Kinh tăng nhất A-hàm, Một pháp, phẩm 3-14

MỘT PHÁP

2. PHẨM THẬP NIỆM [1]

KINH SỐ 1

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Phật. [2] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, dloại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 2

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Pháp. [3] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 3

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Chúng. [4] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả [553a1] Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 4

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Giới. [5] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Thí. [6] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 6

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Thiên. [7] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy [553b1] quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm hưu tức. [8] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 8

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm an-ban. [9] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9

Tôi nghe như vầy:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm thân vô thường. [10] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 10

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm sự chết. [11] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy [553c1] giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệ tóm tắt

Niệm Phật, Pháp, Thánh chúng,

Niệm giới, thí và thiên,

Niệm hưu tức, an-ban,

Niệm thân, chết cuối cùng. [12] 

3. PHẨM QUẢNG DIỄN

KINH SỐ 1

 [554a07] Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Phật.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm Phật, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. [13] Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, chuyên tinh niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác. Quán hình của Như Lai, mắt không hề rời. trong khi mắt không rời, niệm tưởng công đức Như Lai.

“Thể của Như Lai được thành tựu từ kim cương, đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy, dõng mãnh giữa đại chúng. Gương mặt của Như Lai đoan chánh vô song, nhìn không chán mắt. Giới đức thành tựu giống như kim cương không thể phá hoại, trong sạch không tỳ vết cũng như lưu ly. Tam-muội của Như Lai chưa từng sút giảm, đã tĩnh chỉ, vĩnh viễn tịch tĩnh, không có niệm khác. Các thứ tình kiêu mạn, ngang bướng đã vắng im, [14] ý tham dục, tưởng sân hận, tâm ngu hoặc, mạn kết [15] do dự, tất đều tận trừ. Huệ thân của Như Lai, trí không bờ đáy, không bị chướng ngại. [554b01] Thân Như Lai, được thành tựu từ giải thoát, các cõi [16] đã hết, không còn sinh phần để nói ‘Ta sẽ đọa nơi sinh tử.’ Thân Như Lai được vượt qua thành trì của tri kiến, biết căn cơ người khác đáng được độ hay không đáng được độ, chết đây sinh kia, xoay vần qua lại trong ngằn mé sinh tử, có người giải thoát, người không giải thoát; Như Lai thảy đều biết tất cả.

“Đó là tu hành niệm Phật, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Phật, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 2

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm Pháp.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm Pháp, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm Pháp, trừ các dục ái, không còn trần lao, tâm khát ái vĩnh viễn không nổi lên nữa.

“Phàm Chánh pháp là ở nơi dục mà đạt đến vô dục, lìa các kết phược và các bệnh của triền cái. Pháp này giống như mùi các loại hương, không có tỳ vết của niệm loạn tưởng

“Đó gọi là Tỳ-kheo tu hành niệm Pháp, liền có [554c01] danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Pháp, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 3

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Là niệm Tăng.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm Tăng, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm Tăng. Thánh chúng của Như Lai thành tựu từ nghiệp lành, chất trực, thuận nghĩa, không có nghiệp tà, trên dưới hòa mục, pháp pháp thành tựu. [17] Thánh chúng của Như Lai thành tựu giới, thành tựu tam-muội, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu tri kiến giải thoát. Thánh chúng ấy gồm có bốn đôi, tám hạng. Đó là Thánh chúng của Như Lai, xứng đáng được tùy thuận cung kính, thừa sự, lễ bái. Sở dĩ vậy là vì đó là ruộng phước của thế gian. Ở trong Chúng này đều cùng là pháp khí, cũng vì tự độ lại độ người khác đến đạo ba thừa. Nghiệp như vậy gọi là Thánh chúng.

“Đó là nói, này các Tỳ-kheo, nếu ai niệm Tăng, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, [555a01] được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Tăng, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 4

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm Giới.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm Giới, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm Giới. Giới có nghĩa là dừng các điều ác. Giới khiến thành tựu đạo, khiến người hoan hỷ. Giới là anh lạc đeo thân, hiện những vẻ đẹp.

“Phàm cấm giới, giống như bình cát tường, [18] mọi sở nguyện liền đạt được. Mọi pháp đạo phẩm đều do giới mà thành tựu.

“Như vậy, Tỳ-kheo thực hành cấm giới sẽ thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Giới, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. [555b01] Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm Thí.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm Thí, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo, nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm Thí. Những gì tôi bố thí hôm nay, là tối thượng trong các sự thí, vĩnh viễn không có tâm hối hận, không mong đền đáp để mong được thiện lợi. Nếu người nào mắng tôi, tôi quyết không mắng trả. Dù người hại tôi, dùng tay đánh, dao gậy đập, gạch đá ném, tôi cũng sẽ khởi lòng từ, không nổi sân hận. Những gì tôi bố thí, ý muốn cho sẽ không dứt tuyệt.

“Đó gọi là, này Tỳ-kheo, đại thí, sẽ thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Thí, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 6

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, thì liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì [555c01] là một pháp? Là niệm Thiên.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm Thiên, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm Thiên.

“Thân, miệng, ý trong sạch, không tạo hành vi ô uế; thực hành giới thành tựu thân. Thân phóng ánh sáng tỏa khắp mọi nơi, thành tựu thân trời kia. Quả báo lành thành tựu thân trời kia. Các hành đầy đủ mới thành thân trời.

“Như vậy, các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm Thiên, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Thiên, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm hưu tức.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm hưu tức, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo [556a01] nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm tịch tĩnh [19]. Tịch tĩnh là tâm ý tưởng lắng đọng, chí tánh an nhàn, mà không nóng nảy; tâm hằng chuyên nhất, thích nơi vắng vẻ, thường tìm phương tiện nhập định tam-muội, thường niệm tưởng không ham tranh thắng, dành chỗ trước trên.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm tịch tĩnh, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm tịch tĩnh, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Sau khi các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 8

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm an-ban.” [20]

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm an-ban, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân kiết già, buộc niệm ở trước, không có [556b01] tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm an-ban. Nói an-ban, tức là khi hơi thở dài, hãy quán biết hơi thở ta hiện đang dài; nếu hơi thở lại ngắn, hãy quán biết hơi thở ta hiện đang ngắn; nếu hơi thở rất lạnh, hãy quán biết hơi thở ta hiện đang lạnh; nếu hơi thở lại nóng, hãy quán biết hơi thở ta hiện đang nóng. Quán khắp thân thể từ đầu đến chân, tất cả đều nên quán biết. Nếu hơi thở lại có dài ngắn, cũng hãy quán hơi thở có dài ngắn. Dụng tâm đặt nơi toàn thân, [21] biết hơi thở dài ngắn, tất cả đều biết rõ, cho đến khi hơi thở ra vào được phân biệt rõ ràng. Nếu tâm đặt nơi thân, biết hơi thở dài ngắn, cũng lại biết rõ, đếm hơi thở dài ngắn cũng phân biệt rõ ràng.

“Như vậy, các Ty-kheo, đó gọi là niệm an-ban, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm an, ban, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm thân.”

Phật bảo các Tỳ-kheo: 

“Thế nào là tu hành niệm thân, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, [556c01] chuyên tinh niệm thân. Niệm thân là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, mật, gan, phổi, tim, lá lách, thận, ruột già, ruột non, bạch chức [22], bàng quang, phẩn, tiểu, dạ dày [23], thương đãng, [24] dịch vị, [25] nước mắt, đờm dãi, mủ, máu, mỡ, nước miếng, đầu lâu, não. [26] Cái nào là thân? Đó là đại chủng đất? Đó là đại chủng nước? Đó là đại chủng lửa? Đó là đại chủng gió? Được tạo ra bởi giống của cha, giống của mẹ chăng? Nó từ đâu đến? Do ai tạo ra? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm, chết ở đây sẽ sinh về nơi nào?

“Như vậy, các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm thân, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm thân, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 10

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm sự chết.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm sự chết, thì liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm sự chết. Chết là mất ở đây, sinh bên kia; qua lại các đường, sinh mạng trôi đi không dừng, các căn tan hoại, như khúc gỗ mục nát; mạng căn đoạn tuyệt, giòng họ [557a01] chia lìa, không hình không tiếng, cũng không tướng mạo.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm sự chết, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm sự chết, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

 Kệ tóm tắt

Phật, Pháp, cùng Thánh chúng,

Cuối cùng là niệm chết;

Dù cùng trên đồng tên,

Nhưng nghĩa chúng mỗi khác. [27]

4. PHẨM ĐỆ TỬ [28]

KINH SỐ 1

 [557a17] Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, người có lòng nhân rộng rãi, hiểu biết rộng, hay khéo khuyến hóa, nuôi dưỡng Thánh chúng không mất oai nghi, đó là Tỳ-kheo A-nhã-câu-lân. [29] Nhận pháp vị đầu tiên, tư duy về tứ đế cũng là Tỳ-kheo A-nhã-câu-lân.

“Hay khéo khuyên bảo, hướng dẫn tạo phước và độ mọi người, chính là Tỳ-kheo Ưu-đà-di. [30]

“Trong hàng chóng thành tựu thần thông, nửa chừng không thối chuyển, đó chính là Tỳ-kheo Ma-ha-nam. [31]

“Thường bay giữa hư không, chân không đạp đất, chính là Tỳ-kheo Thiện Trửu. [32]

“Gặp dịp thì giáo hóa, ý không cầu vinh, đó chính là Tỳ-kheo Bà-phá. [33]

“Sống vui trên trời, không ở trong loài người, chính là Tỳ-kheo Ngưu Tích. [34] “Hằng quán tưởng bất tịnh ghê tởm, đó chính là Tỳ-kheo Thiện Thắng. [35]

“Nuôi dưỡng Thánh chúng, tứ sự cúng dường, chính là Tỳ-kheo Ưu-lưu-tỳ Ca-diếp. [36]

“Tâm ý lặng lẽ, hàng phục các kết, chính là Tỳ-kheo Giang Ca-diếp. [37]

“Quán rõ các pháp, không bị đắm trước, chính là Tỳ-kheo Tượng Ca-diếp. [38]

 [557b01] Kệ tóm tắt

Câu-lân, Đà-di, Nam,

Thiện Trửu, Bà thứ năm;

Ngưu Tích cùng Thiện Thắng,

Ba anh em Ca-diếp.

KINH SỐ 2

Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, có oai nghi đoan chánh, bước đi khoan thai, chính là Tỳ-kheo Mã Sư. [39]

Trí tuệ không cùng, giải tỏa các nghi, chính là Tỳ-kheo Xá-lợi-phất. [40]

Thần túc nhẹ bay đến tận mười phương, chính là Tỳ-kheo Đại Mục-kiền-liên. [41]

Dõng mãnh tinh tấn, cam chịu khổ hạnh, chính là Tỳ-kheo Nhị Thập Ức Nhĩ. [42]

Thực hành mười hai đầu-đà khó hành, chính là Tỳ-kheo Đại Ca-diếp. [43]

Đệ nhất thiên nhãn, thấy tận cõi mười phương, chính là Tỳ-kheo A-na-luật. [44]

Ngồi thiền nhập định, tâm không tán loạn, chính là Tỳ-kheo Ly-viết. [45]

Thường khuyên mọi người làm gương bố thí, thiết lập trai giảng, [46] chính là Tỳ-kheo Đà-la-bà-ma-la. [47]

Tạo lập phòng ốc, nhà cửa cho Tăng mười phương, chính là Tỳ-kheo Tiểu Đà-la-bà-ma-la [48].

Giòng họ tôn quý xuất gia học đạo, chính là Tỳ-kheo La-tra-bà-la. [49]

Khéo phân biệt nghĩa, phô diễn đạo giáo, chính là Tỳ-kheo Đại Ca-chiên-diên. [50]

Kệ tóm tắt:

Mã Sư, Xá-lợi-phất,

Câu-luật, [51] Nhĩ, Ca-diếp;

A-na-luật, Ly Viết,

Ma-la, Tra, Chiên-diên.

KINH SỐ 3

Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta xứng đáng nhận thẻ, [52] không trái phép cấm, chính là Tỳ-kheo Quân-đầu-bà-mạc. [53]

Hàng phục ngoại đạo, thực hành chánh pháp, chính là Tỳ-kheo Tân-đầu-lô. [54]

Chăm sóc bệnh tật, cung cấp thuốc thang, chính là Tỳ-kheo Sấm. [55] Tứ sự cúng dường, y phục đồ ăn thức uống, cũng là Tỳ-kheo Sấm*.

Hay làm kệ tụng, tán thán đức của Như Lai, chính là Tỳ-kheo Bằng-kỳ-xá. [56] Lời lẽ biện luận rõ ràng trôi chảy, cũng là Tỳ-kheo Bằng-kỳ-xá.

Được bốn biện tài, trả lời khi bị vấn nạn, chính là Tỳ-kheo Ma-ha Câu-hy-la. [57]

Sống nơi vắng vẻ thanh tịnh, không thích gần gũi con người, chính là Tỳ-kheo Kiên Lao. [58]

Khất thực nhẫn nại, không tránh nóng lạnh, chính là Tỳ-kheo Nan-đề. [59]

Tĩnh tọa một nơi, chuyên tâm niệm đạo, chính là Tỳ-kheo Kim-tỳ-la. [60]

Ngồi một lần ăn một bữa, [61] không di chuyển chỗ, chính là Tỳ-kheo Thi-la. [62]

Giữ gìn ba y, không rời khi ăn khi nghỉ, chính là Tỳ-kheo Phù-di. [63] 

Kệ tóm tắt: [557c01]

     Quân-đầu, Tân-đầu-lô,

     Thức, Bằng, Câu-hy-la;

     Kiên Lao, cùng Nan-đề,

     Kim-tỳ, Thí-la, Di.

KINH SỐ 4

Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, tọa thiền dưới ggóc cây, ý không di chuyển, ̣chính là Tỳ-kheo Hồ nghi Ly-viết. [64]

Khổ thân ngồi giữa trời, không tránh nắng mưa, chính là Tỳ-kheo Bà-ta. [65]

Vui một mình nơi vắng vẻ, chuyên tâm tư duy, chính là Tỳ-kheo Đà-tố. [66]

Khoác y năm mảnh [67], không mặc đồ tốt đẹp, chính là Tỳ-kheo Ni-bà. [68]

Thường thích nơi gò mả, không ở nơi gần người, chính là Tỳ-kheo Ưu-đa-la. [69]

Thường ngồi nệm cỏ, ban ngày làm phước độ người, chính là Tỳ-kheo Lô-hê-ninh. [70]

Không nói chuyện với người, nhìn xuống đất mà đi, chính là Tỳ-kheo Ưu-kiềm-ma-ni-giang. [71]

Ngồi dậy, bước đi thường ở trong tam-muội, chính là Tỳ-kheo San-đề. [72]

Thích du hành nước xa, dạy dỗ mọi người, chính là Tỳ-kheo Đàm-ma-lưu-chi.

Ưa họp Thánh chúng, bàn luận pháp vị, chính là Tỳ-kheo Ca-lệ. 

Kệ tóm tắt:

Hồ-nghi, Bà-ta, Ly,

Đà-tô, Bà, Ưu-đa;

Lô-hê, Ưu-ca-ma,

Tức, Đàm-ma-lưu, Lệ.

KINH SỐ 5

Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta có thọ mạng lâu dài, quyết không chết yểu, chính là Tỳ-kheo Bà-câu-la. [73]

Thường thích chỗ nhàn cư, không thích ở giữa đám đông, cũng chính là Tỳ-kheo Bà-câu-la.

Hay nói pháp rộng rãi, phân biệt nghĩa lý, chính là Tỳ-kheo Mãn Nguyện Tử. [74]

Vâng giữ giới luật, không điều trái phạm, chính là Tỳ-kheo Ưu-ba-ly. [75]

Được tín giải thoát, ý không do dự, chính là Tỳ-kheo Bà-ca-lợi. [76]

Thân thể to lớn, đẹp đẽ khác hẳn thế gian, chính là Tỳ-kheo Nan-đà. [77] Các căn tịch tĩnh, tâm không biến dịch, cũng chính là Tỳ-kheo Nan-đà.

Biện tài nhạy bén, giải thông nghi trệ cho người, chính là Tỳ-kheo Bà-đà. [78]

 [558a01] Hay nói rộng nghĩa lý, không có trái nghịch, chính là Tỳ-kheo Tư-ni. [79]

Thích mặc áo tốt, hành vốn thanh tịnh, chính là Tỳ-kheo Thiên Tu-bồ-đề. [80]

Thường thích dạy dỗ những kẻ hậu học, chính là Tỳ-kheo Nan-đà-ca. [81]

Khéo dạy cấm giới cho Tỳ-kheo-ni, chính là Tỳ-kheo Tu-ma-na. [82] 

Kệ tóm tắt:

Bà-câu, Mãn, Ba-ly,

Bà-ca-lợi, Nan-đà,

Đà, Ni, Tu-bồ-đề,

Nan-đà, Tu-ma-na. 

KINH SỐ 6

Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta có công đức tràn đầy, nhu yếu không thiếu, chính là Tỳ-kheo Thi-bà-la. [83]

Đầy đủ các hành pháp đạo phẩm, chính là Tỳ-kheo Ưu-ba-tiên Ca-lan-đà Tử. [84]

Mọi điều nói ra đều vui hòa, không làm thương tổn ý người, chính là Tỳ-kheo Bà-đà-tiên. [85]

Tu tập an-ban, tư duy bất tịnh ghê tởm, chính là Tỳ-kheo Ma-ha Ca-diên-na. [86]

Chấp ngã vô thường, tâm không có tưởng, chính là Tỳ-kheo Ưu-đầu-bàn. [87]

Hay luận bàn về mọi thứ, làm vui tâm thức, chính là Tỳ-kheo Câu-ma-la Ca-diếp. [88]

Mặc áo xấu tệ, mà không gì hổ thẹn, chính là Tỳ-kheo Diện Vương. [89]

Không hủy phạm cấm giới, đọc tụng không lười, chính là Tỳ-kheo La- vân. [90]

Dùng sức thần túc, hay tự ẩn mình, chính là Tỳ-kheo Bàn-đặc [91].

Hay thay hình đổi dạng, tạo mọi thứ biến hóa, chính là Tỳ-kheo Châu-lợi Bàn-đặc. [92]  

Kệ tóm tắt:

Thi-bà, Ưu-ba-tiên,

Bà-đà, Ca-diên-na,

Ưu-đầu, Vương, Ca-diếp,

La-hầu-la, hai Bàn-đặc. 

KINH SỐ 7

Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta thuộc hào tộc phú quý, thiên tánh nhu hòa, chính là Tỳ-kheo Thích Vương. [93]

Khất thực không chán đủ, giáo hóa không cùng, chính là Tỳ-kheo Bà-đề-bà-la. [94]

Khí lực cường thạnh, không gì sợ khó, cũng là Tỳ-kheo Bà-đề-bà-la.

Âm thanh trong suốt vang đến Phạm thiên, chính là Tỳ-kheo La-bà-na-bà-đề. [95]

Thân thể thơm tinh khiết tỏa ra bốn phía, chính là Tỳ-kheo Ương-ca-xà. [96]

Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, biết thời, rõ vật, chỗ đến không nghi, điều được nhớ không quên, nghe nhiều xa rộng, khả năng phụng sự bậc trên, chính là Tỳ-kheo A-nan. [97]

Phục sức trang nghiêm, nhìn bóng bước đi, chính là Tỳ-kheo Ca-trì-lợi. [98]

Các vua kính hầu, quần thần cung kính, chính là Tỳ-kheo Nguyệt Quang. [99]

Trời Người phụng sự, [558b01] thường đến chầu hầu, chính là Tỳ-kheo Thâu-đề. [100]

Đã bỏ hình người, tướng mạo giống trời, cũng là Tỳ-kheo Thâu-đề.

Bậc Thầy hướng dẫn chư Thiên, chỉ trao chánh pháp, chính là Tỳ-kheo Thiên. [101]

Tự nhớ mọi việc vô số kiếp đời trước, chính là Tỳ-kheo Quả Y. [102]

Kệ tóm tắt:

Thích Vương, Bà-đề-ba,

La-bà, Ương-ca-xà;

A-nan, Ca, Nguyệt Quang,

Thâu-đề, Thiên, Bà-hê. [103] 

KINH SỐ 8

“Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta có thể tánh lợi căn, trí tuệ sâu xa, ̣chính là Tỳ-kheo Ương-quật-ma. [104]

Thường hàng tà nghiệp của phục ma, ngoại đạo, chính là Tỳ-kheo Tăng-ca-ma. [105]

Nhập thủy tam-muội không lấy làm khó, chính là Tỳ-kheo Chất-đa Xá-lợi-phất. [106]

Những hiểu biết rộng rãi, là được mọi người kính nhớ, cũng là Tỳ-kheo Chất-đa Xá-lợi-phất.

Nhập hỏa tam-muội chiếu khắp mười phương, chính là Tỳ-kheo Thiện Lai. [107]

Hay hàng phục rồng khiến phụng sự tam bảo, chính là Tỳ-kheo Na-la-đà. [108]

Hàng phục quỷ thần cải ác tu thiện, chính là Tỳ-kheo Quỷ-đà. [109]

Hàng phục Càn-đạp-hòa khiến cần thực hành hạnh lành, chính là Tỳ-kheo Tỳ-lô-giá. [110]

Thường vui với định Không, phân biệt nghĩa Không, chính là Tỳ-kheo Tu-bồ-đề. [111]

Chí ở nơi không vắng, nghiệp đức vi diệu, cũng là Tỳ-kheo Tu-bồ-đề. [112]

Thực hành định vô tưởng, trừ bỏ các niệm, chính là Tỳ-kheo Kỳ-lợi-ma-nan. [113]

Nhập định vô nguyện, ý không tán loạn, chính là Tỳ-kheo Diệm Thạnh. [114] 

Kệ tóm tắt:

Ương-quật, Tăng-ca-ma,

Chất-đa, Bà, [115] Na-la,

Duyệt-xoa, [116] Phù-lô-giá, [117]

Thiện nghiệp [118] Ma-nan, Diệm. [119] 

KINH SỐ 9

Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, nhập từ tam-muội, tâm không phẫn nộ, chính là Tỳ-kheo Phạm-ma-đạt. [120]

Nhập bi tam-muội, thành tựu bổn nghiệp, chính là Tỳ-kheo Tu-thâm. [121]

Được đức của thiện hành [122], không có các thứ tưởng, chính là Tỳ-kheo Sa-di-đà. [123]

Thường giữ gìn tâm, ý không xả ly, chính là Tỳ-kheo Dược-ba-ca. [124]

Hành diệm thạnh tam-muội, trọn không giải đãi, chính là Tỳ-kheo Đàm-di. [125]

Ngôn ngữ thô lỗ, không kể bậc tôn quý, chính là Tỳ-kheo Tỉ-lợi-đà-bà-giá. [126]

Nhập kim quang tam-muội, cũng là Tỳ-kheo Tỉ-lợi-đà-bà-giá.

Nhập kim cương tam-muội, không thể bị phá hoại, [558c01] chính là Tỳ-kheo Vô Uý. [127]

Những gì nói ra dứt khoát rõ ràng, trong lòng không khiếp nhược, chính là Tỳ-kheo Tu-nê-đa. [128]

Thường thích nơi tịch tĩnh, ý không trú nơi loạn động, chính là Tỳ-kheo Đà-ma. [129]

Nghĩa thì không ai thắng, không hề bị khuất phục, chính là Tỳ-kheo Tu-la-đà. [130]

Kệ tóm tắt:

Phạm-đạt, Tu-thâm-ma,

Sa-di, Dược, Đàm-di,

Tỳ [131]-lợi-đà, Vô Uý,

Tu-nê-đà, Tu-la. 

KINH SỐ 10

Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, hiểu rõ tinh tú, biết trước cát hung, chính là Tỳ-kheo Na-già-ba-la. [132]

Thường vui tam-muội, thiền duyệt làm thức ăn, chính là Tỳ-kheo Bà-tư-tra. [133]

Thường lấy hỷ làm thức ăn, chính là Tỳ-kheo Tu-dạ-xa. [134]

Thường hành nhẫn nhục, vật đối đến tâm không khởi, chính là Tỳ-kheo Mãn Nguyện Thạnh Minh. [135]

Tu tập nhật quang tam-muội, chính là Tỳ-kheo Di-hề. [136]

Rõ phép toán thuật, không có sai lầm, chính là Tỳ-kheo Ni-câu-lưu. [137]

Trí tuệ bình đẳng phân biệt, thường không quên mất, chính là Tỳ-kheo Lộc-đầu. [138]

Đắc điện lôi tam-muội, lòng không sợ hãi, chính là Tỳ-kheo Địa. [139]

Quán rõ gốc rễ của thân, chính là Tỳ-kheo Đầu-na. [140]

Thủ chứng được lậu tận thông tối hậu, chính là Tỳ-kheo Tu-bạt. [141] 

Kệ tóm tắt:

Na-ca, [142] Tra, Xá Na, [143]

Di-hề, Ni-câu-lưu;

Lộc-đầu, Địa, Đầu-na,

Tu-bạt ở sau cùng. 

Một trăm vị Hiền thánh này cần được quảng diễn (ở nơi khác). 

5. PHẨM TỲ-KHEO-NI [144]

KINH SỐ 1

Tỳ-kheo-ni đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, xuất gia học đạo lâu, được quốc vương cung kính, chính là Tỳ-kheo-ni Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di. [145]

Trí tuệ thông minh, chính là Tỳ-kheo-ni Sấm-ma [146].

Thần túc đệ nhất, cảm đến các thần, chính là Tỳ-kheo-ni Ưu-bát Hoa Sắc [147].

Thực hành pháp đầu đà với mười một điều hạn ngại, chính là Tỳ-kheo-ni Cơ-lê-xá Cù-đàm-di. [148]

Thiên nhãn đệ nhất, [559a01] nhìn khắp không trở ngại, chính là Tỳ-kheo-ni Xa-câu-lê. [149]

Tọa thiền nhập định, ý không phân tán, chính là Tỳ-kheo-ni Xa-ma. [150]

Phân biệt nghĩa thú, diễn rộng đạo giáo, chính là Tỳ-kheo-ni Ba-đầu-lan-xà-na. [151]

Vâng giữ luật giáo không hề trái phạm, chính là Tỳ-kheo-ni Ba-la-giá-na. [152]

Đạt tín giải thoát, không thối lui trở lại, chính là Tỳ-kheo-ni Ca-chiên-diên. [153]

Đạt bốn biện tài, trong lòng khiếp sợ, chính là Tỳ-kheo-ni Tối Thắng. [154] 

Kệ tóm tắt:

Đại Ái cùng Sấm-ma*,

Ưu-bát, Cơ-đàm-di;

Câu-lợi, Xa, Lan-xà,

Ba-la, [155] Ca-chiên, Thắng. 

KINH SỐ 2

Tỳ-kheo-ni đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, tự biết mọi việc vô số kiếp đời trước, chính là Tỳ-kheo-ni Bạt-đà Ca-tỳ-ly [156].

Nhan sắc xinh đẹp, được mọi người yêu kính, chính là Tỳ-kheo-ni Hê-ma-xà. [157]

Hàng phục ngoại đạo để lập chánh giáo, chính là Tỳ-kheo-ni Thâu-na. [158]

Phân biệt nghĩa thú, nói rộng từng bộ, chính là Tỳ-kheo-ni Đàm-ma-đề-na. [159]

Mình mặc áo thô, không lấy làm hổ, chính là Tỳ-kheo-ni Ưu-đa-la. [160]

Các căn tịch tĩnh, thường thuận nhất tâm, chính là Tỳ-kheo-ni Quang Minh. [161]

Y phục tề chỉnh, đúng theo pháp giáo, chính là Tỳ-kheo-ni Thiền Đầu. [162]

Luận biện nhiều đề tài, không nghi ngờ do dự, chính là Tỳ-kheo-ni Đàn-đa. [163]

Khả năng sáng tác kệ, khen ngợi đức của Như Lai, chính là Tỳ-kheo-ni Thiên Dữ. [164]

Nghe nhiều biết rộng, ân huệ tiếp đãi người dưới, chính là Tỳ-kheo-ni Cù-ty. [165] 

Kệ tóm tắt:

Bạt-đà, Xà, Thâu-na,

Đàm-ma-na, Ưu-đa,

Quang Minh, Thiền, Đàn-đa,

Thiên Dữ cùng Đàm-ty. 

KINH SỐ 3

Tỳ-kheo-ni đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, thường ở nơi vắng vẻ, không sống giữa nhân gian, chính là Tỳ-kheo-ni Vô Úy. [166]

Khổ thân khất thực, không lựa sang hèn, chính là Tỳ-kheo-ni Tỳ-xá-khư. [167]

Tại một chỗ chỉ ngồi một lần, quyết không xê dịch, chính là Tỳ-kheo-ni Bạt-đà-bà-la. [168]

Đi khắp cầu xin, rộng độ mọi người, chính là Tỳ-kheo-ni Ma-nộ-ha-lợi. [169]

Chóng thành đạo quả, trung gian không bị vướng mắc, chính là Tỳ-kheo-ni Đà-ma. [170]

Thọ trì ba y, quyết không lìa bỏ, chính là Tỳ-kheo-ni Tu-đà-ma. [171]

Thường ngồi [559b01] dưới gốc cây, ý không dời đổi, chính là Tỳ-kheo-ni Lệ-tu-na. [172]

Thường ở nơi đất trống, không cần nghĩ đến ngăn che, chính là Tỳ-kheo-ni Xà-đà. [173]

Thích nơi vắng vẻ, không sống giữa nhân gian, chính là Tỳ-kheo-ni Ưu-ca-la. [174]

Ngồi mãi nệm cỏ, không cần trang sức, chính là Tỳ-kheo-ni Ly-na. [175]

Khoác y năm mảnh, tuần tự khất thực [176], chính là Tỳ-kheo-ni A-nô-ba-ma. [177] 

Kệ tóm tắt:

Vô Úy, và [178] Tỳ-xá,

Bà-đà, [179] Ma-nộ-kha, [180]

Đàn, Tu-đàn, Lệ-na, [181]

Ưu-ca, Ly, A-nô. 

KINH SỐ 4

Tỳ-kheo-ni đệ nhất trong hàng Thanh văn của, thích nơi gò mả vắng, chính là Tỳ-kheo-ni Ưu-ca-ma. [182]

Thường xuyên an trú tâm từ, thương tưởng chúng sanh, chính là Tỳ-kheo-ni Thanh Minh. [183]

Buồn khóc chúng sanh không đến được với đạo, chính là Tỳ-kheo-ni Tố-ma. [184]

Hoan hỷ vì đắc đạo, nguyện phổ cập cho tất cả, chính là Tỳ-kheo-ni Ma-đà-lợi. [185]

Thủ hộ các hành, ý không lìa xa, chính là Tỳ-kheo-ni Ca-la-già. [186]

Giữ không chấp hư, [187] biết rõ không có gì tồn tại, chính là Tỳ-kheo-ni Đề-bà-tu. [188]

Tâm vui với vô tưởng, [189] trừ bỏ các chấp, chính là Tỳ-kheo-ni Nhật Quang. [190]

Tu tập vô nguyện, [191] tâm thường giúp khắp, chính là Tỳ-kheo-ni Mạt-na-bà.

Không nghi các pháp, độ người không hạn, chính là Tỳ-kheo-ni Tỳ-ma-đạt. [192]

Thường nói nghĩa rộng, phân biệt pháp sâu, chính là Tỳ-kheo-ni Phổ Chiếu. [193] 

Kệ tóm tắt:

Ưu-ca, Minh, Tố-ma,

Ma-đà, Ca, Đề-bà,

Nhật Quang, Ma-na-bà,

Tỳ-ma-đạt, Phổ Chiếu.

KINH SỐ 5

Tỳ-kheo-ni đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, tâm hằng nhẫn nhục như đất bao dung, chính là Tỳ-kheo-ni Đàm-ma-đề [194].

Hay dạy bảo mọi người, khiến lập hội bố thí, chính là Tỳ-kheo-ni Tu-dạ-ma. [195]

Phân bố chỗ ngồi chỗ nằm, cũng là Tỳ-kheo-ni Tu-dạ-ma.

Tâm đã vĩnh viễn lắng đọng, không còn khởi loạn tưởng, chính là Tỳ-kheo-ni Nhân-đà-xà. [196]

Quán rõ các pháp mà không bao giờ chán, chính là Tỳ-kheo-ni Long. [197]

Ý chí kiên cường, dũng mãnh, không bị nhiễm đắm, chính là Tỳ-kheo-ni Câu-na-la. [198]

Nhập thủy tam-muội, thấm nhuần khắp tất cả, chính là Tỳ-kheo-ni Bà-tu. [199]

Nhập diệm quang tam-muội, tất chiếu khắp cả [559c] mọi loài, chính là Tỳ-kheo-ni Hàng-đề. [200]

Quán bất tịnh ghê tởm, phân biệt duyên khởi, chính là Tỳ-kheo-ni Giá-ba-la. [201]

Nuôi dạy mọi người, cung cấp mọi thiếu thốn, chính là Tỳ-kheo-ni Thủ-ca. [202]

Tỳ-kheo-ni đệ nhất cuối cùng trong hàng Thanh văn của Ta, chính là Tỳ-kheo-ni Bạt-đà Quân-đà-la [203] nước Câu-di. 

Kê. tóm tắt:

Đàm-ma, Tu-dạ-ma,

Nhân-đề, Long, Câu-na;

Bà-tu, Hàng, Giá-ba,

Thủ-ca, Bạt-đà-la.

Năm mươi Tỳ-kheo-ni này, cần được nói rộng như trên.

6. PHẨM THANH TÍN SĨ [204]

KINH SỐ 1

Ưu-bà-tắc đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, người đầu tiên nghe pháp dược mà chứng thành Hiền thánh, chính là thương khách Tam Quả. [205]

Trí tuệ đệ nhất, chính là Gia chủ Chất-đa. [206]

Thần đức đệ nhất, chính là Kiền-đề A-lam. [207]

Hàng phục ngoại đạo, chính là Gia chủ Quật-đa. [208]

Thường nói pháp sâu, chính là Gia chủ Ưu-ba-quật. [209]

Thường tọa thiền tư duy, chính là Ha-Xỉ A-la-bà. [210]

Hàng phục bọn ma [211], chính là Gia chủ Dũng Kiện. [212]

Phước đức sung mãn, chính là Gia chủ Xà-lợi. [213]

Chủ đại đàn thí, chính là Gia chủ Tu-đạt. [214]

Thành tựu môn tộc, chính là Gia chủ Mẫn-dật [215]. 

Kệ tóm tắt:

     Tam Quả, Chất, Kiền-đề,

     Quật, Ba cùng La-bà;

     Dũng, Đồ-lợi, Tu-đạt,

     Mẫn-thố  gọi là mười.

KINH SỐ 2

Ưu-bà-tắc đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, ưa hỏi nghĩa thú, chính là Bà-la-môn Sanh Lậu [216].

Lợi căṇ thông minh, chính là Phạm-ma-du. [217]

Tín sứ của chư Phật, chính là Ngự Mã Ma-nạp. [218]

Xét thân vô ngã, chính là Bà-la-môn Hỷ Văn Cầm. [219]

Bàn luận không ai hơn, chính là Bà-la-môn Tỳ-cừu. [220]

Hay sáng tác kệ tụng, chính là Gia chủ Ưu-bà-ly [221].

Nói năng nhanh lẹ, cũng là Gia chủ Ưu-bà-ly.

Thích bố thí của báu tốt, không có lòng tiếc, chính là Gia chủ Thù-đề. [222]

Kiến lập gốc thiện, chính là Ưu-ca Tỳ-xá-ly. [223]

 [560a01] Hay nói pháp vi diệu, chính là Ưu-bà-tắc Tối Thượng Vô Úy. [224]

Những điều nói ra không sợ, khéo xem xét căn cơ mọi người, chính là đại tướng lãnh Đầu-ma [225] thành Ty-xá-ly.

Kệ tóm tắt:

Sanh Lậu, Phạm-ma-du,

Ngự-mã cùng Văn Cầm,

Tỳ-cừu, Ưu-ba-ly,

Thù-đề, Ưu, Uý, Ma.

KINH SỐ 3

Ưu-bà-tắc đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, vui ban ân huệ, chính là vua Bình-sa. [226]

Sở thí ít ỏi, chính là vua Quang Minh. [227]

Kiến lập gốc lành, chính là vua Ba-tư-nặc. [228]

Được tín tâm thiện vô căn [229], khởi lòng hoan hỷ, chính là vua A-xà-thế. [230]

Chí tâm hướng về Phật, ý không biến dịch, chính là vua Ưu-điền. [231]

Thừa sự chánh pháp, chính là Vương tử Nguyệt Quang. [232]

Cung phụng Thánh chúng, ý luôn bình đẳng, chính là vương tử Tạo Kỳ-hoàn [233].

Thường thích giúp người, hơn là tự vì mình, chính là vương tử Sư Tử. [234]

Khéo phụng kính người, không phân cao thấp, chính là vương tử Vô Úy [235].

Tướng mạo đoan chánh, đẹp đẽ hơn người, chính là vương tử Kê-đầu. [236] 

Kệ tóm tắt:

Bình-sa vương, Quang Minh,

Ba-tư-nặc, Xà vương,

Nguyệt, Kỳ-hoàn, Ưu-điền,

Sư Tử, Úy, Kê-đầu.

KINH SỐ 4

Ưu-bà-tắc đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, thường hành tâm từ, chính là Gia chủ Bất-ni. [237]

Tâm thường bi niệm tất cả các loài, chính là Thích chủng Ma-ha-nạp [238].

Thường hành tâm hoan hỷ, chính là Thích chủng Bạt-đà. [239]

Thường giữ tâm không mất thiện hành, chính là Ưu-bà-tắc Tỳ-xà-tiên. [240]

Khả năng hành nhẫn nhục, chính là Đại tướng Sư Tử. [241]

Luận biện nhiều đề tài, chính là Ưu-bà-tắc Tỳ-xá-ngự. [242]

Im lặng như Hiền thánh, chính là Ưu-bà-tắc Nan-đề-bà-la.

Siêng tu hạnh lành không dừng nghỉ, chính là Ưu-bà-tắc Ưu-đa-la.

Các căn tịch tĩnh, chính là Ưu-bà-tắc Thiên-ma. [243]

Người chứng quả cuối cùng trong hàng đệ tử của Ta, chính là Câu-di-na Ma-la. [244] 

Kệ tóm tắt:

Bất-ni, Ma-ha-nạp,

Bạt-đà, Ưu-đa-la,

Sư Tử, Tỳ-xá, Ly,

Ưu-đa, Thiên, Ma-la.

Bốn mươi Ưu-bà-tắc này, đều nên nói rộng như trên.

7. PHẨM THANH TÍN NỮ [245]

KINH SỐ 1

Ưu-bà-di đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, người đầu tiên thọ trì đạo mà chứng quả, chính là Ưu-bà-di [246] [560b01] Nan-đà Nan-đà-bà-la. [247]

Trí tuệ đệ nhất, chính là Ưu-bà-di Cửu-thọ-đa-la. [248]

Thường thích tọa thiền, chính là Ưu-bà-di Tu-tỳ-da-nữ. [249]

Huệ căn tỏ rõ, chính là Ưu-bà-di Tỳ-phù. [250]

Kham năng nói pháp, chính là Ưu-bà-di Ương-kiệt-xà. [251]

Khéo diễn nghĩa kinh, chính là Ưu-bà-di Bạt-đà-sa-la Tu-diệm-ma. [252]

Hàng phục ngoại đạo, chính là Ưu-bà-di Bà-tu-đà. [253]

Âm vang trong suốt, chính là Ưu-bà-di Vô Ưu. [254]

Hay luận giải nhiều đề tài, chính là Ưu-bà-di Bà-la-đà. [255]

Dõng mãnh tinh tấn, chính là Ưu-bà-di Tu-đầu. [256] 

Kệ tóm tắt:

Nan-đà-đà, Cửu-thọ,

Tu-tỳ, Ương-kiệt-xà;

Tu-diệm cùng Vô Ưu,

Bà-la-đà, Tu-đầu.

KINH SỐ 2

Ưu-bà-di đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, cúng dường Như Lai, chính là Phu nhân Ma-lợi. [257]

Thừa sự chánh pháp, chính là Phu nhân Tu-lại-bà. [258]

Cúng dường Thánh chúng, chính là Phu nhân Xả-di. [259]

Chiêm ngưỡng Hiền sĩ quá khứ tương lai, chính là Phu nhân Nguyệt Quang. [260]

Đàn việt đệ nhất, chính là Phu nhân Lôi Điện. [261]

Luôn hành từ tam-muội, chính là Ưu-bà-di Ma-ha Quang [262].

Hành bi tâm, hằng thương xót, chính là Ưu-bà-di Tỳ-đề. [263]

Tâm hỷ không dứt tuyệt, chính là Ưu-bà-di Bạt-đề. [264]

Hành nghiệp thủ hộ, chính là Ưu-bà-di Nan-đà Mẫu. [265]

Được tín giải thoát, chính là Ưu-bà-di Chiếu Diệu. [266] 

Kệ tóm tắt:

Ma-lợi, Tu-lại-bà,

Xả-di, Quang Nguyệt, Lôi;

Đại Quang, Tỳ-đề, Đà,

Nan-đà cùng Chiếu Diệu.

KINH SỐ 3

Ưu-bà-di đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, thường hành nhẫn nhục, chính là Ưu-bà-di Vô Ưu. [267]

Hành Không tam-muội, chính là Ưu-bà-di Tỳ-thù-tiên. [268]

Hành Vô tưởng tam-muội, chính là Ưu-bà-di Ưu-na-đà. [269]

Hành Vô nguyện tam-muội, chính là Ưu-bà-di Vô Cấu. [270]

Thích dạy dỗ người, chính là Ưu-bà-di Phu nhân Thi-lợi. [271]

Khéo hay trì giới, chính là Ưu-bà-di Ương-kiệt-ma. [272]

Dung mạo đoan chánh, chính là Ưu-bà-di Lôi Diệm. [273]

Các căn tịch tĩnh, chính là Ưu-bà-di Tối Thắng. [274]

Nghe nhiều, biết rộng, chính là Ưu-bà-di Nê-la. [275]

Thường sáng tác kệ tụng, chính là Ưu-bà-di Tu-ma-ca-đề Tu-đạt Nữ. [276]

Không chỗ khiếp nhược, cũng là Ưu-bà-di Tu-đạt Nữ. [277]

Ưu-bà-di thủ chứng cuối cùng trong hàng Thanh văn của Ta, [560c01] chính là Ưu-bà-di Lam. [278] 

Kệ tóm tắt:

Vô Ưu, Tỳ-thù-tiên,

Ưu-na, Vô Cấu, Thi,

Ương-kiệt, Lôi Diệm, Thắng,

Nê, Tu, Lam-ma Nữ.

Ba mươi Ưu-bà-di này, nói rộng như trên.

 


 [1] Pāli tương đương, A. 1.16 Ekadhamma. Cf. Quang tán Bát-nhã 7, T8n222, tr.195a12

 [2] Pāli: buddhānussati.

 [3] Pāli: dhammānussati.

 [4] Pāli: Saṅghānussati.

 [5] Pāli: sīlānussati.

 [6] Pāli: cāgānussati.

 [7] Pāli: devānussati.

 [8] Pāli: upasamānussati, niệm tịch tĩnh (của Niết-bàn).

 [9] Pāli: anāpānasati, niệm hơi thở ra vào.

 [10] Pāli: kāyagatāsati, niệm thân hành.

 [11] Pāli: maraṇassati.

 [12] Bản Hán, hết quyển 1.

 [13] Nguyên Hán:  諸法之本。如來所說. Cùng ý nguĩa, nhưntg các đoan sau, Hán dịch khác: 世尊是諸法之本。如來所陳。承受. Xem Phẩm 9, kinh 1.

 [14] Để bản: đãm phạ 憺怕. Nên đọc là đạm bạc 憺怕.

 [15] Để bản: võng kết 網結. TNM: mạn kết. Pāli: māna-saññojana.

 [16] Nguyên Hán: chư thú dĩ tận 諸趣已盡, chỉ các cõi thọ sinh, tức tái sinh. Pāli: gati. Nhưng định ngữ thường gặp: khīṇạjāti, sanh dĩ tận, sự tái sinh đã dứt hết. Có lẽ bản hán đjc là khīṇa-gati.

 [17] Pháp pháp thành tựu 法法成就, nên hiểu là pháp tùy pháp hành (Pāli: dhammānudhamma-paṭipanna), thực hành theo thuận thứ của pháp.

 [18] Cát tường bình吉祥瓶, tức đức bình 德瓶;  Đại trí độ 13 (154a07): “Trời có mọt cái binh gọi là đức bình, từ trong đó sản xuất những vật cần yếu. Ai có bình này, muốn gì đều được.” Skt. maṇgalapātra/ maṅgalapūrṇa-kumbha. Không tìm thấy Pāli tương đương.

 [19] Nguyên Hán: hưu tức 休息. Pāli: upasamānussati.

 [20] An-ban niệm 安般, niệm hơi thỏ ra vào.

 [21] Dụng tâm trì thân  用心持身; chính xác nên hiểu: cảm giác toàn thần khi thở vô… khi thở ra. Pāli: sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmīti sikkhati.

 [22] Bạch chức 白膱 (?) Khang hy: “Thịt khô (脯 phủ) dài 1 thước 2 tấc gọi là chức.” Có lẽ đây nên đọc là bạch mô 白膜. Nhưng cũng không biết chỉ thứ gì.

 [23] Hán: bách diệp 百葉, nguyên chỉ dạ dày của bò dê.

 [24] Thương đãng 滄蕩 (?)

 [25] Nguyến: tì bào 脾泡, bong bóng hay bọt nơi lá lách (?).

 [26] Đại thể, gồm 36 vật trong thân, cf. Tạp 43, T2n99, tr. 311a28; Đại Bát-nhã 53, T5n220, tr. 298b26. Cf. Pāli, M.iii. 90.

 [27] Bản Hán, hết quyển 2.

 [28] Tham chiếu Pāli, A. 1. 14. Etadaggavaggo.

 [29] A-nhã Câu-lân 阿若拘鄰. Pāli: Aññākoṇḍañña (A-nhã Kiều-trần-như),

 [30] Ưu-đà-di 優陀夷. Pāli: Udāyī.

 [31] Ma-ha-nam 摩訶男. Pāli: Mahānāma.

 [32] Thiện Trửu (Chẩu) 善肘. Pāli: Subāhu.

 [33] Bà-phá 婆破. Pāli: Vappa.

 [34] Ngưu Tích 牛跡. Pāli: Gavampati (Kiều-phạm-bà-đề).

 [35] Thiện Thắng 善勝. Pāli: Uttara.

 [36] Ưu-lưu-tì-Ca-diếp 優留毘迦葉. (Ưu-lâu-tần-loa-Ca-diếp). Pāli: Uruvela-Kassapa.

 [37] Giang Ca-diếp 江迦葉.. Pāli: Nadī-Kassapa (Na-đề Ca-diếp).

 [38] Tượng Ca-dếip 象迦葉. Pāli: Gayā-Kassapa (Già-da Ca-diếp).

 [39] Mã Sư 馬師. Pāli: Assajit.

 [40] Xá-lợi-phất  舍利弗. Pāli: Sāriputta.

 [41] Đại Mục-kiền-liên 大目揵連. Pāli: Mahā-Moggallāna.

 [42] Nhị Thập Ức Nhĩ 二十億耳. Pāli: Soṇakolivīsa.

 [43] Đại Ca-diếp 大迦葉. Pāli: Mahā-Kassapa.

 [44] A-na-luật 阿那律. Pāli: Aniruddha.

 [45] Ly-viết  離曰. Pāli: Revata.

 [46] So sánh Pāli: senāsanapaññapakānaṃ, người phân phối chỗ nằm cho Tăng. Xem Tứ phần 1 (T22n1428, tr. 587a25tt).

 [47] Đà-la-bà-ma-la 陀羅婆摩羅. Pāli: Dabba-Mallaputta.

 [48] Tiểu Đà-la-bà-ma-la 小陀羅婆摩羅. Xem cht. 20 trên.

 [49] La-tra-bà-la 羅吒婆羅. Pāli: Raṭṭhapāla. Nhưng A.1. 24 nói, quý tộc xuất gia (uccākulikānaṃ) là Bhaddhiya Kāligodhāyaputta. Còn Raṭṭhapāla là đệ nhất trong những Tỳ-kheo xuất gia bởi tín tâm kiên định (saddhāpabbajitānaṃ yadidam raṭṭhapālo).

 [50] Đại Ca-chiên-diên 大迦旃延. Pāli: Mahā-Kaccāna.

 [51] Câu-luật, hiệu của Đại Mục-kiền-liên, gopị theo sinh quán; Pāli: Kolitagāma.

 [52] Hán: thọ trù 受籌 (Pāli: salāka), đây chỉ thẻ chia phần ăn cho các tỳ-kheo.

 [53] Quân-đầu-bà-mạc 軍頭婆漠. Pāli: Kuṇḍdhāhana. AA. i. 146 giải thích: Kuṇḍadhāna là người nhận thẻ số 1 trong buổi cúng dường của Mahā-Subhaddā, con gái trưởng của Ông Cấp Cô Độc, trong ngày cưới chồng. Xem Phẩm 30, kinh số 3.

 [54] Tân-đầu-lô 賓頭盧. Pāli: Piṇḍola-Bhāradvāja. A.i. 24: đệ nhất sư tử hống (sīhanādiknaṃ).

 [55] Sấm 讖; để bản: Thức 識. Có lẽ Pāli: Khema, được nói đến trong S.iii. 126.

 [56] Bằng-kỳ-xá 鵬耆舍. Pāli: Vaṅgīsa.

 [57] Ma-ha Câu-hy-la 摩訶拘絺羅. Mahā-Koṭṭhika.

 [58] Kiên Lao 堅牢.

 [59] Nan-đề 難提. Pāli: Nandiya.

 [60] Kim-tỳ-la 今毘羅. Pāli: Kimbila.

 [61] Chỉ hành đầu đà nhất tọa thực. Pāli: ekāsanika.

 [62] Thi-la 施羅.

 [63] Phù-di 浮彌.

 [64] Hồ nghi Ly-viết 狐疑離. Pāli: Kaṅkhā-Revata.

 [65] Bà-ta 婆嗟.

 [66] Đà-tố 陀素.

 [67] Ngũ nạp y 五納衣: y năm mảnh; cơ bản chỉ y năm điều, tức năm mảnh ghép lại; nhưng cũng chỉ chung tất cả loại y cắt rọc; hoặc gọi tắt là nạp y.

 [68] Ni-bà 尼婆.

 [69] Ưu-đa-la 優多羅. Pāli: Uttara?

 [70] Lô-hê-ninh 盧醯甯.

 [71] Ưu-kiềm-ma-ni-giang 優鉗摩尼江.

 [72] San-đề 刪提; bản Tống: Na-đề 那提. Trong kệ tóm tắt, gọi là Tức 息, cho thấy Pāli: Sānti. Nhưng chưa tìm thấy đâu trong tư liệu nào Pāli.

 [73] Bà-câu-la 婆拘羅. Pāli: Bakkula.

 [74] Mãn Nguyện Tử 滿願子. Pāli: Puṇṇa Mantāniputta.

 [75] Ưu-ba-ly 優波離. Pāli: Upāli.

 [76] Bà-ca-lợi 婆迦利. Pāli: Vakkalī.

 [77] Nan-đà 難陀. Pāli: Nanda.

 [78] Bà-đà 婆陀.

 [79] Tư-ni 斯尼.

 [80] Thiên Tu-bồ-đề 天須菩提.

 [81] Nan-đà-ca 難陀迦. Pāli: Nandaka. A.i. 25: Đệ nhất giáo thọ Tỳ-kheo-ni (bhikkunovādakānaṃ) là Nandaka.

 [82] Tu-ma-na 須摩那.

 [83] Thi-bà-la 尸婆羅. Pāli, A.1. 24: Sīvala, lợi dưỡng đệ nhất (lābhīnaṃ).

 [84] Ưu-ba-tiên Ca-lan-đà Tử 優波先迦蘭陀子. Có lẽ Pāli, Upasena Vaṅgantaputta, em trai ngài Xá-lợi-phất, hành giả đầu-đà. A.i. 24 nói, Upasena này là đệ nhất trong các Tỳ-kheo oai nghiêm (samantapāsādikānaṃ).

 [85] Bà-đà-tiên 婆陀先.

 [86] Ma-ha Ca-diên-na 摩訶迦延那.

 [87] Ưu-đầu-bàn 優頭槃.

 [88] Câu-ma-la Ca-diếp 拘摩羅迦葉. A.i. 24: Đệ nhất có lời nói làm đẹp lòng người (cittakathikānaṃ) là Kumārakassapa.

 [89] Diện Vương 面王. Tham chiếu, A.i.25: Thọ trì y phục thô xấu (lūkhacīvaradhārānaṃ) la Mogharājāti.

 [90] A.i. 24: Rāhula, đệ nhất siêng học (sikkhākāmānaṃ).

 [91] Để bản: Ban-thố 般兔. TNM: Bàn-đặc 槃特. Tham chiếu, A.i. 24: Mahā-Panthaka, thiện xảo hồi chuyển các tưởng (saññāvivaṭṭakusalānaṃ).

 [92] Châu-lợi Bàn-thố (đặc) 周利般兔 . Pāli: Cūḷa-Panthaka, A.i.24: đệ nhất biến hóa ý thành thân (manomayaṃ kāyaṃ abhinimmiantānaṃ).

 [93] Thích Vương 釋王. Có lẽ chỉ Pāli Bhaddhiya Kāligodhāputta, nguyên là ông hoàng họ Thích.

 [94] Bà-đề-bà-la 婆提婆羅.

 [95] La-bà-na-bà-đề 羅婆那婆提.  Tham chiếu, A.i.23: đệ nhất có âm thanh dịu dàng (mañjussarāṃ) là Lakuṇḍka Bhaddiya.

 [96] Ương-ca-xà 鴦迦闍.

 [97] A-nan 阿難.

 [98] Ca-trì-lợi 迦持利.

 [99] Nguyệt Quang 月光. Pāli: Jotika (Jotiya).

 [100] Thâu-đề 輸提.

 [101] Thiên 天.

 [102] Quả Y 果衣. Có lẽ Pāli: Bāhiya-Dārucīriya, người lấy vỏ cây làm áo. Nhưng, A.i. 24 nói ngài là đệ nhất thần thông nhanh chóng. (khippābhiññānaṃ), trong khi đó, đệ nhất nhớ nhiều đời trước (pubbenivāsaṃ anussarantānaṃ) là Sobhita.

 [103] Bà-hê, phiên âm Bāhiya 婆醯, tức Quả Y ở trên.

 [104] Ương-quật-ma 鴦掘魔. Pāli: Aṅgulimāla.

 [105] Tăng-ca-ma 僧迦摩. Pāli: Saṅgāmaji.

 [106] Chất-đa Xá-lợi-phất 質多舍利弗. Caitta (Hatthirohaputta = Hatthisāriputta).

 [107] Thiện Lai 善來. Pāli, A.i. 25: đệ nhất thiện xảo với hỏa giới tam-muội là Sāgata (tejodhātukusalānaṃ yadidaṃ sāgato). Bản Hán đọc là Sugāta. Tỳ-kheo này hàng phục được con độc long bằng hỏa quang tam muội. Xem Tứ phần, tr. 671c. Vin. iv. 108.

 [108] Có thể đồng nhất với Trưởng lão Nārada của Pāli, được kể trong các sớ giải của Petavatthu (Ngạ quỷ sự) và Vimāvatthu (Thiên cung sự).

 [109] Có thể đồng nhất vơi Trưởng lão Bhūta của Pāli, người mà tất cả các anh chị đều bị một con quỷ dạ-xoa ăn thịt.

 [110] Tỳ-lô-giá 毘盧遮.

 [111] Tu-bồ-đề 須菩提. Pāli: Subhūti.

 [112] A.i. 24: đệ nhất lâm trụ (a-lan-nhã hạnh hay vô tránh hạnh), và đệ nhất ứng cúng, là Tu-bồ-đề (araṅavihārinām, dakkhiṇeyyaṃ, Subhūti).

 [113] Kỳ-lợi-ma-nan 耆利摩難. Đồng nhất với Girimānanda của Pāli.

 [114] Diệm Thạnh 焰盛.

 [115] Để bản: bà 婆. TNM: thiện 善 (lai), tức Thiện Lai nói trên.

 [116] Âm khác của dạ-xoa (Pāli: Yakkha, Skt. Yakṣa), liên hệ đến Quỷ-đà, xem cht. 82 trên.

 [117] Phù-lô-giá 浮盧遮, tức Tỳ-lô-giá nói trên.

 [118] Thiện Nghiệp 善業, tức Tu-bồ-đề nói trên.

 [119] Để bản: cập Ma-nan 及摩難, thiếu Diệm Thạnh.

 [120] Có thể đồng nhất với Trưởng lão Brahmadatta của Pāli.

 [121] Pāli. Susīma, nguyên là xuất gia ngoại đạo, được đề cập nhiều chỗ trong Tương ưng bộ. Xem Tạp, các kinh 346, 373, 1220.

 [122] Để bản: hỷ hành 喜行. TNM: thiện hành 善行.

 [123] Sa-di-đà 娑彌陀.

 [124] Dược-ba-ca 躍波迦.

 [125] Đàm-di 曇彌.

 [126] Tỉ-lợi-đà-bà-giá 比利陀婆遮.

 [127] Vô Uý 無畏.

 [128] Tu-nê-đa 須泥多.

 [129] Đà-ma 陀摩.

 [130] Tu-la-đà 須羅陀.

 [131] Tỳ 毘, trên kia chép là tỷ 比.

 [132] Na-già-ba-la 那伽波羅. Có thể đồng nhất Na-già-ba-la trong Tạp, kinh 1232, một thời làm thị giả Phậtban đêm giả làm quỷ Ma-cưu-la để nhát Phật.

 [133] Bà-tư-tra 婆私吒. Có thể đồng nhất với Bà-tất-tra婆悉吒, Trường kinh 5, Trung kinh 154; Pāli: Vāseṭṭha,  D. 27.  Aggañña.

 [134] Tu-dạ-xa 須夜奢.

 [135] Mãn Nguyện Thạnh Minh 滿願盛明.

 [136] Di-hề 彌奚.

 [137] Ni-câu-lưu 尼拘留.

 [138] Lộc-đầu 鹿頭.

 [139] Địa 地.

 [140] Đầu-na 頭那. Pāli: Doṇa?

 [141] Pāli: Subhadda, được hóa độ cuối cùng trước khi Phật nhập niết-bàn.

 [142] Na-ca那迦, tức Na-già-ba-la.

 [143] Xá na舍那, trong này có thể gồm hai tên, nhưng không thấy liện hệ tên đã nêu trên.

 [144] Cf. A. 1. 14. 5.

 [145] Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di 大愛道瞿曇彌. Pāli: Mahāpajāpatī Gotamī.

 [146] Để bản: Thức-ma 識摩. TNM: Sấm-ma. Pāli: Khemā 讖摩.

 [147] Ưu-bát Hoa Sắc 優缽華色. Pāli: Uppalavaṇṇā (Liên Hoa Sắc).

 [148] Cơ-lê-xá Cù-đàm-di 機梨舍瞿曇彌. Pāli: Kisā-Gotamī, đệ nhất thọ trì y thô xấu (lūkhacīvaradharāaṇaṃ).

 [149] Xa-câu-lê 奢拘梨. Pāli: Sakulā.

 [150] Xa-ma 奢摩. A.i.25: đệ nhất tọa thiền là Nandā.

 [151] Ba-đầu-lan-xà-na 波頭蘭那.

 [152] Ba-la-giá-na 波羅遮那. Ba-la-giá-na Pāli: đệ nhất trì luật, Paṭācāra.

 [153] Ca-chiên-diên 迦旃延. Xem Phẩm 23 kinh 1. A.i. 25: đệ nhất tín giải thoát (saddhādhi-muttānaṃ) là Siṅgālakamātā.

 [154] Tối Thắng 最勝. Pāli: Uttarā?

 [155] Để bản chép là ba-la.

 [156] Bạt-đà Ca-tỳ-ly 扙陀迦毘離.Pāli: Bhaddā Kāpilānī.

 [157] Hê-ma-xà 醯摩闍.

 [158] Thâu-na 輸那. Pāli: Soṇā, đệ nhất tinh cần.

 [159] Đàm-ma-đề-na 曇摩提那. Pāli: Dhammadinnā (Pháp Dữ).

 [160] Ưu-đa-la 優多羅. Pāli: Uttarā. Xem cht. 10 trên.

 [161] Quang Minh 光明.

 [162] Thiền Đầu 禪頭. 

 [163] Đàn-đa 檀多.

 [164] Thiên Dữ 天與.

 [165] Cù-ty 瞿卑.

 [166] Vô Úy 無畏.

 [167] Tỳ-xá-khư 毘舍佉. Pāli: Visakhā.

 [168] Bạt-đà-bà-la 拔陀婆羅.

 [169] Ma-nộ-ha-lợi 摩怒呵利.

 [170] Đà-ma 陀摩.

 [171] Tu-đà-ma 須陀摩.

 [172] Lệ-tu-na [王*劦]須那. TNM: Lệ-na [王*劦]那. Từ điển không thấy từ này, 王*劦, không rõ đọc hiếp hay lệ.

 [173] Xà-đà 奢陀.

 [174] Ưu-ca-la 優迦羅.

 [175] Ly-na 離那.

 [176] Để bản: phân-việt 分越, TNM: phân-vệ, Pāli: piṇdapāta, hành khất thực.

 [177] A-nô-ba-ma 阿奴波摩.

 [178] Để bản: đa 多, chữ cập 及 chép nhầm.

 [179] Bà-đà: tức Bạt-đà-bà-la nêu trên.

 [180] Để bản chép nhầm là A-nô-ba. TNM: Ma-nộ-kha.

 [181] Lệ-na tức Lệ-tu-na ở trên. Để bản chép nhầm là Xa-đa 奢多. TNM: lệ-xa [王*劦]奢.

 [182] Ưu-ca-ma 優迦摩.

 [183] Thanh Minh 清明.

 [184] Tố-ma 素摩. Pāli: Somā Therī. Nhưng Pāli không đề cập sự kiện này.

 [185] Ma-đà-lợi 摩陀利.

 [186] Ca-la-già 迦羅伽.

 [187] Đây chỉ Không giải thoát (Pāli: suñña-vimokkha).

 [188] Đề-bà-tu 提婆修.

 [189] Đây chỉ Vô tướng giải thoát (Pāli: animitta-vimokkha).

 [190] Nhật Quang 日光.

 [191] Đây chỉ Vô nguyện giải thoát (Pāli: appaṇihita-vimokkha)

 [192] Tỳ-ma-đạt 毘摩達.

 [193] Phổ Chiếu 普照.

 [194] Để bản Đàm-ma-đề 曇摩提. TNM: Đàm-ma-ma-đề 曇摩摩提.

 [195] Tu-dạ-ma 須夜摩.

 [196] Nhân-đà-xà 因陀闍.

 [197] Long 龍.

 [198] Câu-na-la 拘那羅.

 [199] Bà-tu 婆須.

 [200] Hàng-đề 降提.

 [201] Giá-ba-la 遮波羅.

 [202] Thủ-ca 守迦.

 [203] Bạt-đà Quân-đà-la 拔陀軍陀羅. Pāli (A.i. 25): Bhaddā Kuṇḍalakesā (người Rājagaha), đệ nhất thần thông nhanh nhẹn (khippābhiññānaṃ).

 [204] Về các ưu-bà-tắc đệ nhất. Tham chiếu Pāli A.1. 14. 6 (R. i. 26).

 [205] Tam Quả三果.Pāli, hai thương khách Tapussa-Bhallika, hình như bản Hán đọc là Ta(ya?)pussa-Phalika.

 [206] Chất-đa  質多. Pāli: Citta-gahapati. Nhưng A.i. 26 nói là đệ nhất thuyết pháp. (dhammakathikānaṃ).

 [207] Kiền-đề A-lam 犍提阿藍.

 [208] Quật-đa 掘多.

 [209] Ưu-ba-quật 優波掘.

 [210] Ha-Xỉ A-la-bà 呵侈阿羅婆. Pāli: Haṭṭhaka (Haṭṭhi theo bản Han) Āḷavaka; A.i. 26: đệ nhất hành bốn nhiếp sự để đoàn kết đại chúng.

 [211] Để bản: ma cung 魔宮. TNM: ma hoạn .

 [212] Dũng Kiện 勇健.

 [213] Xà-lợi 闍利.

 [214] Tu-đạt 須達. Pāli: Sudatta, tên thật của Cấp Cô Độc.

 [215] Để bản: mẫn- thố 泯兔. TNM: mẫn dật.

 [216] Sanh Lậu  生漏. Sanh Lậu 生漏, bản Minh chép là Sanh Mãn. Có lẽ là Bà-la-môn Sanh Văn được thấy trong Tạp, kinh 737, 739, 757. Pāli: Jāṇussoṇi. Bản Hán đọc là Jānāsava.

 [217] Phạm-ma-du 梵摩俞. Pāli: Brahmāyu, cf. M.iii.133.

 [218] Ngự Mã Ma-nạp 御馬摩納.

 [219] Hỷ Văn Cầm喜聞笒.

 [220]  Tỳ-cừu 毘裘.

 [221] Ưu-bà-ly 優婆離. Pāli: Upāli-gahapati.Cf. M.i. 371.

 [222] Thù-đề 殊提.

 [223] Ưu-ca Tỳ-xá-ly 優迦毘舍離. Pāli: Ugga-Vesālika, đệ nhất bố thí vật thích ý (mānapadāyakānaṃ).

 [224] Vô Úy 無畏.

 [225] Đầu-ma 頭摩.

 [226] Tỳ-sa vương 毘沙王. Pāli: Bimbisāra.

 [227] Quang Minh 光明.

 [228] Ba-tư-nặc 波斯匿. Pāli: Pasenadī.

 [229] A-xà-thế 阿闍世. Do giết cha, đã đoạn thiện căn, nhưng về sau tin Phật nên nói là thiện vô căn. Xem, Trương A-hàm 17, T1n1, tr. 109b26. Cf. Pāli, D.i. 49.

 [230] Pāli: Ajātasatta.

 [231] Ưu-điền 優填. Pāli: Udena.

 [232] Nguyệt Quang 月光.

 [233] Tạo Kỳ-hoàn Vương tử 造祇洹.  Pāli: Jeta.

 [234] Sư Tử 師子.

 [235] Vô Úy  無畏. Pāli: Abhaya-kumāra.

 [236] Kê-đầu 雞頭. 

 [237] Bất-ni 不尼

 [238] Ma-ha-nạp (Ma-ha-nam) Thích chủng 摩訶納釋種. Pāli: Mahānāma-Sakka,

 [239] Bạt-đà 拔陀.

 [240] Tỳ-xà-tiên 毘闍先.

 [241] Sư Tử Đại tướng 師子大將. Pāli: Sīha-senapati.

 [242] Tỳ-xá-ngự 毘舍御. Pāli: Visākha, cf. M.i.299.

 [243] Thiên-ma 天摩.

 [244] Câu-di-na Ma-la 拘夷那摩羅, có lẽ chỉ một người Mạt-la ở Cau-thi-na. Pāli: Kusināgara-Malla.

 [245] Về các Ưu-bà-di đệ nhất. A. 1. 14. 7.

 [246] Nguyên trong bản: Ưu-bà-tư 優婆斯.

 [247] Nan-đà Nan-đà-bà-la 難陀難陀婆羅. Không rõ tiểu sử. Pāli, A.i. 25: Nữ quy y đầu tiên là Sujātā Seniyadhīta.

 [248] Cửu-thọ-đa-la久壽多羅. Pāli: Khujjuttarrā, đa văn đệ nhất (bahussutānaṃ).

 [249] Tu-tỳ-da-nữ 須毘耶. A.i.26: đệ nhất tọa thiền, Uttarā Nandamātā. Hán có thể đồng nhất với Suppiyā của Pāli, cf. Vin. 1. 216, Xem Tứ phần 42, T22n1428, tr. 868c7.

 [250] Tỳ-phù 毘浮.

 [251] Ương-kiệt-xà鴦竭闍.

 [252] Bạt-đà-sa-la Tu-diệm-ma 跋陀娑羅須焰摩.

 [253] Bà-tu-đà 婆修陀.

 [254] Vô Ưu 無優.

 [255] Bà-la-đà婆羅陀.

 [256] Tu-đầu 須頭.

 [257] Ma-lợi 摩利. Pāli: Mallikā.

 [258] Tu-lại-bà 須賴婆.

 [259] Xả-di 捨彌.

 [260] Nguyệt Quang 月光.

 [261] Lôi Điện  雷電. A.i. 26: đệ nhất bố thí, Visākhā.

 [262] Để bản: Ma-ha Quang 摩訶光. TNM: Ma ha tiên. Pāli, A.i. 26: đệ nhất hành từ vô lượng, Sāmāvatī. (mettāvihārinaṃ).

 [263] Tỳ-đề 毘提.

 [264] Bạt-đề 拔提.

 [265] Nan-đà Mẫu 難陀母. Pāli: (Uttarā) Nandmātā.

 [266] Chiếu Diệu 照曜.

 [267] Vô Ưu 無優.

 [268] Tỳ-thù-tiên 毘讎先.

 [269] Ưu-na-đà 那陀.

 [270] Vô Cấu 無垢.

 [271] Thi-lợi 尸利.

 [272] Ương-kiệt-ma 鴦竭摩.

 [273] Lôi Diệm 雷焰.

 [274] Tối Thắng 最勝.

 [275] Nê-la 泥羅.

 [276] Tu-ma-ca-đề Tu-đạt Nữ 脩摩迦提須達女.

 [277] Tu-đạt Nữ 須達女.

 [278] Lam 藍.