6. Tương Ưng tứ đế, Kinh 378-442

6. TƯƠNG ƯNG TỨ ĐẾ [1]

KINH 378. CHUYỂN PHÁP LUÂN [2]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:

“Đây là Khổ Thánh đế, là pháp vốn chưa từng được nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác [3]. Đây là Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, đây là Khổ Thánh đế đã biết, cần phải biết [4], là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Đây là Khổ tập Thánh đế đã biết, cần phải đoạn, [5] là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, đây là Khổ diệt Thánh đế đã biết, cần phải tác chứng; [6] là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế đã biết, cần phải tu, [7] là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, Tỳ-kheo, đây là Khổ Thánh đế đã biết, đã biết xong [8], là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, đây là Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn xong [9], là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, đây là Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã tác chứng xong [10]; là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế đã biết, [104a] đã tu xong [11]; là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Này các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, với ba chuyển, mười hai hành [12], Ta nếu không sanh nhãn, sanh trí, sanh minh, sanh giác, ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, và các chúng nghe pháp [13], Ta không bao giờ được coi là đã giải thoát, đã xuất, đã ly, và cũng không tự chứng đắcVô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đối với bốn Thánh đế này, với ba chuyển, mười hai hành, Ta sanh nhãn, sanh trí, sanh minh, sanh giác; do đó, ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, và các chúng nghe pháp, Ta đã giải thoát, đã xuất, đã ly, tự chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.”

 Một thời Thế Tôn nói pháp này, Tôn giả Kiều-trần-như [14] cùng tám vạn chư Thiên xa lìa trần cấu, được mắt pháp thanh tịnh.”

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Tôn giả Kiều-trần-như :

“Biết pháp chưa?”

Kiều trần như bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, đã biết.”

Lại hỏi Tôn giả Kiều-trần-như [15]:

“Biết pháp chưa?”

Kiều-trần-như bạch Phật:

“Bạch Thiện thệ, đã biết.”

Vì Tôn giả Kiều-trần-như đã biết pháp cho nên gọi là A-nhã Kiều-trần-như [16].

Sau khi Tôn giả A-nhã Kiều-trần-như đã biết pháp, Địa thần xướng lên rằng:

“Các nhân giả, đức Thế Tôn ở trong trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. đã ba lần chuyển mười hai hành pháp luân mà các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma, Phạm chưa từng chuyển, đem lại nhiều lợi ích, đem lại nhiều an lạc; vì lòng thương xót thế gian, bằng nghĩa lợi và sự hữu ích, làm lợi ích an vui cho Trời, Người, làm tăng thêm số chúng cõi Trời, giảm bớt chúng A tu la.”

Địa thần xướng lên xong, vọng đến các thần hư không, vua Trời Tứ thiên, trời Tam thập tam, trời Diệm ma, trời Đâu suất đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại, lần lượt truyền xướng, trong khoảnh khắc, lại vọng đến cõi Phạn thiên, nghe truyền vang âm thinh rằng:

“Các nhân giả, đức Thế Tôn ở trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại đã ba lần chuyển mười hai hành pháp luân mà các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma, Phạm chưa từng chuyển, đem lại nhiều lợi ích, đem lại nhiều an lạc; vì lòng thương xót thế gian, bằng nghĩa lợi và sự hữu ích, làm lợi ích an vui cho Trời, Người, làm tăng thêm số chúng cõi Trời, giảm bớt chúng A tu la.”

Vì Thế Tôn ở trong trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại chuyển pháp luân, cho nên kinh này được gọi là kinh Chuyển Pháp luân. [17]

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành. [104b]

KINH 379. TỨ ĐẾ (1) [18]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 380. TỨ ĐẾ (2) [19]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nếu Tỳ-kheo nào đối với bốn Thánh đế mà chưa hiện quán [20], phải nên tu tập hiện quán, khởi ý muốn tăng thượng, nổ lực tìm cầu phương tiện, chánh niệm, chánh tri, cần phải học [21].”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 381. ĐƯƠNG TRI [22]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật ở trong vườn nai, chỗ ở của Tiên nhơn, thuộc nước Ba-la-nại, bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế nên biết, nên hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế nên biết, nên đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế nên biết, nên chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế nên biết, nên tu. [23]”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 382. DĨ TRI [24]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu. [25] Như vậy, Tỳ-kheo đoạn ái dục, cởi bỏ các kiết sử, chứng đắc hiện quán mạn [26], đoạn tận khổ biên.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 383. LẬU TẬN [27]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú [104c] xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

 “Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu. [28] Như vậy, Tỳ-kheo này được gọi là A-la-hán, các lậu đã hết, việc làm đã xong, dẹp bỏ các gánh nặng, đã đạt được mục đích mình [29], hết sạch các kết sử, chánh trí, khéo giải thoát.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 384. BIÊN TẾ [30]

Tôi nghe như vầy:

“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu. [31] Như vậy, Tỳ-kheo này đạt đến tận cùng cứu cánh, rôt ráo lìa hết cấu nhiễm, cứu cánh phạm hạnh đã hòan thành, thuần nhất thanh bạch, được gọi là Thượng sĩ [32].”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 385. HIỀN THÁNH [33]

Tôi nghe như vầy:

“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu. Như vậy, Tỳ-kheo không còn then khóa, san bằng thành hào, vượt qua các hiểm nạn, cởi mở các ràng buộc, được gọi là Hiền Thánh dựng ngọn cờ Thánh [34].”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 386. HIỀN THÁNH (2) [35]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:

“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh [105a] đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu. Như vậy, Tỳ-kheo không còn then khóa, san bằng thành hào, vượt qua các hiểm nạn, cởi mở các ràng buộc, được gọi là Hiền Thánh dựng ngọn cờ Thánh [36].”

“Này các Tỳ-kheo, thế nào là không còn then khóa [37]? Năm hạ phần kết sử đã lìa, đã biết; đó gọi là không còn then khóa.

“Thế nào là san bằng thành hào [38]? Hào sâu vô minh đã đọan, đã biết; đó gọi là san bằng thành hào [39].

“Thế nào là vượt qua các hiểm nạn [40]? Giải thoát sanh tử, tận cùng khổ biên [41]; đó gọi là vượt qua các hiểm nạn.

“Thế nào là cởi mở các ràng buộc [42]? Ái đã đoạn, đã biết. [43]

“Thế nào là dựng ngọn cờ Thánh đạo [44]? Ngã mạn đã đoạn [45], đã biết; đó gọi là dựng ngọn cờ Thánh.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 387. NGŨ CHI LỤC PHẦN [46]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:

“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu. Đó gọi là Tỳ-kheo đoạn năm chi, thành tựu sáu phần, thủ hộ một,y chỉ bốn, trừ bỏ các đế, lìa các đường ngả tư, chứng các giác tưởng, tự chính mình tạo tác, tâm khéo giải thoát, tuệ khéo giải thoát, thuần nhất trong sạch, đó gọi là Thượng sĩ.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 388. LƯƠNG Y [47]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Có bốn pháp, nếu thành tựu thì được gọi là bậc Đại y vương, đầy đủ các chi phần cần phải có. Những gì là bốn? Một khéo biết bệnh; hai là khéo biết nguyên nhân của bệnh; ba là khéo biết cách đối trị bệnh; bốn là khéo biết trị bệnh, để về sau bệnh không còn tái phát nữa.

“Thế nào gọi là lương y khéo biết bệnh? Lương y biết rành các chủng loại bệnh như [105b] vậy như vậy; đó gọi là lương y khéo biết bệnh.

“Thế nào là lương y khéo biết căn nguyên của bệnh? Lương y biết rành bệnh này do gió gây nên, do đàm ấm gây nên, nước nhớt nước dãi gây nên, khí lạnh gây nên, do các sự việc hiện tại gây nên, do thời tiết gây nên; đó gọi là lương y khéo biết căn nguyên của bệnh.

“Thế nào là lương y khéo biết cách đối trị bệnh? Lương y biết rành các loại bệnh, nên thoa thuốc, nên cho mửa, cho xổ, nên nhỏ mũi, nên xông, nên cho ra mồ hôi; và những cách đối trị đại loại như vậy; đó gọi là lương y khéo biết cách đối trị.

“Thế nào là lương y khéo biết trị bệnh rồi về sau bệnh không còn tái phát nữa? Lương y khéo trị tất cả mọi chứng bệnh, khiến dứt trừ hòan tòan, vĩnh viễn không tái phát trở lại sau này nữa; đó gọi là lương y khéo biết trị bệnh không còn tái phát nữa.

“Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác là bậc Đại Y vương đã thành tựu bốn đức, chữa lành bệnh chúng sanh cũng lại như vậy. Bốn đức là gì? là Như Lai biết như thật đây là Khổ Thánh đế; biết như thật đây là Khổ tập Thánh đế; đã biết như thật đây là Khổ diệt Thánh đế, biết như thật đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế.

“Này các Tỳ-kheo, các lương y thế gian không biết như thật cách đối trị đối với cội gốc sanh, không biết như thật cách đối trị đối với cội gốc lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ. Còn Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác là vị Đại Y vương, biết như thật cách đối trị đối với cội gốc sanh, lão, tử, ưu, bi, não, khổ. Vì thế nên Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác được gọi là Đại Y vươmg.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 389. SA-MÔN BÀ-LA-MÔN (1) [48]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà không biết như thật Thánh đế về khổ này, không biết như thật Thánh đế về sự tập khởi của khổ này, không biết như thật Thánh đế về sự diệt tận của khổ này, không biết như thật Thánh đế về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ này, các sa-môn, bà-la-môn ấy chẳng phải là Sa-môn của Sa-môn, là Bà-la-môn của Bà-la-môn; những người ấy, đối với nghĩa của Sa-môn, nghĩa Bà-la-môn, không thể trong đời hiện tại tự tri tự tác chứng, tự biết rằng [49] ‘Ta, sự sanh đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa.’

“Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà biết như thật Thánh đế về khổ này, biết như thật Thánh đế về sự tập khởi của khổ này, [106a] biết như thật Thánh đế về sự diệt tận của khổ này, biết như thật Thánh đế về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ này, nên biết các sa-môn, bà-la-môn ấy chính là Sa-môn của Sa-môn, là Bà-la-môn của Bà-la-môn; những người ấy, đối với nghĩa của Sa-môn, nghĩa Bà-la-môn, trong đời hiện tại tự tri tự tác chứng, tự biết rằng ‘Ta, sự sanh đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa.’

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế hiện quán, nên khởi lòng mong muốn hơn lên, tinh cần, nổ lực, phương tiện tu học. Những gì là bốn? Đó là khổ Thánh đế, khổ tậpThánh đế, khổ diệt Thánh đế khổ diệt đạo tích Thánh đế.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 390. SA-MÔN BÀ-LA-MÔN (2) [50]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:

Nói rộng như trên, chỉ có một vài sự sai biệt là:

“Nếu không biết như thật bốn Thánh đế, nên biết, Sa-môn, Bà-la-môn này chẳng phải Sa-môn số, chẳng phải Bà-la-môn số [51]. Nếu biết như thật đối Thánh đế, Sa-môn, Bà-la-môn này…” cho đến,

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 391. NHƯ THẬT TRI [52]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà không biết như thật Thánh đế về khổ này, không biết như thật Thánh đế về sự tập khởi của khổ này, không biết như thật Thánh đế về sự diệt tận của khổ này, không biết như thật Thánh đế về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ này, nên biết Sa-môn, Bà-la-môn này không thoát được khổ.

“Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào biết như thật Thánh đế về khổ này, biết như thật Thánh đế về sự tập khởi của khổ này, biết như thật Thánh đế về sự diệt tận của khổ này, biết như thật Thánh đế về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ này, nên biết Sa-môn, Bà-la-môn này thoát được khổ.”

 Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

Cung như đối với Khổ không giải thoát và giải thoát, chi tiết như trên; cũng vậy:

đới với (xả) đường ác không giải thoát và giải thoát.

có thể xả giới thối giảm, và không xả giới thối giảm.

có thể tự tuyên bố đã chứng đắc pháp thượng nhân, và không thể tự tuyên bố đã chứng đắc pháp thượng nhân.

có thể ngoài (chánh pháp) này mà tìm cầu phước điền tốt, và không thể ngoài (chánh pháp) này mà tìm cầu phước điền tốt. [106a]

có thể ngoài (chánh pháp) này mà tìm cầu bậc Đại sư, và không thể ngoài (chánh pháp) này mà tìm cầu Đại sư.

không thể vượt qua khỏi khổ, và có thể vượt qua khỏi khổ.

không thể thoát khổ và có thể thoát khổ.

Như những kinh trên đều lập lại tiếp theo bằng kệ:

Nếu không biết cái khổ;

Và nhân các khổ này;

Và tất cả pháp khổ

Tịch diệt trọn không còn;

Nếu không biết đạo tích,

Tư duy [53] tất cả khổ;

Tâm giải thoát khỏi khổ,

Tuệ giải thoát cũng vậy,

Không thể vượt các khổ,

Để cứu cánh thoát khổ.

Nếu biết khổ như thật;

Cùng biết nhân các khổ;

Và tất cả các khổ

Tịch diệt hết không còn;

Nếu lại biết như thật,

Đạo tích để diệt khổ,

Tâm  giải thoát trọn vẹn,

Tuệ giải thoát cũng vậy,

Có thể vượt các khổ,

Cứu cánh được giải thoát.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 392. THIỆN NAM TỬ [54]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Nếu có thiện nam tử bằng chánh tín, sống không gia đình, xuất gia học đạo, tất cả điều cần làm là cần biết pháp bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, cần phải siêng năng, tìm cầu phương tiện tu tập hiện quán.”

Cũng như chương cú này, tất cả kinh bốn Thánh đế, đều nên nói đầy đủ như vậy.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  

Các kinh với nội dung: Biết như vậy, thấy như vậy, hiện quán như vậy, cũng nói như trên

 Lại nữa, cũng như kinh trên, với nội dung thêm bớt như sau:

“Đoạn tận ba kết, đắc quả Tu-đà-hoàn. Tất cả nên biết bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nên biết như vậy, nên thấy như vậy, hiện quán như vậy. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan [106b] hỷ phụng hành.”

 (...)

“Nếu ba kết sử đã đoạn tận, tham, nhuế, si mỏng, chứng đắc Tư đà hàm. Tất cả đều biết như thật đối với bốn Thánh đế, đó là biết về sự hiện hữu của khổ Thánh đế, biết về sự tập khởi của khổ Thánh đế, biết về sự diệt tận của khổ Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nên biết như vậy, nên thấy như vậy, và hiện quán như vậy.(...)” cũng nói như trên.

 (...)

“Nếu năm hạ phần kết đã đoạn tận, chứng đắc A-na-hàm hạng sanh bát-niết bàn [55], không còn tái sanh vào cõi thế gian này nữa. Tất cả đều cần biết bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nên biết như vậy, nên thấy như vậy, và hiện quán như vậy.(...)” cũng nói như trên.

 (...)

“ Nếu tất cả lậu đã đoạn tận, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời, tự tri tự tác chứng, tự biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa.’ Tất cả đều cần biết bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nên biết như vậy, nên thấy như vậy, và hiện quán như vậy.(...)” cũng nói như trên.

 (...)

 “Nếu chứng được đạo Bích-chi-phật, tất cả đều cần biết bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nên biết như vậy, nên thấy như vậy, và hiện quán như vậy.(...)” cũng nói như trên.

 (...)

“Nếu đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tất cả đều cần biết bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nên biết như vậy, nên thấy như vậy, và hiện quán như vậy.(...)” cũng nói như trên.

“Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.”

KINH 393. NHẬT NGUYỆT [56]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Như mặt trời mọc, ánh sáng hiện trước. Cũng vậy, chân chánh diệt tận khổ cũng có dấu hiệu xuất hiện trước [57]; tức là biết bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 394. NHẬT NGUYỆT (2) [58]

 [106c] Tôi nghe như vầy:

Một thời  Phật ở trong vườn nai, chỗ ở của Tiên nhơn, thuộc nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“ Nếu mặt trời, mặt trăng không xuất hiện giữa thế gian, tất cả các vì tinh tú cũng không xuất hiện giữa thế gian này, ngày và đêm, tháng nửa phần, tháng toàn phần, [59] thời tiết, số năm, thời khắc, khoảnh khắc, tất cả đều không xuất hiện. Như thế, thế gian sẽ luôn luôn tối tăm, không có ánh sáng, chỉ có đêm dài, thuần là một khối mù tối lớn hiện ra ở thế gian.

“Nếu Như Lai, Ứng cúng, Đẳng Chánh Giác không xuất hiệt ở thế gian, không nói về Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, thế gian này sẽ mù tối, không có ánh sáng chiếu rọi, như thế đêm dài thuần là bóng tối trùm khắp thế gian.

“Nếu mặt trời mặt trăng xuất hiện xuất hiện ở thế gian, các tinh tú cũng xuất hiện, ngày và đêm tháng nửa phần, tháng toàn phần, thời tiết, số năm, thời khắc, khoảnh khắc, tất cả đều xuất hiện ở thế gian. Cũng thế, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở thế gian nói Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, thế gian không còn tối tăm, và đêm dài được soi sáng, thuần nhất, trí tuệ sẽ hiện ra ở thế gian.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 395. THÁNH ĐỆ TỬ [60]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Như mặt trời xuất hiện, đi vòng khắp giữa không trung, phá tan mọi tăm tối, ánh sáng chiếu rõ. Cũng vậy, đa văn Thánh đệ tử đối với những pháp gì tập khởi, tất cả đều diệt hết rồi, xa lìa các trần cấu, sanh được mắt pháp sanh, đắc hiện quán, đọan trừ ba kết, là thân kiến, giới thủ và nghi. Ba kiết này đoạn tận, gọi là Tu đà hoàn, không rơi vào đường ác pháp, chắc chắn hướng đến Chánh giác, bảy lần qua lại cõi trời, cõi người, rồi giải thoát được khổ. Thánh đệ tử kia, trong lúc đó tuy có khởi lên ưu, khổ, nhưng vị ấy ly dục, lìa pháp ác bất thiện, có tầm, có tứ, có hỷ lạc do viễn ly sanh, đầy đủ an trụ Sơ thiền; chứ không thấy Thánh đệ tử kia có một pháp nào mà không đoạn, để có thể khiến tái sanh vào đời này. Đó là, Thánh đệ tử này được nghĩa lớn của mắt pháp. Cho nên, các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này nếu chưa hiện quán thì nên siêng năng, tinh cần tìm cầu phương tiện, khởi [107a] ý muốn tinh tấn tu học.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 396. KHƯ-ĐỀ-LA [61]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Nếu ai nới như vầy ‘Tôi đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán; sự tập khởi của khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế,’ mà lại nói ‘Tôi sẽ đạt được hiện quán Khổ diệt đạo tích Thánh đế.’ [62] Lời nói này không đúng. Vì sao? Vì điều này không xảy ra. Nếu Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế chưa được hiện quán mà muốn hiện quán Khổ diệt đạo tích Thánh đế, điều này không thể có được. Ví như có người nói: ‘Tôi muốn lấy lá khư-đề-la [63] kết lại làm thành món đồ đựng nước để mang đi.’ Điều này không thể có được. Vì sao? Vì không có điều này. Hay nói như vầy: ‘Tôi đối với Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, chưa hiện quán mà muốn đắc hiện quán Khổ diệt đạo tích Thánh đế.’ Điều này cũng không thể có được.

“Nếu lại nói: ‘Tôi sau khi hiện quán Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, sẽ chứng đắc hiện quán Khổ diệt đạo tích Thánh đế.’ Đó là lời nói khéo. Vì sao? Vì việc này có thể có được. Nếu Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế đã được hiện quán rồi, mà muốn hiện quán Khổ diệt đạo tích Thánh đế, điều này có thể có được. Ví như có người nói: ‘Tôi lấy lá bát-đàm-ma [64], lá ma-lâu-ca [65] kết lại thành đồ đựng nước mang đi.’ Đó là lời nói khéo. Vì sao? Vì điều này có thể có được. Cũng vậy, nếu nói rằng: ‘Tôi sau khi hiện quán Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, nay muốn đắc hiện quán Khổ diệt đạo tích Thánh đế.’ Đó là lời nói khéo. Vì sao? Vì điều này có thể có được. Nếu đối với Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế đã hiện quán, và muốn hiện quán Khổ diệt đạo tích Thánh đế, điều này có thể có được.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 397. NHÂN-ĐÀ-LA TRỤ [66]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Như một cục bông gòn nhỏ, [107b] hay cục bông kiếp-bối, đặt ở ngả tư đường. Khi bốn phương gió thổi, tùy theo chiều gió mà bông bay về một hướng. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà không biết như thật Khổ Thánh đế; không biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, nên biết Sa-môn, Bà-la-môn này thường hay nhìn mặt người khác, và thường hay nói theo người [67]. Vì không biết như thật, nên nghe người khác nói, hướng theo lời nói đó mà thọ nhận, nên biết người này đời trước không tu tập trí tuệ.

“Giống như cây trụ nhân-đà-la [68] dùng đồng, thiếc làm nên, rồi đem cắm sâu xuống đất, dù bốn phương gió mạnh cũng không thể làm lay động. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào biết như thật Khổ Thánh đế; biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, nên biết Sa-môn, Bà-la-môn này không quán sát mặt người, không nói theo người; vì Sa-môn, Bà-la-môn này là người có trí tuệ vững chắc. Người này trước kia đã tùy theo sự tu tập trước kia nên không theo lời nói của người. Cho nên, các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế phải siêng năng tìm cầu phương tiện, khởi ý muốn tăng thượng, tinh tấn tu học.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 398. LUẬN XỨ [69]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói cới các Tỳ-kheo:

“Giống như trụ đá dài mười sáu khủy tay, được cắm sâu xuống đất tám khủy tay, dù bốn phương có gió thổi cũng không thể làm lay động. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà biết như thật Khổ Thánh đế; biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế; Sa-môn, Bà-la-môn này có đến các chỗ luận nghị mà không thể bị khuất phục. Tâm người này giải thoát, tuệ giải thoát, có thể khiến cho Sa-môn, Bà-la-môn khác ngược lại sinh ra lo khổ. Biết như thật, thấy như thật như vậy đều là do tập hành của đời trước nên khiến trí tuệ không thể khuynh động. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế phải siêng năng tìm cầu phương tiện, khởi ý muốn tăng thượng, tinh tấn tu học.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 399. THIÊU Y [70]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Giống như có người bị lửa đốt cháy đầu và áo. Người ấy tức thì khởi ý muốn mãnh liệt [71], khẩn cấp dập tắt. [72]”

 [107c]Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Chớ nên nói như vậy! [73] Hãy gác qua việc đầu và áo. Đối với bốn Thánh đế cần phải khởi ý muốn mãnh liệt, tinh tấn, siêng năng tìm cầu phương tiện, tu tập hiện quán. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế,  khổ diệt Thánh đế, khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nếu chưa được hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, tu tập hiện quán. Vì sao?

“Này Tỳ-kheo, vì ở địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, luôn luôn bị thiêu đốt mà các Tỳ-kheo không thấy đó là khổ cùng cực. Nếu như Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế mà chưa được hiện quán, Tỳ-kheo này nên nhẫn chịu khổ, lạc, ưu, bi; đối với bốn Thánh đế lại càng siêng năng tinh tấn tìm cầu phương tiện, tu tập hiện quán, cần nên học như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 400. BÁCH THƯƠNG [74]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với cácTỳ-kheo:

“Giống như có người sống lâu trăm tuổi. Có người nói với người ấy rằng: ‘Ông nếu muốn nghe pháp thì mỗi ngày ba thời phải chịu khổ: Sáng sớm chịu khổ của trăm mũi thương đâm vào. Trưa, chiều lại cũng như vậy. Trong một ngày, chịu khổ ba trăm mũi thương đâm. Như vậy ngày nào cũng tiếp tục cho đến trăm năm, rồi sau đó nghe pháp, được hiện quán. Ông có thể chịu như vậy được không?’ Bấy giờ, người này vì muốn nghe pháp nên có thể chịu đựng tất cả. Vì sao? Vì con người sinh ra ở thế gian luôn luôn chịu khổ ở trong ba đường ác, khi thì địa ngục, khi thì súc sanh, khi thì ngạ quỷ, mà không cảm nhận các thứ khổ, cũng không nghe pháp. Cho nên, nay họ vì muốn được hiện quán, nên chẳng cho rằng cái khổ ba trăm mũi thương đâm vào người trọn đời là cái khổ lớn. Thế nên, các Tỳ-kheo, nếu đối với bốn Thánh đế mà chưa được hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu học hiẹân quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 401. BÌNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC [75]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Đối với bốn Thánh đế mà bình đẳng giác ngộ [76], gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác. Những gì là bốn? Đó là Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Đối với bốn Thánh đế này, mà bình đẳng giác ngộ thì gọi là Như Lai [108a] Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác. Cho nên, các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa được hiện quán, cần phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 402. NHƯ THẬT TRI [77]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại nước Ma-kiệt-đà, du hành trong nhơn gian. Giữa Vương xá và Ba-la-lị-phất có một xóm Rừng trúc; tại đây vua dựng một ngôi nhà Phúc đức. [78] Bấy giờ, Thế Tôn cùng với đại chúng dừng lại nghỉ một đêm trong nhà này. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo :

“Ta cùng với các ngươi, đối với bốn Thánh đế mà không biết, không thấy, không tùy thuận giác [79], không tùy thuận lãnh thọ [80], cho nên phải dong ruỗi trường kỳ trong sanh tử. Những gì là bốn? Đó là Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.

“Nhưng vì Ta cùng các ngươi đối với Khổ Thánh đế này đã tùy thuận giác tri, tùy thuận thâm nhập [81], nên cắt đứt các dòng hữu [82], đoạn tận sanh tử, không tái sanh nữa; đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế đã tùy thuận giác tri, tùy thuận thâm nhập, nên cắt đứt các dòng hữu, đoạn tận sanh tử, không tái sanh nữa. Cho nên, các Tỳ-kheo nếu đối với bốn Thánh đế mà chưa được hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu tập hiện quán.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Ta thường cùng các ngươi,

Trường kỳ lội sanh tử;

Vì không thấy Thánh đế,

Khổ lớn ngày càng tăng.

Nếu thấy bốn Thánh đế,

Dứt dòng biển hữu lớn,

Sanh tử đã trừ hết,

Không tái sanh đời sau.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 403. THÂN THỨ [83]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại nước Ma-kiệt-đà, du hành trong nhơn gian. Giữa Vương-xá và Ba-la-lị-phất có một xóm Rừng trúc; tại đây Vua dựng một ngôi nhà Phúc đức. Bấy giờ, Thế Tôn cùng với đại chúng dừng lại nghỉ một đêm trong nhà này. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi hãy cùng Ta đi đến rừng thân-thứ. [84]”

Bấy giờ, đức Thế Tôn cùng đại chúng đi đến rừng thân-thứ, rồi ngồi dưới bóng cây. Khi ấy, đức Thế Tôn tay cầm nắm lá cây, hỏi các Tỳ-kheo:

“Lá cây trong nắm tay này [108b] nhiều, hay lá cây trong rừng nhiều?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, lá cây trong nắm tay Phật rất ít. Còn lá cây trong rừng thì nhiều vô lượng, gấp trăm, ngàn, vạn, ức lần; cho đến tính toán thí dụ cũng không thể so sánh.”

“Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, Ta thành Đẳng Chánh Giác, những pháp mà Ta đã tự thấy, rồi tuyên thuyết [85] cho mọi người như lá cây trong tay. Vì sao? Vì pháp này [86] có lợi ích cho nghĩa [87], có ích lợi cho pháp, ích lợi cho phạm hạnh, minh tuệ chánh giác, hướng thẳng Niết bàn. Cũng nhiều như lá cây trong rừng lớn; chánh pháp mà Ta tự mình chứng tri, thành Đẳng Chánh Giác, không được Ta nói ra, cũng nhiều như thế. Vì sao? Vì những pháp ấy [88] không lợi ích cho nghĩa, không ích lợi cho pháp, không ích lợi cho phạm hạnh, minh tuệ chánh giác, hướng thẳng Niết bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa được hiện quán thì nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 404. KHỔNG [89]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại giảng đường Trùng các, bên cạnh ao Di hầu tại Tỳ-da-ly.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan, sáng sớm đắp y, mang bát vào thành Tỳ-da-ly khất thực. Sáng sớm hôm ấy có đám đông thiếu niên Li-xa [90] từ trong thành đi ra đến cửa tinh xá, đem cung tên tranh nhau bắn vào lỗ trống nơi cửa tinh xá [91]. Tất cả mọi mũi tên đầu lọt vào lỗ trống nơi cửa. Tôn giả A-nan thấy vậy, lấy làm lạ, thắc mắc “Các thiếu niên Li-xa này có thể làm được một việc khó khăn như vậy!”

 Sau khi Tôn giả vào thành khất thực trở về, cất y bát, rửa chân rồi đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi đứng lui qua một bên, bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, sáng sớm hôm nay, con đắp y mang bát vào thành Tỳ da ly khất thực, gặp có đám đông thiếu niên Li-xa từ trong thành đi ra, đến trước cửa tinh xá, đem cung tên tranh nhau bắn vào lỗ trống nơi cửa tinh xá. Tất cả mọi mũi tên đầu lọt vào lỗ trống nơi cửa. Con nghĩ thầm ‘Kỳ diệu thật, các thiếu niên Li-xa này, có thể làm được một việc khó khăn như vậy!’”

Phật bảo A nan:

“Ngươi nghĩ thế nào? Các thiếu niên Li-xa tranh nhau bắn tên vào lỗ cửa, và tất cả những mũi tên đó đều trúng vào. Việc này là khó hay chẻ một sợi lông thành trăm phần, rồi bắn trúng vào một phần sợi lông, và tất cả những mũi tên đó đều trúng, là khó?”

Tôn giả A nan bạch Phật:

“Nếu chẻ sợi lông thành trăm phần, rồi bắn vào một phần sợi lông, mỗi một phát đều trúng, điều này rất là khó.”

Phật bảo A nan:

“Chưa bằng đối với Khổ Thánh đế mà biết như thật, điều này mới thật là khó hơn. Cũng vậy, [108c] đối với Khổ tập Thánh đế, khổ diệt Thánh đế, khổ diệt đạo tích Thánh đế mà thấy biết như thật, điều này mới thật sự là khó.”

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ rằng:

Sợi lông chẻ trăm phần,

Khó bắn trúng một phần.

Quán mỗi một khổ ấm,

Là phi ngã, khó hơn!

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 405. MANH [92]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại giảng đường trùng các, bên cạnh ao Di hầu tại Tỳ-da-ly, bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ví như đất liền đều biến thành biển lớn. Có một con rùa mù, sống vô lượng kiếp. Trăm năm nó mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có một khúc gỗ nổi, chỉ có một lỗ hổng, lênh đênh trên sóng nước theo gió trôi nổi đông tây. Con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên một lần kia, sẽ gặp được cái lỗ hổng này không?”

Tôn giả A nan bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao? Vì con rùa mù này, nếu đến biển phía đông, khúc gỗ có thể theo gió, hoặc đến biển phía tây, nam, bắc. Cũng vậy, bốn phía xung quanh không dễ gì gặp được.”

Phật bảo A nan:

“Con rùa mù và khúc gỗ nổi tuy trái chiều nhau, nhưng có thể gặp được. Phàm phu ngu si phiêu lưu trong năm đường, tạm thời được thân người còn khó hơn việc trên. Vì sao? Vì những chúng sanh này không thực hành nghĩa này, không thực hành pháp, không thực hành điều lành, không thực hành chơn thật, lần lượt sát hại lẫn nhau, kẻ mạnh lấn áp người yếu, tạo ra vô lượng điều ác. Cho nên, các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành. [93]

KINH 406. TƯ DUY [94]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ có số đông Tỳ-kheo tụ tập  tại nhà ăn, tư duy về tư duy thế gian [95]. [109a] Bấy giờ, Thế Tôn biết tâm niệm của các Tỳ-kheo, đi đến nhà ăn, trải tòa mà ngồi, rồi bảo các Tỳ-kheo:

“Này các Tỳ-kheo, cẩn thận chớ tư duy những tư duy thế gian. Vì sao? Những điều tư duy thế gian nghĩa, chẳng lợi ích gì cho pháp, chẳng lợi ích gì cho phạm hạnh, chẳng phải trí, chẳng phải giác, không thuận Niết bàn. Các ngươi nên chân chánh tư duy, “Đây là Khổ Thánh đế, Đây là Khổ tập Thánh đế, Đây là Khổ diệt Thánh đế, Đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế.” Vì sao? Tư duy như vậy có lợi ích cho pháp, có lợi ích cho phạm hạnh, là trí, là giác, thuận hướng Niết bàn.

“Vào thời quá khứ, có một người ra khỏi thành Vương xá, đến bên bờ ao Câu-hy-la [96], ngồi tư duy về tư duy thế gian. Trong lúc đang tư duy bỗng thấy một đoàn quân gồm bốn quân chủng: voi, ngựa, xe, bộ binh, vô lượng vô số, tất cả đều đi vào trong một cái lỗ của ngó sen [97]. Thấy vậy, nó liền nghĩ: ‘Ta đã điên cuồng, mất tâm tính; điều thế gian không có mà nay ta thấy có.’

“Bấy giờ, cách ao này không xa, có nhiều người đang tụ tập lại một chỗ. Người này liền đi đến chỗ đám đông, nói rằng: ‘Các vị, nay tôi đã phát cuồng, tôi đã mất tâm tính, điều thế gian không có mà tôi thấy có.’ Người này kể đầy đủ như trên. Khi ấy mọi người đều bảo người này đã phát điên, mất tâm tính, những điều thế gian không có mà người này thấy có.”

Phật nói các Tỳ-kheo:

“Nhưng người này không phải điên cuồng mất tâm tính, mà là thấy chơn thật. Vì sao? Vì lúc ấy cách ao Câu-hy-la không xa có các vị Trời và A-tu-la khởi bốn thứ quân chủng chiến đấu giữa hư không. Lúc ấy, các vị Trời đắc thắng, quân A-tu-la bại trận, nhập vào trong một cái lỗ ngó sen trong hồ này.

“Cho nên, Tỳ-kheo, các ngươi hãy cẩn thận chớ tư duy thế gian. Vì sao? Vì tư duy thế gian chẳng lợi ích gì cho pháp, chẳng lợi ích gì cho phạm hạnh, chẳng phải trí, chẳng phải giác, không thuận Niết bàn. Mà nên tư duy về bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 407. TƯ DUY (2) [98]

Tôi nghe như vầy: 

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập nơi nhà ăn, bàn luận như vầy: ‘Hoặc nói thế gian là thường, hoặc nói thế gian là vô thường, thế gian vừa hữu thường vừa vô thường, [109b] thế gian chẳng phải hữu thường chẳng phải vô thường; thế gian là hữu biên, thế gian là vô biên; thế gian là vừa hữu biên vừa vô biên; thế gian chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên. Mạng là thân, hay mạng khác thân khác. Như Lai sau khi chết là có, Như lai sau khi chết là không, Như lai sau khi chết vừa có vừa không, Như lai sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không.”

Bấy giờ, đức Thế Tôn đang ngồi thiền tịnh ở một chỗ, bằng thiên nhĩ, nghe tiếng bàn luận của các Tỳ-kheo đang tụ tập ở nhà ăn. Nghe xong, Thế Tôn đi đến nhầ ăn, trải tòa mà ngồi trước đại chúng và bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi số đông Tỳ-kheo đang tụ tập  để bàn nói việc gì vậy?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, số đông Tỳ-kheo chúng con tụ tập ở nhà ăn này là bàn luận, hoặc bàn về hữu thường, hoặc bàn về vô thường. Nói đầy đủ như trên.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi chớ bàn luận nghĩa như vậy. Vì sao? Sự bàn luận này chẳng lợi ích gì cho pháp, chẳng lợi ích gì cho phạm hạnh, chẳng phải trí, chẳng phải giác, không thuận hướng Niết bàn. Này các Tỳ-kheo, nên luận nghị như thế này, ‘Đây là Khổ Thánh đế, Đây là Khổ tập Thánh đế, Đây là Khổ diệt Thánh đế, Đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế.’ Vì sao? Luận nghị này có lợi ích cho pháp, lợi ích cho phạm hạnh, là trí, là giác, thuận hướng Niết bàn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa được hiện quán, cần phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 408. GIÁC [99]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, số đông Tỳ-kheo tụ tập  nơi nhà ăn, có người giác tưởng có tham giác, có người giác tưởng có sân giác, hoặc có người giác tưởng có hại giác [100]. Bấy giờ, đức Thế Tôn biết tâm niệm của các Tỳ-kheo, nên đi đến nhà ăn, trải tọa cụ mà ngồi trước đại chúng, rồi bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi chớ khởi giác tưởng tham giác, chớ khởi giác tưởng nhuế giác, chớ khởi giác tưởng hại giác. Vì sao? Vì những giác tưởng này chẳng lợi ích gì cho nghĩa, chẳng lợi ích gì cho pháp, chẳng lợi ích gì cho phạm hạnh, chẳng phải chánh trí, chẳng phải chánh giác, không chánh hướng Niết bàn. Các Ngươi nên khởi giác tưởng về Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Vì sao? Vì sự giác tưởng đối với bốn Thánh đế này có lợi ích cho nghĩa, lợi ích cho pháp, lợi ích cho phạm hạnh, là chánh trí, chánh giác, chánh hướng Niết bàn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với [109c] bốn Thánh đế phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn thêm lên, chánh trí, chánh niệm, tinh tấn tu học.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 409. GIÁC (2) [101]

Tôi nghe như vầy:

Một thời… nói đầy đủ như trên, chỉ có sự sai biệt là:

“Khởi giác tưởng về bà con thân thuộc; khởi giác tưởng về quốc thổ nhân dân; khởi giác tưởng về không chết, cho đến nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.”

KINH 410. LUẬN THUYẾT [102]

Tôi nghe như vầy:

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập  nơi nhà ăn, bàn luận những đề tài như vầy [103]: hoặc là bàn luận việc vua, việc giặc cướp, việc đấu tranh, việc tiền bạc, việc y phục, việc ăn uống, việc nam nữ, việc ngôn ngữ thế gian, việc sự nghiệp, việc trong biển cả. Bấy giờ, đức Thế Tôn đang ở trong thiền định, bằng thiên nhĩ, nghe tiếng bàn luận của các Tỳ-kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nhà ăn, trải tọa cụ mà ngồi trước đại chúng, rồi bảo các Tỳ-kheo:

“Này các Tỳ-kheo, các ngươi tụ tập để bàn luận việc gì?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, chúng con tụ tập ở đây bàn nói về việc vua…” Nói đầy đủ như trên.

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi chớ bàn luận những đề tài như vầy: Bàn luận những việc vua… cho đến, không hướng đến Niết bàn. Nếu có bàn luận thì nên nói về Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Vì sao? Bốn Thánh đế này có lợi ích cho nghĩa, lợi ích cho pháp, lợi ích cho phạm hạnh, là chánh trí, chánh giác, chánh hướng Niết bàn.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 411. TRANH [104]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập  nơi nhà ăn, nói với nhau như vầy: “Tôi biết pháp luật, các ông không biết; những gì tôi nói là thành tựu, những gì tôi nói là hợp lý; những gì các ông nói là không thành tựu, không hợp lý; cái đáng nên nói trước thì lại nói sau, cái đáng nói sau thì nói trước. Thế rồi tranh luận nhau. Luận của tôi đúng. Luận của các Ông không bằng. Ai trời lời được thì trả lời đi!”

Bấy giờ, đức Thế Tôn đang ở trong thiền định, bằng thiên nhĩ, nghe tiếng các Tỳ-kheo tranh luận… Nói đầy đủ như trên cho đến, “bốn Thánh đến nếu chưa hiện quán [110a] thì cần phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn thêm lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.   

KINH 412. VƯƠNG LỰC [105]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập  nơi nhà ăn, bàn luận như vầy: ‘Vua Ba- tư-nặc và vua Tần-bà-sa-la [106], vua nào có thế lực lớn, vua nào giàu có hơn?’

Bấy giờ, đức Thế Tôn đang ở trong thiền dịnh, bằng thiên nhĩ, nghe tiếng bàn luận của các Tỳ-kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nhà ăn, trải tọa cụ mà ngồi trước đại chúng, rồi hỏi các Tỳ-kheo:

“Các ngươi đang bàn luận việc gì?”

Bấy giờ các Tỳ-kheo đem những việc trên bạch lại đầy đủ với Thế Tôn.

Phật nói với các Tỳ-kheo:

“Các ngươi bàn những việc về thế lực lớn, về sự giàu sang của các vua làm gì? Này các Tỳ-kheo, chớ luận bàn như vậy. Vì sao? Vì việc này không đem lại nhiều lợi ích về nghĩa, về pháp, về phạm hạnh, cũng chẳng phải trí, chẳng phải chánh giác, chẳng đưa đến Niết bàn. Các Ngươi nên bàn Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế Vì sao? Vì bốn Thánh đế này đem lại nhiều lợi ích về nghĩa, về pháp, về phạm hạnh, là chánh trí, chánh giác, chánh hướng Niết bàn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa được hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 413. TÚC MẠNG [107]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập  nơi nhà ăn, bàn luận như vầy: ‘Đời trước các ông làm những thứ nghề nghiệp gì, công xảo gì, và lấy gì để tự sống?’

Bấy giờ, đức Thế Tôn đang ở trong thiền định, bằng thiên nhĩ, nghe tiếng bàn luận của các Tỳ-kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nhà ăn, trải tọa cụ mà ngồi trước đại chúng, rồi hỏi các Tỳ-kheo:

“Các ngươi đang nói những gì?”

Lúc ấy, các Tỳ-kheo đem những việc trên bạch lại đầy đủ.

Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Này các Tỳ-kheo, các ngươi chớ bàn những việc đã làm đời trước. Vì sao? Vì việc này không đem lại nhiều lợi ích về nghĩa, về pháp, về phạm hạnh, cũng chẳng phải trí, chẳng phải giác, chẳng đưa đến Niết bàn. Này các Tỳ-kheo, các ngươi nên bàn Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Vì sao? [110b] Vì bốn Thánh đế này đem lại nhiều lợi ích về nghĩa, về pháp, về phạm hạnh, là chánh trí, chánh giác, chánh hướng Niết bàn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa được hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 414. ĐÀN-VIỆT [108]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập  nơi nhà ăn, bàn luận như vầy: ‘Đàn-việt mỗ giáp kia làm thức ăn thô sơ, chúng ta ăn xong không thấy ngon, không thấy khỏe. Chi bằng chúng ta bỏ thức ăn thô này mà đi khất thực. Vì sao? Vì các Tỳ-kheo đi khất thực thường được thức ăn ngon, lại thấy sắc đẹp, có lúc lại nghe tiếng hay, được nhiều người biết đện, cũng được y phục, ngọa cụ, thuốc men.”

Bấy giờ, đức Thế Tôn đang ở trong thiền định, bằng thiên nhĩ nghe tiếng bàn luận của các Tỳ-kheo, liền đi đến nhà ăn… Nói đầy đủ như vậy, cho đến, “hướng đúng Niết bàn.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 415. THỌ TRÌ [109]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi có thọ trì bốn Thánh đế mà Ta đã dạy không?”

Khi ấy, có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, đảnh lễ Phật, rồi chắp tay bạch Phật:

“Kính vâng, bạch Thế Tôn, bốn Thánh đế mà Thế Tôn đã dạy, con đã thọ trì.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Ngươi thọ trì bốn Thánh đế đó như thế nào?”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Như lời Thế Tôn đã dạy: ‘Đây là Khổ Thánh đế,’ con liền thọ trì; ‘Đây là Khổ tập Thánh đế, Đây là Khổ diệt Thánh đế, Đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế.’ Bạch Thế Tôn, bốn Thánh đế mà ngài đã dạy như vậy, con liền thọ trì.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Lành thay! Lành thay! Ta đã dạy về khổ Thánh đế , ngươi đã thọ trì chơn thật; Ta dạy về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, ngươi đều thọ trì chơn thật.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành. 

KINH 416. NHƯ NHƯ [110]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi có thọ trì những gì mà Ta đã dạy về bốn Thánh đế không?”

Lúc ấy có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, trịch vai hữu, [110c] đảnh lễ Phật, rồi chấp tay bạch Phật:

“Thưa vâng Thế Tôn, những gì mà Thế Tôn đã dạy về bốn Thánh đế, con đều đã thọ trì.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Ngươi đã thọ trì như thế nào về những gì mà Ta đã dạy về bốn Thánh đế?”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn nói khổ Thánh đế, con đều đã thọ trì, là như như, không lìa như, không khác như, chơn thật, [111] thẩm sát chân thật, không điên đảo, là lý chân thật của bậc Thánh. Đó là khổ Thánh đế. Thế Tôn dạy về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, là như như, không lìa như, không khác như, chơn thật, thẩm sát chân thật, không điên đảo, là lý chân thật của bậc Thánh. Đó gọi là bốn Thánh đế mà Thế Tôn đã dạy, con đều đã thọ trì.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Lành thay! Lành thay! Ngươi đã thọ trì chơn thật về bốn Thánh đế, mà Ta đã dạy là như như, không lìa như, không khác như, chơn thật, thẩm sát chân thật, không điên đảo. Đó gọi là Tỳ-kheo thọ trì chơn thật bốn Thánh đế của Ta.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 417. THỌ TRÌ (2) [112]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi có thọ trì những gì mà Ta đã dạy về bốn Thánh đế không?”

Khi ấy có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, vì Phật mà làm lễ, rồi chấp tay bạch Phật:

“Thưa vâng Thế Tôn, những gì mà Thế Tôn đã dạy về bốn Thánh đế, con đều đã thọ trì. Bốn đế là gì? Như Thế Tôn đã dạy là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.”, con cũng đều đã thọ trì.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Lành thay! Lành thay! như những gì mà Ta đã dạy về bốn Thánh đế, ngươi đều đã thọ trì.

“Này các Tỳ-kheo, nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào nói như vầy: ‘Như những gì mà Sa-môn Cù-đàm đã nói về khổ Thánh đế, Ta sẽ bỏ đi, và sẽ lập lại khổ Thánh đế khác.’ Điều đó chỉ có trên ngôn thuyết, nếu được gạn hỏi đến thì họ sẽ không biết, và càng làm tăng thêm sự nghi hoặc cho họ, vì đó không phải là cảnh giới của họ. ‘Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế này, ta sẽ bỏ đi, rồi sẽ lập lại bốn Thánh đế khác.’ Điều đó cũng chỉ có trên ngôn thuyết, nếu được gạn hỏi đến thì họ chẳng biết, và càng tăng thêm nghi hoặc cho họ, vì đó không phải là cảnh giới của họ.

“Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa được hiện quán thì nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 418. NGHI [113]

 [111a]Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu Tỳ-kheo nào đối với Phật có nghi, đối với Khổ Thánh đế cũng có nghi; Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế cũng có nghi. Nếu đối với pháp, Tăng có nghi thì đối với Khổ Thánh đế cũng có nghi; Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế cũng có nghi.

“Nếu người nào đối với Phật không nghi hoặc, đối với Khổ Thánh đế cũng không nghi hoặc; đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế cũng không nghi hoặc. Nếu người nào đối với Pháp, Tăng không nghi hoặc, đối với Khổ Thánh đế cũng không nghi hoặc; Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế cũng không nghi hoặc.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 419. NGHI (2) [114]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào đối với Khổ Thánh đế có nghi, đối với Phật cũng có nghi, đối với Pháp, Tăng có nghi. Đối với Khổ, Tập , Diệt, Đạo có nghi, đối với Phật cũng có nghi, đối với Pháp, Tăng có nghi.

“Nếu đối với Khổ Thánh đế không nghi, đối với Phật cũng không nghi, đối với Pháp, Tăng không nghi. Người đối với Tập , Diệt, Đạo Thánh đế không nghi, đối với Phật cũng không nghi, đối với Pháp, Tăng không nghi.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 420. THÂM HIỂM [115]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi hãy đi cùng Ta đi đến vách núi sâu nguy hiểm. [116]”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thưa vâng Thế Tôn.”

Bấy giờ, Thế Tôn cùng đại chúng đến vách núi sâu nguy hiểm [117], trải tòa ngồi, sau khi đi quan sát chung quanh hang núi sâu hiểm trở xong, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Vách núi này thật là sâu và nguy hiểm.”

Lúc ấy có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, đảnh lễ Phật, rồi chắp tay bạch Phật:

“Vạch Thế Tôn, vách núi này thật là sâu hiểm, nhưng còn có thứ gì sâu hiểm cùng cực và đáng sợ hơn nó không?”  

Phật biết ý của Tỳ-kheo này nên đáp liền:

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, vách núi này rất sâu hiểm, nhưng đối với nó còn có thứ sâu hiểm đáng sợ hơn nữa, đó là Sa-môn, Bà-la-môn không biết như thật Khổ Thánh đế; [111b] không biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Những vị này hoan lạc nơi các hành vốn là cội gốc của sự sanh [118]; hoan lạc nơi các hành vốn là cội gốc của sự già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ, mà tạo tác các hành này, khiến cho các hành lão, bệnh, tử, ưu, bi, não khổ càng ngày càng tăng trưởng, để rơi vào chỗ sâu hiểm của lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ. Như vậy, Tỳ-kheo, cái này rất sâu hiểm; nguy hiểm hơn cả cái kia. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  

KINH 421. ĐẠI NHIỆT [119]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có địa ngục Đại nhiệt [120]. Chúng sanh nào sinh vào địa ngục này thì chỉ một mực chịu nóng cháy.”

Bấy giờ có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, vì Phật làm lễ, rồi chấp tay bạch Phật:

“Như Thế Tôn đã dạy, địa ngục Đại nhiệt này vô cùng nóng bức. Bạch Thế Tôn, chỉ có đây là cực kỳ nóng, hay còn có thứ nóng bức nào đáng sợ hơn, không còn đâu hơn?”

“Như vầy, Tỳ-kheo, địa ngục này tuy thật là nóng bức, nhưng cũng có thứ nóng bức đáng sợ hơn địa ngục ấy, và không còn gì hơn. Những gì được gọi là thứ nóng bức đáng sợ hãi hơn địa ngục Đại nhiệt? Đó là Sa-môn, Bà-la-môn không biết như thật Khổ Thánh đế; không biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Như vậy, cho đến sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ là sự nóng bức thiêu đốt bừng bừng. Này Tỳ-kheo, đó gọi là sự nóng bức thiêu đốt bừng bừng thật đáng sợ, không còn gì hơn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 422. ĐẠI ÁM [121]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có địa ngục vô cùng tối tăm. Các chúng sanh sinh ra nơi đó không thấy được các phần thân thể của mình.”

Bấy giờ, có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, vì Phật làm lễ, rồi chấp tay bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, địa ngục này vô cùng tối tăm. Chỉ có nơi này tối tăm hay còn có chỗ nào [111c] tối tăm hơn, đáng sợ hơn địa ngục này nữa?”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Như vầy, còn có sự tối tăm đáng sợ hơn địa ngục này nữa. Đó là Sa-môn, Bà-la-môn đối với bốn Thánh đế không biết như thật, cho đến, rơi vào sự tối tăm cùng cực của sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ. Cho nên, các Tỳ-kheo đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 423. MINH ÁM [122]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Như mặt trời vận hành chiếu sáng các thế giới. Cho đến cả ngàn mặt trời, ngàn mặt trăng, chiếu sáng ngàn thế giới, ngàn núi Tu di, ngàn Phất-bà-đề, ngàn Diêm-phù-đề, ngàn Câu-da-ni, ngàn Uất-đơn-việt, ngàn Tứ thiên vương, ngàn cõi Tam thập tam thiên, ngàn Diệm-ma thiên, ngàn Đâu-suất thiên, ngàn Hóa lạc thiên, ngàn Tha hóa tự tại thiên, ngàn Phạm thiên. Đó gọi là Tiểu thiên thế giới. Khoảng giữa thế giới ngàn này có chỗ tối tăm, dù có ánh sáng mặt trời, mặt trăng chiếu sáng, có sức oai đức lớn cũng không thấy được, những chúng sanh này sinh ra những nơi này không thấy các phần thân thể của mình.”

Bấy giờ, có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, đảnh lễ Phật, rồi chấp tay, bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, như Thế Tôn nói, chỗ này vô cùng tối tăm. Chỉ có nơi này tối tăm hay còn có chỗ nào tối tăm hơn, đáng sợ hơn địa ngục này nữa?”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Như vầy, còn có sự tối tăm đáng sợ hơn địa ngục này nữa. Đó là Sa-môn, Bà-la-môn đối với bốn Thánh đế không biết như thật, cho đến, rơi vào sự tối tăm cùng cực của sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ. Cho nên, các Tỳ-kheo đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 424. MINH ÁM (2) [123]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Từ Tiểu thiên thế giới, con số được nhân lên đến một ngàn, đó gọi là Trung thiên thế giới. Khoảng giữa Trung thiên thế giới có chỗ tối tăm…” như trên đã nói, cho đến, “đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, [112a] thì phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 425. MINH ÁM (3) [124]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Từ Trung thiên thế giới, con số được nhân lên đến một ngàn, đó gọi là Tam thiên đại thiên thế giới. Khoảng giữa các thế giới này là chỗ tối tăm, dù có mặt trời, mặt trăng vận hành, chiếu khắp thế giới đi nữa, nhưng những chúng sanh kia vẫn không thấy,...” cho đến. “... rơi vào chỗ tối tăm của sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ. Cho nên các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu thọc hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 426. THÁNH ĐẾ [125]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nay Ta sẽ nói về bốn Thánh đế. Hãy lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Bốn đế là gì? Đó Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.Đó gọi là bốn Thánh đế.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

Như kinh “Đương thuyết” (Ta sẽ nói) trên, cũng vậy, các kinh:

có (bốn Thánh đế);

nên biết (bốn Thánh đế).

cũng nói như trên.

KINH 427. THIỀN TƯ [126]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

 “Nên chuyên cần thiền tịnh tư duy [127], phát khởi chánh phương tiện [128], để nội tâm tịch tĩnh. Vì sao? Tỳ-kheo thiền tịnh tư duy, nội tâm tịch tĩnh đã thành tựu, sẽ hiển hiện như thật. Hiển hiện như thật những gì? Hiển hiện như thật Khổ Thánh đế; hiển hiện như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 428. TAM-MA-ĐỀ [129]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nên tu vô lượng tam-ma-đề [130], chuyên tâm chánh niệm. Vì sao? Khi tu vô lượng tam-ma-đề, chuyên tâm chánh niệm, sẽ hiển hiện như thật như vậy. Hiển hiện như thật những gì? Hiển hiện như thật Khổ Thánh đế; hiển hiện như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo [112a] tích Thánh đế.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 429. TRƯỢNG [131]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Như người ném gậy lên giữa hư không, gậy liền rơi trở xuống, hoặc gốc chạm đất, hoặc thân chạm đất, hoặc đầu chạm đất. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào không biết như thật về Khổ Thánh đế; không biết như thật về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, nên biết, Sa-môn, Bà-la-môn này hoặc đọa vào địa ngục, hoặc đọa vào súc sanh, hoặc đọa vào ngạ quỷ. Cho nên, các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này nếu chưa hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 430. TRƯỢNG (2) [132]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Như người ném gậy lên giữa hư không, gậy liền rơi trở xuống, hoặc rơi xuống đất sạch, hoặc rơi xuống đất không sạch. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào không biết như thật về Khổ Thánh đế; không biết như thật về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế; vì không biết như thật cho nên hoặc sanh vào đường lành, hoặc sanh vào đường ác. Thế nên, các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế  nếu chưa hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 431. NGŨ TIẾT LUÂN [133]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Như cái bánh xe có năm tiết liên tục [134], một người thanh niên khỏe mạnh có thể quay nhanh bánh xe này. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào không biết như thật về Khổ Thánh đế, không biết như thật về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, sẽ bị luân hồi trong năm đường xoay vần một cách nhanh chóng; hoặc đọa vào địa ngục, hoặc đọa vào súc sanh, hoặc đọa vào ngạ quỷ, hoặc Trời, hoặc Người, rồi lại đọa vào đường ác, trường kỳ luân chuyển. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan [112c] hỷ phụng hành.

KINH 432. TANG THƯỢNG THUYẾT PHÁP

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Như Lai Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đã nói pháp tăng thượng [135]; nghĩa là bốn Thánh đế được khai thị, được thi thiết, được kiến lập, được phân biệt, được diễn giải, bày hiển hiện, được biểu lộ [136]. Những gì là bốn? Đó Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn mãnh liệt, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 433. HIỆT HUỆ [137]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là hiệt huệ [138]? Có phải là biết như thật về Khổ Thánh đế, về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, hay không biết?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, theo như sự hiểu biết của chúng con về những lời dạy của Phật, đối với bốn Thánh đế mà biết như thật, đó gọi là hiệt huệ.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Lành thay! Lành thay! Nếu đối với bốn Thánh đế mà biết như thật, đó gọi là hiệt huệ. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn mãnh liệt, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 434. TU-ĐẠT [139]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, gia chủ Tu-đạt-đa [140] đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, bốn Thánh đế này phải hiện quán theo thứ lớp hay phải hiện quán tức thời [141]?”

Phật bảo gia chủ:

“Bốn Thánh đế này phải hiện quán theo thứ lớp, chứ không phải hiện quán tức thời.”

Phật bảo gia chủ:

“Nếu có người bảo: ‘Đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán mà có thể hiện quán Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế,’ lời nói này không đúng. Vì sao? Vì đối với Khổ Thánh đế nếu chưa hiện quán mà có thể hiện quán Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế thì điều không thể có được. Cũng giống như người lấy hai lá cây nhỏ [142] xếp lại làm đồ đựng nước mang đi thời không thể có được. Cũng vậy, đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán mà có thể hiện quán Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, [113a] Khổ diệt đạo tích Thánh đế,’ thì điều này không thể có được.

“Như có người lấy lá sen kết lại làm đồ chứa nước mà đem đi, việc này có thể có được. Cũng vậy, này Gia chủ, đối với Khổ Thánh đế đã hiện quán rồi, có thể hiện quán Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế,’ điều này có thể có được. Cho nên, Gia chủ, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn mãnh liệt, tu học hiện quán."

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 435. ĐIỆN ĐƯỜNG [143]

Như điều Trưởng giả Tu-đạt đã hỏi ở kinh trên, có Tỳ-kheo khác hỏi đức Phật, cũng được nói như vậy. Chỉ có sai biệt nơi thí dụ:

“Như có con đường có bốn bực thềm đi lên điện đường. Nếu có người nói: ‘Không cần lên bậc thứ nhất mà lên ngay bậc thứ hai, thứ ba, thứ tư, lên điện đường,’ điều này không thể có được. Vì sao? Phải do bậc thứ nhất rồi sau đó đến bậc thứ hai, bậc thứ ba, bậc thứ tư để lên được đến điện đường. Cũng vậy, Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán mà muốn hiện quán Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế,’ điều này không thể có được. 

“Này Tỳ-kheo, nếu có người nói: ‘Bằng bốn bậc thềm đưa lên điện đường, nhưng phải do từ bậc thềm thứ nhất, rồi sau đó đến bậc thứ hai, bậc thứ ba, bậc thứ tư mới lên được điện đường,’ nói như vậy mới đúng. Vì sao? Vì phải do bậc thềm thứ nhất, sau đó mới leo lên bậc thềm thứ hai, thứ ba, thứ tư rồi lên được điện đường, việc này có thể có được. Cũng vậy Tỳ-kheo, nếu đối với Khổ Thánh đế đã hiện quán rồi, tuần tự có thể hiện quán Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.’ Nên nói như vậy. Vì sao? Vì đối với Khổ Thánh đế đã hiện quán, sau đó theo thứ lớp đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế hiện quán, việc này có thể có được.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ [113b] phụng hành.

KINH 436. ĐIỆN ĐƯỜNG (2) [144]

Như Tỳ-kheo đã hỏi ở kinh trên, những điều Tôn giả A nan hỏi, đức Phật cũng dạy như vậy, chỉ có thí dụ là sai khác.

Phật bảo A nan:

“Như cái thang có bốn bậc đưa lên điện đường. Nếu có người nói: ‘Không cần nhờ vào bậc thứ nhất mà lên ngay bậc thứ hai, bậc thứ ba, bậc thứ tư là lên được diện đường,’ thì không thể có được. Cũng vậy A nan, nếu đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán mà muốn hiện quán Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế,’ điều này không thể có được Vì sao? Nếu đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán mà muốn hiện quán Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, thì không thể có được.

“Này A nan, như cái thang có bốn bậc đưa lên điện đường, nếu có người nói: ‘Phải do bậc thứ nhất, sau đó mới lên bậc thừ hai, thứ ba, thứ tư rồi lên tới điện đường.’ Nói như vậy mới đúng. Vì sao? Vì phải do vào bậc đầu tiên, tuần tự lên bậc thứ hai, thứ ba, thứ tư rồi mới tới điện đường. Điều này có thể có được. Cũng vậy, A nan đối với Khổ Thánh đế đã hiện quán rồi, tuần tự có thể hiện quán Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Điều này có thế có được.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 437. CHÚNG SANH [145]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Như lấy hết cây cỏ trên quả đất này, dùng làm cây thương [146], và xâu hết tất cả các loài thủy vật trong biển lớn, có thể xuyên suốt được tất cả không?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao? Vì những con vật ở trong biển lớn đủ các hình tướng, chủng loại, hoặc có loài nhỏ quá, không thể xâu được, hoặc lớn quá, cũng không thể xâu được.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Đúng vậy, đúng vậy! Chúng sanh giới vô số, vô lượng. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn mãnh liệt, tu học hiện quán."

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 438. TUYẾT SƠN [147]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn cầm một cục sạn [148], rồi hỏi các Tỳ kheo:

“Các ngươi nghĩ sao? [113c] Sạn trong tay Ta đây là nhiều hay sạn ở núi Tuyết lớn nhiều?”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, sạn trong tay của Thế Tôn rất ít, còn sạn ở núi Tuyết thì nhiều trăm, ngàn muôn, ức, vô lượng, không thể dùng toán số, thí dụ để so sánh được.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Những chúng sanh mà biết như thật Khổ Thánh đế, biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế thì ít như sạn ở trong tay Ta đang cầm. Còn những chúng sanh kia mà không biết như thật đối Khổ Thánh đế, không biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế thì nhiều như sạn ở núi Tuyết, nhiều đến vô lượng. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 439. HỒ TRÌ ĐẲNG [149]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Như ao hồ, sâu rộng năm mươi do tuần, nước đầy tràn. Nếu có người dùng một sợi tóc, hoặc sợi lông, hoặc đầu ngón tay thấm vào nước hồ này cho đến ba lần, thế nào, này các Tỳ-kheo, giọt nước thấm của người kia nhiều hay nước trong hồ nhiều?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, nước trên sợi tóc, sợi lông, hay dầu ngón tay của người này rất ít, còn nước trong hồ thì nhiều vô lượng, vô số cho đến không thể dùng toán số, thí dụ để so sánh được.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Nhiều như nước trong hồ lớn, nhiều vô lượng, là gốc rễ khổ bị cắt đứt như cây đa la bị chặt ngọn, thành các pháp không tái sanh trong tương lai, mà đa văn Thánh đệ tử đoạn trừ khi thành tựu kiến đế [150], đắc Thánh đạo quả. Những gì còn sót chưa đoạn tận, chỉ ít như nước đầu sợi tóc, sợi lông, ngón tay của người kia mà thôi. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

Như ví dụ hồ nước lớn, cũng vậy những ví dụ về hồ Tát-la-đa-tra-ca, sông Hằng-già, Da-phù-na, Tát-la-du, Y-la-bạt-đề, Ma-hê [151], cùng bốn biển lớn cũng nói như trên.

KINH 440. THỔ [152]

 [114a] Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, đức Thế Tôn tay cầm một hòn đất, lớn bằng trái lê [153], bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào, các Tỳ-kheo, hòn đất trong tay Ta nhiều hay đất trong núi Tuyết nhiều?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thưa, hòn đất trong tay Thế Tôn rất ít, còn đất tại núi chúa Tuyết thì thật nhiều, nhiều đến trăm ngàn ức na-do-tha, cho đến không thể dùng toán số, thí dụ để so sánh được.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Những chúng sanh mà biết như thật khổ Thánh đế, biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế cũng ít như hòn đất Ta đang cầm ở trong tay. Những chúng sanh mà không biết như thật khổ Thánh đế, không biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế Thánh đế, nhiều hơn đất ở núi chúa Tuyết. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

Như núi chúa Tuyết. Cũng vậy các ví dụ về núi Ni-dân-đà-la, Tỳ-na-đa-ca, Mã-nhĩ, Thiện kiến, Khư-đề-la-ca, Y-sa-đà-la, Du-kiền-đà-la, Tu di sơn vương, và đất đai trên đại địa cũng lại nưu vậy. Như dụ trái lê, cũng vậy các ví dụ trái A ma lặc ca, Bạt-đà-la, Ca la ca, quả đậu, cho đến ví dụ tép tỏi cũng nói như vậy.

KINH 441. TRẢO GIÁP [154]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, đức Thế Tôn dùng trong móng tay khựi một ít đất, rồi nói với các Tỳ-kheo:

“Các ngươi nghĩ thế nào, đất trên móng tay Ta nhiều, hay đất ở đại địa này nhiều?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, đất trong móng tay của Thế Tôn là rất ít, ít lắm, còn đất ở đại địa thì nhiều vô lượng, cho đến không thể dùng toán số, hay thí dụ để so sánh được.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Cũng như vậy, thân hình các chúng sanh mà có thể thấy được thì như đất trên móng tay; còn thân hình của chúng sanh vi tế không thể thấy được nhiều như đất trên đại địa. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”

Phật nói kinh này xong, các [114b] Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

Như đất liền nói trên, về thủy tánh cũng lại như vậy.

Các kinh khác tương tợ:

“Ít như đất trên móng tay, cũng vậy, những chúng sanh được sanh ra trong cõi người. Còn loại không được làm người cũng như đất đại địa.

“Những chúng sanh được sanh ra nơi có văn minh (đô thị) cũng như đất đính trên móng tay. Còn được sinh ra nơi biên địa cũng như đất trên đại địa.

“Người thành tựu Thánh tuệ nhãn cũng như đất trên móng tay. Còn người không thành tựu Thánh tuệ nhãn cũng như đất ở đại địa.

“Những chúng sanh biết được pháp luật này, cũng như đất dính trên móng tay. Còn chúng sanh không biết pháp luật cũng như đất ở đại địa.

“Như biết, biết bình đẳng cũng vậy, biết khắp tất cả, chánh tưởng, chánh giác, chánh giải, pháp hiện quán, cũng như vậy.

“Những chúng sanh biết có cha mẹ, cũng như đất đính trên móng tay; còn số chúng sanh không biết đến có mẹ cha cũng như đất ở đại địa.

“Những chúng sanh biết có bậc tôn trưởng của dòng Sa-môn, Bà-la-môn, và làm những điều cần làm phước đời này, đời khác, sợ tội thường bố thí, ăn chay giữ giới thì cũng như đất dính trên đầu móng tay; còn số chúng sanh không biết có bậc tôn trưởng của dòng Sa-môn, Bà-la-môn, làm những điều phước cần ở đời này, đời khác, sợ tôi lỗi thường bố thí, thọ trai, [155] giữ giới, thì cũng như đất ở đại địa.

“Những chúng sanh không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không nói hai lưỡi, không ác khẩu, không nói thêu dệt thì cũng như đất trên móng tay; còn số chúng sanh không giữ gìn giới luật, thì cũng như đất ở đại địa.

“Cũng vậy, những chúng sanh lìa tham nhuế, tà kiến, và chúng sanh không lìa tham nhuế, tà kiến cũng nói như vậy.

“Những chúng sanh không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu, ít như đất dính trên móng ta; còn số chúng sanh không giữ gìn năm giới nhiều như đất ở đại địa.

“Những chúng sanh giữ gìn tám giới thì cũng như đất dính trên móng ta; còn số chúng sanh không giữ gì tám giới thì cũng như đất ở đại địa.

 [114c] “Những chúng sanh giữ gìn mười điều lành thì cũng như đất trên móng tay; còn số chúng sanh không giữ mười điều lành thì cũng như đất ở đại địa.

“Những chúng sanh từ địa ngục, sau khi chết rồi được sanh làm người thì cũng như đất dính trên móng tay; còn số chúng sanh từ địa ngục sau khi chết trở lại sanh vào địa ngục, hoặc súc sanh, hay ngạ quỷ thì cũng như đất ở đại địa.

“Những chúng sanh từ địa ngục sau khi chết được sanh lên cõi Trời thì cũng như đất đính trên móng tay; còn số chúng sanh từ địa ngục, hoặc súc sanh, hay ngạ quỷ sau khi chết trở lại sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì cũng như đất ở đại địa.

“Những chúng sanh ở loài người sau khi chết rồi sanh trở lại làm người thì cũng như đất dính trên móng tay; còn số chúng sanh ở loài người sau khi chết sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh thì cũng như đất ở đại địa.

“Những chúng sanh từ cõi Trời sau khi chết trở lại sanh vào cõi Trời thì cũng như đất dính trên móng tay; còn số chúng sanh ở cõi Trời sau khi chết sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì cũng như đất ở đại địa.”

KINH 442. TỨ THÁNH ĐẾ DĨ SANH [156]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Trước kia, khi Ta chưa nghe pháp, đã có được chánh tư duy rằng, ‘Đây là Khổ Thánh đế,’ chánh kiến đã phát sanh; ‘Đây là Khổ tập Thánh đế, Đây là Khổ diệt Thánh đế, Đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế.khổ Thánh đế,’ chánh kiến đã phát sinh.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

Như kinh nói về đã sinh. Cũng vậy, đang sinh, sẽ sinh; kinh nói về khởi, tập , cận (gần), tu, tu nhiều, xúc, tác chứng; cũng như vậy.

 


 [1] Ấn Thuận Hội biên, Tụng iii. Tạp nhân, 4. Tương ưng đế, gồm các kinh Đại chánh, kinh 379 - 443 (nửa sau quyển 15 – nửa đầu quyển 16). Tương đương Pāli, S. 56. Saccasaṃyutta.

 [2] Đại chánh, kinh 379. Pāli, S. 56. 11- 12. Tathāgatena vuttā (Dhamma-cakkappavattana)..

 [3] Pāli (S. v. 422): idaṃ dukkhaṃ ariyasaccan ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapaādi, paññāṇaṃ udapādi vijjā udapādi, āloko udapādi, Này các Tỳ-kheo, đây là Khổ thánh đế, trong các pháp mà trước đây Ta chưa từng nghe, phát sanh nhãn, phát sanh trí, phát sanh huệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng.

 [4] Tri đương phục tri 智當復知. Pāli: idaṃ dukkhaṃ ariyasccaṃ pariññeyyan’ti … idaṃdukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññātan’ti, Đây là Khổ Thánh đế cần được biến tri…

 [5] Di tri đương đoạnt 已知當斷. Pāli: idaṃ dukkhasamupadayaṃ ariyasaccaṃ pahātabban’ti, Đây là Khổ tập Thánh đế cần được đoạn.

 [6] Dĩ tri đương tri tác chứng 已知當知作證. Pāli: idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabban’ti, Đay là Khổ diệt Thánh đế cần được tác chứng

 [7] Dĩ tri đương tu 已知當修. Pāli: idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabbanti. Đây là Khổ diệt đạo Thấnh đế cần được tu.

 [8] Dĩ tri dĩ xuất 已知已出. Pāli: idaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyan’ ti (...) pariññātan ti, Đây là Khổ Thánh đế cần được biến tri… đã được biến tri

 [9] Dĩ tri dĩ đoạn xuất 已知已斷出. Pāli: idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabban ti (...) pahīnan’ ti; Đây là Khổ tập Thánh đế cần đoạn, đã được đoạn.

 [10] Dĩ tri dĩ tác chứng xuất 已知已作證出. Pāli: idaṃ dukkhanirodham ariyasaccaṃ sacchikātabban’ti (...) sacchikatan’ti, Đây là Khổ diệt Thánh đế cần chứng, đã được chứng.

 [11]Dĩ tri dĩ tu xuất 已知已修出. Pali: idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabban’ti  (...) bhāvitan’ti, Đây là Khổ diệt Đạo thánh đế cần tu, đã được tu tu.

 [12] Tam chuyển thập nhị hành 三轉十二行. Pāli: tiparivattaṃ dvādasākāraṃ, ba vận chuyển, mừơi hai hình thái (hành tướng).

 [13] Pāli: sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya, trong thế giới gồm có Chư thiên, Ma vương, Phạm thiên, cùng giũa quần sanh loại gồm các sa-môn, bà-la-môn, các trời và con người.

 [14] Kiều-trần-như 憍陳如. Pāli: Koṇḍañña.

 [15] Trong nguyên bản: Câu-lân 拘鄰, trên kia âm là Kiều-trần-như.

 [16] A-nhã Câu-lân 阿若拘鄰. Pāli: āññasi vata, bho, koñḍañño, aññasi vata, bho, koñṇḍañño ti … aññāsikoñḍañño, (Phật nói) “Thật vậy, Koṇḍañña đã biết (liễu ngộ)! Thật vậy, Koṇḍañña đã biết.” (do đó Tôn giả được gọi là) Aññāsikoṇḍañña (Aññāta-Koñḍañña).

 [17] Tên gọi Pāli: Dhammacakkappavattanasutta.

 [18] Đại chánh, kinh 380.

 [19] Đại chánh, kinh 381.

 [20] Nguyên Hán: vô gián đẳng.

 [21] Nguyên bản: giác 覺. Trưởng lão Ấn Thuận sửa lại là học 學.

 [22] Đại chánh, kinh 382. S. 56. 29. Abhiñeyyaṃ (cần đuộc thắng tri).

 [23] Xem kinh 378 và các cht. 22-3o..

 [24] Đại chánh kinh 383.

 [25] Xem kinh 378 và các cht. 32-30.

 [26] Nguyên văn: ư mạn vô minh đẳng於慢無明等 (đối với mạn và vô mình mà cứu cánh khổ biên); Ấn Thuận sửa lại là ư mạn vô gián đẳng, theo định của kinh. Xem các kỉnh kinh 23, 24: đoạn trừ ái dục, chuyển khứ chư kết, chánh vô gián đẳng; kinh 107: ư mạn khởi vô gián đẳng.

 [27] Đại chánh kinh 384. S. 56. 25. Āsavakkhayo.

 [28] Xem kinh 378.

 [29] Đãi đắc kỷ lợi 逮得己利.

 [30] Đại chánh kinh 385. Xem kinh 384 trên.

 [31] Xem kinh 379.

 [32] Thượng sỹ 上士; Pāli: uttamapurisa?

 [33] Đại chánh kinh 386.

 [34] Tham chiếu Trung N0 26(200); Pāli, M. 200. Alagadūpamasutta: ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu ukkhittapaligho itipi, saṃkiṇṇaparikkho itipi, abbūḷhesiko itipi, niraggaḷo itipi, ariyo pannaddhajo pannabhāro visaṃyutto itipi, Tỳ-kheo như vậy được gọi là vị đã dẹp bỏ chướng ngại vật, lấp bằng giao thông hào, nhổ bỏ cọc tre, tháo bỏ then khóa. Xem giải thích kinh tiếp.

 [35] Đại chánh kinh 387.

 [36] Xem cht. 49 kinh 385.

 [37] Vô hữu quan kiện 無有關鍵. Pāli: niraggaḷo, vị đã tháo bỏ then của.

 [38] Bình trị thành tiệm 平治城塹. Pāli: saṃkiṇṇa-parikkha, lấp đầy các hào rãnh.

 [39] Pāli: saṃkiṇṇparikkho (...) ponobbhaviko jatisaṃsāro pahīno hoti, đã lấp đây các hào rãnh, là đã đoạn trừ vòng luân chuyển tái sanh.

 [40] Pāli: ukkhittapaligho, đã dẹp bỏ chương ngại vật.

 [41] Pāli: ukkhittapaligho (...) avijjā pahīna hoti, đã dẹp bỏ chướng ngại, là đã đoạn trừ vô minh.

 [42] Giải thoát kết phược 解脫結縛. Pāli: abbhūḷhesika, đã nhổ bỏ cọc trụ.

 [43] Pali: abbhūḷhesiko (...) taṇhā pahīno hoti, đã nhổ bỏ cọc trụ, là đã đoạn trừ khát ái.

 [44] Kiến lập Thánh tràng 建立聖幢. Pāli: ariyo pannaddhajo pannabhāro visaṃyutto, là vị Thánh đã hạ cờ, trút gánh nặng, bứt ràng buộc.

 [45] Pali: asmimāno pahīno, đoạn trừ phúc cảm “tôi hiện hữu” (ngã mạn).

 [46] Đại chánh kinh 388. S. 56. 13. Khandha; 14. Āyatana.

 [47] Đại chánh kinh 399.

 [48] Đại chánh kinh 390. S. 56. 12.Vajji (Koṭigāma)

 [49] Tham chiếu kinh 351. Pāli, tham chiếu S. 12. 13; 56.12, na me te, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasamatā brāhmaṇesu va brāhmaṇasamatā; na ca pana te āyasmanto sāmaññatthaṃ vā brāhmaññatthaṃ vā diṭṭtheva dhamme sayaṃ abhiñīa sacchikatvā... Các Sa-môn, bà-la-môn này không phải những Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh giữa các Sa-môn, bà-la-môn; đối với mục đích của Sa-môn, Bà-la-môn, các tôn giả này, ngay trong đời này, không bằng thắng trí mà tự mình chứng nghiệm (...).

 [50] Đại chánh kinh 391. Xem kinh 389.

 [51]Phi sa-môn số, phi Bà-la-môn số 非沙門數, 非婆羅門數. Pāli: na (...) samaṇasaṃkhyā, brāhmaṇasaṃkhyā, không đúng danh nghĩa Sa-môn, Bà-la-môn.

 [52] Đại chánh kinh 392. Xem kinh 390.

 [53] Nguyên bản: tử 子. Ấn Thuận nghi là chữ tức 息: dập tắt.

 [54] Đại chánh kinh 393. Pāli, S. 56. 3-4. Kulaputta.

 [55] Sanh bát-niết bàn; năm hạng Bất hoàn, đây chỉ nêu một.

 [56] Đại chánh kinh 394. Pāli, S. 56. 38. Suriyapamā.

 [57] Pāli: yato ca kho, bhikkhave, tathāgato loke uppajjati (...) atha mahato ālokassa pātubhāvo (...): Như lai xuất hiện trong đời, ánh sáng vĩ đại xuất hiện (đó là bốn Thánh đế).

 [58] Đại chánh kinh 395. Pāli, như kinh 394.

 [59] Bán nguyệt, nhất nguyệt半月.一月; tháng 15 ngày và tháng 30 ngày; cách tính tháng Ấn độ cổ.

 [60] Đại chánh kinh 396.

 [61] Đại chánh inh 397. S. 56. 32. Khadira.

 [62]Pāli (S. v. 438) yo ahaṃ dukkham ariyasaccaṃ….dukkhanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ ariyasaccaṃ yathābhūtaṃ anabhisameeca sammā dukkhassantaṃ karissāmī t’ – n’etaṃ ṭhānaṃ vijjati, Ai nói, “tôi không thể như thực hiện quán Khổ Thánh đế … Khổ diệt đạo Thánh đế, nhưng tôi sẽ chân chánh đoạn tận khổ biên,” trường hợp này không xảy ra.

 [63] Khư-đề-la 佉提羅. Pāli: khadira, loại cây gỗ rất cứng (Acacia Catechu), nhựa dùng làm thuốc.

 [64] Bát-đàm-ma diệp 缽曇摩葉. Pali: padumapatta: lá sen. Nguyên bản chép nhầm là thuần-đàm-ma-diệp 純曇摩葉.

 [65] Ma-lâu-ca 摩樓迦. Pali: māluvā (một giống khoai); Hán âm theo Skt. māluka, một loại cây (Acimum Sanctum)

 [66] Đại chánh kinh 398. S. 56. 39. Indakhīlo

 [67] Pāli: te aññassa samaṇassa vā brāhmaṇassa vā mukhaṃ ullokenti, ‘ayaṃ nūna bhavaṃ jānaṃ jānāti passaṃ passatī’ti. Họ nhìn mặt các sa-môn, bà-la-môn khác mà nói ‘tôn giả này biết cái đáng biết, thấy cái đáng thấy.’

 [68] Nhân-đà-la trụ 因陀羅柱. Pāli: indakhīla, cột nêu ở cổng chợ.

 [69] Đại chánh kinh 399. S. 56. 40. Vādino (Vāditthika).

 [70] Đại chánh kinh 400. S. 56. 34. Cela.

 [71] Tăng thượng dục 增上欲. Pāli: adhimatto chando, ý muốn mãnh liệt.

 [72] Nguyên bản có thiếu: Phật hỏi các Tỳ-kheo, phải làm thế nào. Tỳ-kheo trả lời: khẩn cấp dập tắt. Phật nói tiếp.

 [73] Nguyên bản, câu này có vẻ thừa.

 [74] Đại chánh kinh 401. Một trăm mũi giáo. Pali, S. 56. 35. Sattisata.

 [75] Đại chánh kinh 402. S. 56. 23. Sammāsambuddha.

 [76] Bình đẳng chánh giác. Pāli: abhisambuddhata, giác ngộ siêu việt.

 [77] Đại chánh kinh 403. S. 56. 21. Vajji.

 [78] Phúc đức xá 福德舍. Xem Tứ phần 13 (tr. 654c23); Thập tụng 12 (tr. 89b27). Plāi: āvasathapiṇḍa.

 [79]. Tùy thuận giác 隨順覺. Pāli: anubodha, được giác ngộ một cách phù hợp, được giác tri, liễu giải, nhận thức chính xác.

 [80] vô tùy thuận thọ 無隨順受. Pāli: appaṭivedha, chưa được quyết trạch, chưa được quán triệt, thộng đạt.

 [81] Thuận nhập; ở trên nói: tùy thuận thọ.

 [82] Hữu lưu 有流, dòng xoáy của hữu; Pāli: bhavogha. S 56. 21: ucchinnā bhavataṇhā, đoạn hữu ái.

 [83] Đại chánh kinh 404. Pāli, S. 56. 31. Siṃsapā.

 [84]. Thân-thứ lâm 申恕林; rùng cây siṃsapā (loại cây Dalbergia Sissoo)

 [85]. Trong bản: định thuyết 定說. Có lẽ tuyên 宣mà chép nhầm.

 [86]. Chỉ pháp được tuyên thuyết.

 [87]. Ích lợi cho mục đích . Pāli: atthasaṃhitaṃ, liên hệ đến mục đích (giải thoát).

 [88] Những pháp không được công bố.

 [89] Đại chánh kinh 405. Lỗ khóa. Pāli, S. 56. 45. Vāla (cộng long).

 [90] Ly-xa đồng tử 離車. Pāli: Licchavikumaraka, con trai người Licchavi.

 [91] Tinh xa môn khổng 精舍門孔. Pali: tālacchigalena, xuyên qua lỗ khóa.

 [92] Đại chánh kinh 406. Con rùa mù.

 [93] Bản Hán, hết quyển 15.

 [94] Đại chánh, quyển 16, kinh 407. Phụ đề đầu quyển có ghi: phần thứ tư của Tụng iii. Tạp nhân tụng. Pāli, S. 56. 41. Cintā.

 [95] Pāli: lokacintaṃ cintento, tư duy về (tư duy) thế gian, suy nghĩ về thế giới. Sớ giải: Ngồi mà tư duy rằng: trời trăng kia ai tạo ra? Đại địa biển cả, ai làm ra? ….

 [96] Câu-hy-la trì 拘絺羅池. Pāli: hồ sen Sumāgadhā.

 [97] Ngẩu khổng 藕孔. Pāli: bhisamuḷāla, chồi non của sen.

 [98] Đại chánh kinh 408. S. 56. 8. Cintā.

 [99] Đại chánh kinh 409. Suy tầm, trầm tư. Pāli, S. 56. 7. Vitakkā.

 [100] Đây nói về ba bất thiện tầm.

 [101] Đại chánh kinh 410. Pāli, xem kinh 409.

 [102] Đại chánh kinh 411 S. 56. 10. Kathā.

 [103] Các đề tài được gọi là súc sanh luận (Pāli: tiracchānakathā), vì vô nghĩa, vô ích.

 [104] Đại chánh 412. Tranh cãi. Pāli, S. 56. 9. Viggāhikā.

 [105] Đại chánh kinh 413.

 [106] Ba-tư-nặc 波斯匿王 (Pāli: Pasenadi), vua nuốc Câu-tát-la 拘薩羅 (Pāli: Kosala). Tần-bà-sa-la 頻婆娑羅王 (Pāli: Bimbisāra), vua nước Ma-kiệt-đà.

 [107] Đại chánh kinh 414.

 [108] Tức thí chủ. Đại chánh kinh 415.

 [109] Đại chánh kinh 416. Pāli, S. 56. 15. Dhāraṇa.

 [110] Đại chánh kinh 417. S. 56. 20. 27. Tathā.

 [111] Như như, bất ly như, bất dị như 如如.不離如.不異如. Pāli (S. v. 430): tatham etaṃ avitatham etaṃ anaññatham etaṃ, nó là như thế, không trái lại như thế, không khác đi như thế.

 [112] Đại chánh kinh 418. S. 56. 16. Dhāraṇa.

 [113] Đại chánh kinh 419.

 [114] Đại chánh kinh 420.

 [115] Đại chánh kinh 421. S. 56. 42. Papāto.

 [116] Thâm hiểm nham深嶮巖; xem cht. 24 dưới. Pāli: ayāma, bhikkhave, yena paṭibhānakūṭo ten’ upasaṃkamissāma divāvihārayā, này các Tỳ-kheo, chúng ta hãy đi lên ngọn Paṭibhānakūṭa (Biện tài đỉnh) để nghỉ trưa.

 [117] Thâm hiểm nham 深嶮巖, vực thẳm sâu; bản Pāli: Thế Tôn lên ngọn Paṭibhāna, một Tỳ-kheo thấy một vực sau nguy hiểm, kêu lên (mahā vatāyaṃ bhante papāto subhayānako).

 [118] Sanh bổn chư hành lạc trước 生本諸行樂著. Pāli (S. v. 449): jātisaṃvattanikesu saṃkhāresu abhiramanti, hoan lạc nơi các hành vận chuyển sự thọ sanh.

 [119] Đại chánh kinh 422. Cực kỳ nóng. Pāli, S. 56. 43. Pariḷāha.

 [120] Đại nhiệt địa ngục 大熱地獄. Pāli: Mahāpariḷāha.

 [121] Đại chánh kinh 423. Cực kỳ đen tối. Pāli, S. 56. 46. Andhakāra.

 [122] Đại chánh kinh 424. Xem kinh 423 trên.

 [123] Đại chánh kinh 425. Gần giống kinh 434 trên.

 [124] Đại chánh kịnh 436. Gần tương đồng các kinh 434, 435 trên.

 [125] Đại chánh kinh 427. Pāli, S. 56. 29. Pariññeyyaṃ (cần được biến tri)

 [126] Đại chánh kinh 428. Pāli, S. 56. 2. Patisallāna (sống độc cư).

 [127] Đương cần thiền tư. Pāli: paṭisallāne yogam āpajjatha, hãy tu tập chuyên cần ở nơi nhàn tĩnh độc cư.

 [128] Chánh phương tiện, tức chánh tinh tần.

 [129] Đại chánh kinh 429. S. 56. 1. Samādhi.

 [130] Tức tu định.

 [131] Đại chánh kinh 430. Cây gây. Pāli, S. 56. 33. Daṇḍo.

 [132] Đại chánh kinh 431.

 [133] Đại chánh kinh 432.

 [134] Ngũ tiết tương tục luân 五節相續輪, bánh xe có năm nan.

 [135] Tăng thượng thuyết pháp 增上說法.

 [136] Các cách thuyết pháp của Phật, Pāli: ācikkananā (tuyên thuyết, công bố), desanā (giáo huấn, chỉ thị), paññāpanā (thi thiết, quy định), vivaraṇā (khai thị, khai hiển), vibhajanā (phân biệt, phân tích).

 [137] Đại chánh kinh 434.

 [138] Hiệt huệ 黠慧, nhận thức lão luyện, sâu sắc. Pāli: paṇḍita, tuệ quảng bác.

 [139] Đại chánh kinh 435. Tu-đạt, tên thật của Ông Cấp Cô Độc. Pāli: Sudatta.

 [140] Tu-đạt trưởng giả 須達長者. Pāli: Sudatta-gahapati.

 [141] Tiệm thứ vô gián đẳng, đốn vô gián đẳng 漸次無間等, 頓無間等.

 [142] Tế diệp; xem kinh 396.

 [143] Đại chánh kinh 436. Pāli, S. 56. 44. Kūṭāgāra.

 [144] Đại chánh kinh 437.

 [145] Đại chánh kinh 438. S. 56. 36. Pājā.

 [146] Thương 鏘; trong Khang hy, từ này chỉ tiếng khua của châu ngọc. Có lẽ là 槍 bị chép nhâm,f Pāli: sūla, cây giáo, hay cái cọc nhọn.

 [147] Đại chánh kinh 439. S. 56. 49-50. Sineru.

 [148] Hán: thổ thạch 土石. Pāli ibid., Phật so sánh bảy viên sỏi nhỏ bằng hạt cải (satta muggamattiyo pāsāṇakkharā) và núi Chúa Tu-di (Sineru).

 [149] Đại chánh kinh 449. Thí dụ về ao hồ, và các thú khác nũa. Pāli, S. 56. 52. Pokkharaṇī.

 [150] Kiến đế, thấy được Thấy đế. Pāli: ariyasāvakassa diṭihisampanassa puggalassa abhisametāvino, đối với Thánh đệ tử đã thành tựu kiến, đã đắc hiện quán. (Đây chỉ Thánh giả Tu-đà-hoàn).

 [151] Tên các con sông lớn ở Ấn độ: Sambejja, Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Sarabhū, Mahī.

 [152] Đại chánh kinh 441, Đất. Pāli, S.56. 55-60. Pathavī,vv.

 [153] Pāli: satta kolaṭṭhimattiyo guḷikā, hòn đất lớn bằng bảy hạt táo.

 [154] Đại chánh kinh 442. Móng tay. Pāli, S. 56. 51. Nakkhasikho.

 [155] Đây chỉ không ăn chiều.

 

 [156] Đại chánh kinh 443.