên bỗng xuống trầm theo nhịp điệu thân quen, nó múa may không ngừng, quên cả nhiệm vụ chính của nó là ăn uống.  

Ngươì điều khiển chương trình khi muốn bắt đầu buổi lễ đã phải rất khó khăn mới làm cho làn sóng âm thanh từ hàng trăm caí miệng âý giảm tốc độ. Nhưng lúc quốc ca đuợc cất lên thì không cần ai nói, mọi ngươì bỗng im phăng phắc. Baì hát mà chỉ mới mấy tháng trước đó được nghe khắp nơi, rôì bị bịt câm trong những ngày miệt maì lao động, tự nhiên có một linh hồn riêng, có một khả năng riêng làm cho ngươì ta chảy nước mắt sùi sụt không cần dâú giếm. Người ta khóc lúc này cũng đau đớn như lúc trên tàu chứng kiến lá cờ quốc gia mình bị hạ xuống để được thay thế bằng một lá cờ cuả một nước không quen. Một biêủ hiệu của sự cắt đứt đường về, của tình trạng một đi không trở lại.   

Và người ta hát bài “Ly Rượu Mừng”. Người ta mừng anh nông phu bây giờ mất hết ruộng vườn, đang đứng tần ngần giữa đồng bắp ngút ngàn, đồng lúa mì trỗ hoa, của người khác. Người ta mừng cho những nghệ sĩ đang dẹp bút, cọ, sang một bên để cầm búa, cầm bay cạy những ống thép han rỉ. Mừng cho chiến sĩ đã thả súng xuống lòng biển sâu, không còn phải lội suối trèo non, chỉ còn chiến đâú với nôĩ sầu xa xứ. Mọi người đêù hát, với tất cả nhiệt thành. 

Bao năm đã trôi qua kể từ ngày ấy. Đời sống đã thăng trầm trôi nôỉ, đã gặp gỡ, chia xa, đã héo tàn, hy vọng, đã sôi nôỉ, lắng chìm, nhưng trong lòng vẫn nhớ hoaì lời ngâm trào nước mắt của “ Hồ Trường “ vào một tối cuôí đông nơi đất lạ. Môĩ một chữ, một lời như dao đâm suốt qua trái tim còn ấm máu quê nhà, gợi lên nôĩ bơ vơ của một người tị nạn không biết rót tương lai vô định cuả mình về phương trời nào cho nguôi nôĩ nhớ quê hương .
 

Đặng Lệ Khánh 

 

Source: art2all.net