Chùa Long Hoa-Hải Dương

Mo hình chùa Long Hoa(Hải Dương)
An lão là một huyện cổ bậc nhất của thành phố Hải Phòng xưa thộc Tổng Phương Chử huyện An Lão, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương với địa bàn khá rộng phong cảnh kỳ thú, sơn thủy hữu tình, địa linh nhân kiệt, tác giả sách Hải Dương phong vật ngâm khúc ca ngợi

Cõi An Lão một hồ thắng cảnh
Dãy Kha Lâm nối mạch tượng sơn
Trùng trùng yên ngựa giải phan
Bên sông Vụ Đỗ dâu ngàn đầu đong
Trong dãy núi trùng điệp bắt nguồn từ Tổ Sơn núi Voi, một đại cát địa của xứ đông, kề núi voi có núi Tiên Hội, đó là tên gọi của núi Quần Tiên thường tụ họp ở đây để đánh cờ, thưởng ngoạn phong cảnh. Tổng phương chử huyện An lão xưa có làng Hoa chử, Phương Chử, Ngọc Chử, Đồng Xuân, Chi Lai. Đình Chi Lai. Đình Phương Chử thờ một vị thần thời hùng vương thứ 18, đó là Cao Sơn, Ngài kết nghĩa với Ngài Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Quý Minh được nhân dân nhiều nơi tôn thờ vì có công phò vua giúp nước, sau khi qua đời thường hiển linh giúp nước cứu dân. Cũng tại vùng địa linh nhân kiệt này đã sản sinh một sỹ phu về phẩm hạnh tài ba, Ngài họ Bùi húy là Thành chữ là Mộng Hoa, đỗ tiến sỹ năm 1353, năm 26 tuổi. Ngài có công lớn giúp vua trần Nghệ Tông và Thuận Tông đánh tan quân Chiêm Thành xâm lược bờ cõi nước ta. Được vua thăng chức và ban thực ấp ở Phương chử gồm cả Chi Lai. Ngài là người có công lao lớn giúp dân an cư lạc nghiệp giữ gìn mỹ tục thuần phong, tu sửa chùa cảnh, đền thờ chính thần, những di tích văn hóa ấy sau đã trở thành niềm tự hào của quê hương qua áng thơ văn:
Gập ghềnh đỉnh thấp đỉnh cao
Bàn thờ hang đá kênh triều Mạc xưa
Cảnh Long Hoa bốn mùa thanh tĩnh
Đỉnh Chi Lai chung chính sườn non
Bốn bề chân núi dân thôn
Tiếng thiều tiếng trúc véo von đi về
Theo lịch sử chùa Long Hoa được các bậc tiền nhân xây dựng từ thời Lý, một triều đại Phật giáo thịnh hành vào bậc nhất ở nước ta, các vua nhà Lý từ Thái Tổ đến Thánh Tông, Nhân Tông đã cho xây dựng rất nhiều chùa từ kinh thành đến thôn quê nhằm xiển dương Phật Pháp, đưa đất nước tới thanh bình thịnh trị, chùa Long Hoa là một trung tâm Phật giáo lớn trong thời kỳ đó. Trải qua sự biến thiên của lịch sử và phong hóa của thời gian cho tới thời ký kháng chiến chống pháp và chống Mỹ, chùa bị tàn phá hết, từ đó chùa chỉ còn lại trong ký ức của người Phật tử và nhân dân địa phương đúng là “Vật đổi sao rời, bãi nương dâu. Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành”. Trong nhiều năm lại đây, Tăng Ny và Phật tử gần xa mong muốn được tái thiết ngôi chùa Long Hoa để thờ Phật tín ngưỡng, cầu nguyện quốc thái dân an. Sau nhiều năm đợi tháng chờ, nhờ tam bảo gia hộ, ơn đảng nhà nước, Ban đại diện phật giáo và phật tử nhân dân huyện An Lão đã được phép xây dựng chùa Long Hoa trên quy mộ kế thừa nền kiến trúc văn hóa cổ của Phật giáo và dân tộc.

Với tổng diện tích trong quy hoạch xây dựng gần 7 ha trong đó có 1,2 ha là rừng tự nhiên. dự kiến công trình chính nguyên liệu xây dựng sử dụng chủ yếu là gỗ tứ thiết và vật liệu xây dựng hiện đại. dự kiến lên đến hàng chục tỷ đồng. Kinh phí hoàn toàn nhờ cậy vào sự phát tâm cúng dàng công đức của các phật tử xa gần, các nhà hảo tâm và toàn thể nhân dân. Đây là công trình tín ngưỡng phật giáo tâm linh công đức vô lượng vô biên cùng chùa tháp Tường Long Đồ Sơn được phục dựng “Tác nhất thời lưu vạn đại” để hướng về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, góp phần giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

T.T Thích Thanh Giác