Hỏa táng hay địa táng có ảnh hưởng tới sự linh thiêng?

Nhiều người vẫn băn khoăn giữa việc chọn hỏa táng hay địa táng sau khi mất. Hãy cùng KH&ĐS gặp gỡ các chuyên gia để giải tỏa yếu tố tâm lý này...

Phân tích của chuyên gia Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác (chủ nhiệm Bộ môn Dự báo Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người): Không có sự khác biệt về tâm linh

Chu
Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác

Có nhiều hình thức mai táng song ở Việt Nam phổ biến là địa táng và hỏa táng.

Nhiều người cho rằng, hỏa táng không tốt, vong linh không về được với con cháu nhưng thực tế nghiên cứu của các nhà ngoại cảm cho thấy, không có sự khác biệt.

Nhiều nước trên thế giới áp dụng hỏa táng và đây là hình thức văn minh.

Hiện tại, nhiều người Việt Nam cũng đã yêu cầu người thân, khi chết được hoả táng.

Vì vậy, hỏa táng, hay địa táng... chỉ là quan niệm và thói quen của mỗi dân tộc, vùng miền.

Việt Nam vẫn có thói quen địa táng là chính, nhưng ngay cả địa táng cũng có những cách thức khác nhau.

Chẳng hạn như miền Bắc, sau khi chôn vài năm thường "sang cát" nhưng từ Hà Tĩnh trở vào thường chôn thẳng.

Do đó, các hình thức chỉ là do thói quen, tập quán, tín ngưỡng... chứ không ảnh hưởng gì tới sự linh thiêng của những người đã chết.

a
Một gia đình đã địa táng sau khi hỏa táng.


Ông Bùi Trọng Hiếu
(Phó giám đốc Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM): Hỏa táng là hình thức văn minh

x
Ông Bùi Trọng Hiếu

Nếu chỉ tính ở TP.HCM với diện tích 1 huyệt chôn, xây và đường đi giữa các hàng huyệt chôn, chiếm bình quân 6m2 (1,8 x 3,4m) thì trong vòng 17 năm (1988 - 2005) với 89.324 lượt hỏa táng, TP.HCM sẽ mất khoảng 535.944m2 (53,5ha) đất làm nghĩa trang.

Giảm được chi phí xây dựng, bảo quản và đi lại thăm viếng mồ mả cho người dân.

Không phải xây cất 90.000 ngôi mộ là khoản tiết kiệm lớn cho xã hội.

Tiết kiệm được gỗ làm áo quan lớn dùng cho địa táng mà điều đó cũng góp phần tham gia vào công tác bảo vệ rừng...

a
PGS.TS Phạm Văn Thân

 

PGS.TS Phạm Văn Thân (nguyên Trưởng Phòng Nghiên cứu Vi khuẩn gây dịch bệnh tối nguy hiểm - Viện Vệ sinh Dịch tễ TW): Hỏa táng đảm bảo vệ sinh

Các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ bị tiêu huỷ sau khi hỏa táng.

Từ đó không còn mầm bệnh lây lan ra môi trường hay ngấm sâu vào đất, phát sinh vào nguồn nước.

Nếu chôn như truyền thống thì những loại vi khuẩn này sẽ có điều kiện lây cho những người xung quanh.

Ý kiến người dân

Bà Nguyễn Phương Mai
Bà Nguyễn Phương Mai

Bà Nguyễn Phương Mai (68 tuổi ở Hai Bà  Trưng, Hà Nội): Tôi đã xác định với con cháu...

Tôi biết con, cháu của tôi có tâm lý là thích chôn cất tôi khi mất.

Tuy nhiên, phương án này tôi không thích, tôi thường hay bảo với các con khi tôi chết, nên hỏa táng cho tôi, có làm được như vậy tôi mới thanh thản ra đi về thế giới bên kia, tâm hồn siêu thoát nhanh hơn.

Cụ Đặng Thị Am (92 tuổi ở ngõ Thổ Quan, Khâm Thiên, Hà Nội): Tôi đang cân nhắc...

a
Cụ Đặng Thị Am

Tôi đã mua đất ở quê tôi, từ cách đây gần 20 năm và đã xây một ngôi mộ giả cho mình có đề tên trên bia mộ và ngày mất giả để giữ đất ngay sát cạnh mộ của ông nhà tôi.

Tôi cũng phải cân nhắc việc an táng vĩnh viễn nghĩa là chôn một lần vĩnh viễn không bốc mộ ở các công viên vĩnh hằng hoặc là hỏa táng.

Nếu hỏa táng thì cũng đỡ phiền phức cho con cháu.

Vả lại, tro cốt của mình cũng có thể được đặt lên bàn thờ ngay trong nhà mình, rất tiện cho con cháu trong việc cúng giỗ.

Hằng năm, tại TP.HCM có khoảng từ 28.000 - 30.000 người qua đời. Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM phục vụ lĩnh vực mai táng chiếm khoảng 40% (14.000 người trong năm 2007). Trong đó, hỏa táng thực hiện được tại 2 trung tâm Bình Hưng Hòa và Đa Phước chiếm 12.400 lượt/năm 2007 (86%), so với 10 năm trước đây chỉ chiếm khoảng 6.000 - 8.000 lượt/năm.

(Số liệu của phòng Kế hoạch Tổng hợp, Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM)

Nhóm PV (Theo: bee.net.vn)