38. Tương Ưng Chư thiên, Kinh 1125-1232

38. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN [1]

KINH 1125. A-LUYỆN-NHÃ [2]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Tỳ kheo a-luyện-nhã, [3]

An trụ nơi vắng vẻ, [4]

Lặng lẽ tu phạm hạnh,

Ăn chỉ một lần ngồi, [5]

 [261a]Do vì nhân duyên gì,

Nhan sắc được tươi sáng?

Thế Tôn nói kệ đáp:

Không ưu sầu quá khứ;

Không hân cầu vị lai;

Hiện tại tùy sở đắc,

Chánh trí, chuyên chánh niệm.

Do chánh niệm khi ăn,

Nhan sắc thường tươi sáng;

Tâm, tưởng ruỗi vị lai,

Buồn tiếc theo quá khứ;

Lửa ngu si tự nấu,

Như mưa đá chết cỏ.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời. [6]

Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1126. KIÊU MẠN [7]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phậ, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Không khéo điều phục tâm,

Khởi dục vọng kiêu mạn; [8]

Chưa từng tu tịch mặc,

Cũng chẳng trụ chánh thọ. [9]

Ở rừng mà phóng dật,

Không qua đến bờ kia. [10]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Đã dứt bỏ kiêu mạn,

Tâm thường trụ chánh thọ

Trí sáng khéo phân biệt,

Giải thoát tất cả phược.

Một mình nơi rừng vắng,

Tâm này không phóng dật;

Nhanh chóng vượt qua bờ

Kẻ thù tử ma kia.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1127. CÔNG ĐỨC TĂNG TRƯỞNG [11]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. [261b] Bấy giờ có một thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Làm sao được ngày đêm,

Công đức luôn tăng trưởng?

Làm sao sinh cõi trời?

Xin Ngài giải nói rõ.

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Trồng vườn cây ăn quả;

Rừng cây cho bóng mát;

Cầu, thuyền dùng qua sông,

Xây dựng nhà phước đức [12];

Đào giếng giúp đỡ khát,

Khách xá giúp lữ hành;

Những công đức như vậy,

Ngày đêm thường tăng trưởng;

Giới đầy đủ như pháp,

Nhờ đó sinh cõi trời.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1128. CHO GÌ DƯỢC SỨC LỚN [13]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Thí gì được sức lớn?

Thí gì được diệu sắc?

Thí gì được an vui?

Thí gì được mắt sáng?

Tu tập những thí nào,

Gọi là nhất thiết thí?

Nay xin hỏi Thế Tôn,

Xin Ngài phân biệt nói.

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Thí ăn được sức lớn.

Thí y được diệu sắc.

Thí xe được an vui.

Thí đèn được mắt sáng.

Lữ quán để tiếp khách, [14]

Gọi là nhất thiết thí.

Đem pháp để dạy người,

Đó là thí cam lồ. [15]

Thiên tử này lại nói kệ:

 [261c] Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất. 

KINH 1129. HOAN HỶ [16]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tên là Tất-tì-lê, [17] tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ:

Chư  thiên và người đời,

Đều ưa thích thức ăn.

Vậy có các thế gian,

Phước lạc tự theo chăng? [18]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Tịnh tín tâm huệ thí,

Đời này và đời sau

Người ấy sanh nơi đâu,

Phước báo theo như bóng.

Cho nên bỏ keo kiệt,

Huệ thí không cáu bẩn;

Thí rồi, tâm hoan hỷ,

Đời này đời khác nhận.

Thiên tử Tất-bề-lê này bạch Phật:

“Kỳ diệu thay! Thế Tôn khéo nói nghĩa trên:

Tịnh tín tâm huệ thí,

Đời này và đời sau

Người ấy sanh nơi đâu,

Phước báo theo như bóng.

Cho nên bỏ keo kiệt,

Huệ thí không cáu bẩn;

Thí rồi, tâm hoan hỷ,

Đời này đời khác nhận

Thiên tử Tất-tì-lê bạch Phật:

“Bạch Thê tôn, con tự biết, thời quá khứ con đã từng làm quốc vương tên Tất-tì-lê, [19] bố thí, làm phước khắp cả bốn cửa thành. Ở trong thành kia có bốn giao lộ, ở nơi đó vua cũng bố thí làm phước.

“Lúc ấy đệ nhất phu nhơn đến nói với con: ‘Đại vương làm phước đức lớn, mà tôi không có sức để tu các phước nghiệp.’

“Khi đó, con nói: ‘Ngoài cửa thành phía Đông, bố thí, làm phước, việc đó đều thuộc về phu nhơn.’

“Các Vương tử cũng đến tâu với con: ‘Đại vương làm nhiều công đức, phu nhơn cũng vậy. Mà chúng con không có sức để làm các phước nghiệp. Nay chúng con xin được nương vào Đại vương làm chút công đức.’

 [262a]“Khi đó, con đáp: ‘Ngoài cửa thành phía Nam, bố thí, làm phước, việc đó đều thuộc về các con.’

“Bấy giờ có quan đại thần lại đến tâu với con: ‘Ngày nay Đại vương, Phu nhơn, cùng Vương tử làm nhiều công đức. Còn hạ thần không có  sức làm các phước nghiệp, xin nương vào Đại vương làm chút công đức.’

“Khi đó, con bảo: ‘Ngoài cửa thành phía Tây, bố thí làm phước,  việc đó đều thuộc về các ông.’

“Bấy giờ, các  tướng sĩ lại đến tâu với con: ‘Ngày nay Đại vương, làm nhiều công đức, Phu nhơn, Vương tử, và các Đại thần đều cùng làm, chỉ có chúng hạ thần không có sức để làm phước nghiệp, xin nương vào Đại vương để làm.’

“Khi đó, con đáp: ‘Ngoài cửa thành phía Bắc, bố thí làm phước, việc đó đều thuộc về các ông.’

“Bấy giờ, thứ dân trong nước lại đến tâu với con: ‘Ngày nay Đại vương làm nhiều công đức, Phu nhơn, Vương tử, Đại thần, các Tướng sĩ đều cùng làm. Chỉ có chúng tôi không có sức để tu phước, nguyện xin nương vào Đại vương làm chút công đức.’

“Khi đó, con đáp: ‘Trong thành kia, ở đầu bốn giao lộ, bố thí làm phước, việc đó đều thuộc về các ngươi.’

“Bấy giờ, Vua, Phu nhơn, Vương tử, Đại thần, Tướng sĩ, thứ dân, mọi người đều bố thí, làm các công đức. Việc huệ thí công đức trước đây của con  do đó mà bị gián đoạn. Khi đó những người con đã bảo họ làm phước đều trở về chỗ con, làm lễ con, và tâu con rằng: ‘Đại vương nên biết, những nơi tu phước,  Phu nhơn, Vương tử, Đại thần, Tướng sĩ, thứ dân, mỗi người đều y cứ chỗ mình mà bố thí, làm phước. Sự bố thí của Đại vương đến do đó mà bị gián đoạn.’

“Khi đó, con đáp: ‘Này Thiện nam! Các nước láng giềng hằng năm nộp tài vật cung ứng cho ta, phân nửa cho vào kho, còn phân nửa để lại các nước ấy thí ân, làm phước.’

“Người kia vâng theo lệnh vua, đến nước lân cận, gom góp tài vật, phân nửa cho vào kho, phân nửa để lại cho nước đó thí ân, làm phước.

“Trước kia con trường kỳ thí ân, làm phước như vậy, nên luôn luôn được phước báo khả ái, khả niệm, khả ý, thường hưởng được khoái lạc không cùng tận. Do phước nghiệp này cùng với quả phước báo phước, tất cả đều dồn vào nhóm công đức lớn. Ví như năm con sông lớn hợp thành một dòng, đó là sông Hằng, Da-bố-na, Tát-la-do, Y-la-bạt-đề, Ma-hê. Năm con sông này hợp thành một dòng như vậy mà không ai có thể đo lường số lượng trăm, nghìn, vạn, ức đấu hộc nước sông kia. Nước của con sông lớn này trở thành một khối lượng nước lớn. Quả báo của các công đức đã làm của con cũng như vậy, không thể đo lường, [262b] tất cả đều nhập vào nhóm công đức lớn.”

Thiên tử Tất-tì-lê nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ lễ Phật rồi biến mất.

KINH 1130. VIỄN DU [20]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Người nào có thể làm

Thiện tri thức viễn du? [21]

Người nào có thể làm

Thiện tri thức tại gia?

Người nào có thể làm

Thiện tri thức thông tài? [22]

Người nào có thể làm

Thiện tri thức đời sau?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Người dẫn đầu đoàn buôn:

Thiện tri thức du hành.

Vợ hiền lương trinh chính:

Thiện tri thức tại gia.

Thân tộc gần gũi nhau:

Thiện tri thức thông tài.

Công đức mình tu tập:

Thiện tri thức đời sau.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1131. XÂM BỨC [23]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Vận tối đem mạng đi,

Nên khiến người đoản mạng;

Bị sự già bức bách,

Mà không người cứu hộ,

Thấy già, bệnh, chết đó,

Khiến người sợ vô cùng,

 [262c] Chỉ làm các công đức,

An lạc đến an lạc..

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Vận tối đem mạng đi,

Nên khiến người đoản mạng;

Bị sự già bức bách,

Mà không người cứu hộ;

Thấy lỗi hữu dư này,

Khiến người sợ vô cùng;

Đoạn tham ái ở đời,

Nhập Niết-bàn vô dư.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1132. ĐOẠN TRỪ [24]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Mấy pháp cần đoạn trừ?

Mấy pháp nên vất bỏ?

Và ở nơi mấy pháp,

Tăng thượng phương tiện tu?

Phải siêu việt mấy tụ, [25]

Tỳ kheo vượt dòng siết? [26]

Thế Tôn nói kệ đáp:

Năm đoạn trừ, năm xả, [27]

Nơi năm căn tu thêm, [28]

Vượt lên năm hòa hợp, [29]

Tỳ kheo qua dòng sâu.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1133. GIÁC MIÊN [30]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, [263a] vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Mấy người ngủ khi thức?

Mấy người thức khi ngủ? [31]

Mấy người lấm bụi bẩn?

Mấy người được thanh tịnh?

Thế Tôn nói kệ đáp:

Năm người ngủ khi thức.

Năm người thức khi ngủ.

Năm người lấm cáu bẩn.

Năm người được thanh tịnh. [32]

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1134. HỖ TƯƠNG HOAN HỶ [33]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Mẹ con vui với nhau,

Chủ bò thích bò mình;

Chúng sanh thích hữu dư,

Không ai thích vô dư.

Thế Tôn nói kệ đáp:

Mẹ con  lo lẫn nhau,

Chủ bò lo bò mình;

Hữu dư, chúng sanh lo,

Vô dư thì không lo.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1135. NHÂN VẬT [34]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm [363b] đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Vật gì là của người ?

Cái gì bạn bậc nhất?

Cái gì để nuôi sống?

Chúng sanh nương nơi nào?

Thế Tôn nói kệ đáp:

Ruộng, nhà: của chúng sanh.

Vợ hiền: bạn bậc nhất;

Ăn uống để nuôi sống,

Chúng sanh nương vào nghiệp.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1136. SỞ ÁI [35]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Yêu ai hơn yêu con.

Của nào quý hơn bò.

Sáng gì hơn mặt trời.

Tát-la [36] không hơn biển.

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Yêu ai bằng yêu mình.

Tiền của nào hơn thóc.

Sáng gì hơn trí tuệ,

Tát-la đâu bằng thấy. [37]

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1137. SÁT-LỢI [38]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ [363c] vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Hai chân, Sát-lợi tôn.

Bốn chân, bò đực [39] hơn.

Trẻ đẹp [40] là vợ nhất ,

Quí sinh [41] là con nhất.

Thế Tôn nói kệ đáp:

Hai chân, Chánh giác tôn.

Bốn chân, ngựa thuần hơn.

Thuận chồng là vợ hiền,

Lậu tận con quí nhất. [42]

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1138. CHỦNG TỬ [43]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Những cái sinh từ đất,

Cái gì là tối thắng?

Từ không rơi rụng xuống,

Cái gì là hơn hết?

Phàm ở nơi cầu thỉnh, [44]

Cái gì là bậc nhất?

Trong tất cả ngôn ngữ ,

Biện thuyết nào là nhất?

Lúc ấy có một Thiên tử đời trước là con nhà nông,  nay được sinh lên cõi trời, vì theo tập khí trước nên liền nói kệ đáp lại Thiên tử kia:

Ngũ cốc từ đất sinh,

Thì đó là tối thắng.

Hạt giống từ không trung,

Rơi xuống đất hơn hết.

Con bò giúp đỡ người,

Chỗ cậy nhờ tốt nhất.

Lời nói yêu con cái,

Đây là lời hay nhất.

Vị Thiên tử vốn nêu câu hỏi bèn hỏi lại vị thiên tử trả lời:

“Tôi không hỏi đến anh, cớ sao lại nhiều lời khinh tháo vọng nói. Tôi tự nói kệ hỏi Thế Tôn:

Những cái sanh từ đất,

Cái gì là tối thắng?

Từ không rơi xuống đất,

Cái gì là hơn hết?

 [264a]Phàm ở nơi cầu thỉnh,

Cái gì là tối thắng?

Trong tất cả ngôn ngữ,

Biện thuyết nào là nhất?

Thế Tôn nói kệ đáp:

Từ dưới đất vọt lên,

Tam minh là tối thượng. [45]

Từ hư không rơi xuống,

Tam minh cũng bậc nhất. [46]

Chúng đệ tử Hiền Thánh,

Là sư y bậc nhất. [47]

Những gì Như Lai nói,

Là biện thuyết bậc nhất.

Thiên tử này lại nói kệ:

Thế gian mấy pháp khởi? [48]

Mấy pháp được thuận theo? [49]

Đời mấy pháp thủ ái? [50]

Đời mấy pháp tổn giảm? [51]

Thế Tôn nói kệ đáp:

Đời khởi do sáu pháp. [52]

Đời thuận hiệp sáu pháp.

Đời, sáu pháp thủ ái

Đời, sáu pháp tổn giảm.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1139. TÂM [53]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng từ thân ông chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Ai lôi thế gian đi?

Ai câu dẫn thế gian? [54]

Cái gì là một pháp,

Chế ngự nơi thế gian?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Tâm đem thế gian đi,

Tâm câu dẫn thế gian;

Tâm kia là một pháp,

Hay chế ngự thế gian.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

 [264b]Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1140. PHƯỢC [55]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Cái gì trói thế gian?

Điều phục gì để thoát? [56]

Đoạn trừ những pháp nào,

Gọi là đạt Niết-bàn?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Dục hay trói thế gian, [57]

Điều phục dục, giải thoát; [58]

Người đoạn trừ ái dục,

Nói là đạt Niết-bàn.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

 

KINH 1141. YỂM [59]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Cái gì khép thế gian?

Gì bao phủ thế gian?

Gì kết buộc chúng sanh?

Đời dựng trên cái gì?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Suy già khép thế gian,

Chết bao phủ thế gian;

Ái kết buộc chúng sanh,

Pháp dựng đứng thế gian.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1142. VÔ MINH [60]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Cái gì che thế gian?

Cái gì trói thế gian? [61]

Cái gì nhớ chúng sanh? [62]

Gì dựng cờ chúng sanh?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Vô minh che thế gian,

Ái ràng buộc chúng sanh;

Ẩn phú nhớ chúng sanh, [63]

Ngã mạn, cờ chúng sanh.

Thiên tử này lại nói kệ hỏi Phật:

Ai không bị trùm kín?

Ai không bị ái buộc?

Ai ra khỏi ẩn phú?

Ai không dựng cờ mạn?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Như Lai Đẳng Chánh Giác,

Chánh trí tâm giải thoát;

Không bị vô minh phủ;

Cũng không bị ái buộc;

Vượt ra khỏi ẩn phú,

Bẻ gãy cờ ngã mạn.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1143. TÍN [64]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ [265a] hỏi Phật:

Những gì là tà vật,

Mà thượng sỹ sơ hữu? [65]

Làm sao khéo tu tập,

Để đạt đến an vui?

Làm sao trong các vị,

Đạt được vị tối thượng?

Làm sao trong chúng sanh,

Đạt tuổi thọ cao nhất? [66]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Tâm thanh tịnh, tín lạc,

Là của bậc nhất của người.

Nơi chánh pháp tu hành,

Mang lại quả an lạc.

Lời vi diệu chơn thật,

Là vị ngọt tuyệt nhất.

Mạng trí tuệ Hiền thánh, [67]

Là tuổi thọ cao nhất.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1144. ĐỆ NHỊ [68]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Thế nào là Tỳ kheo,

Có bạn đồng với mình? [69]

Thế nào là Tỳ kheo,

Có tùy thuận giáo thọ? [70]

Tỳ kheo ở nơi nào,

Tâm rong chơi thỏa thich?

Thỏa thich nơi đó rồi,

Đoạn trừ các kết phược? [71]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Tín, là bạn đồng mình,

Trí tuệ: vị giáo thọ;

Niết-bàn: chốn hỷ lạc,

Tỳ kheo đoạn kết phược.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

 [265b]Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1145. TRÌ GIỚI [72]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Gì là tốt đến già?

Gì là khéo xác lập?

Gì là của báu người?

Cái gì giặc chẳng đoạt?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Chánh giới tốt đến già.

Tịnh tín khéo xác lập.

Trí tuệ, báu của người,

Công đức giặc không đoạt.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1146. CHÚNG SINH (1) [73]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Pháp gì sinh chúng sanh?

Những gì dong ruỗi trước?

Cái gì khởi sinh tử?

Cái gì không giải thoát?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Ái dục sinh chúng sanh,

Ý dong ruỗi trước tiên;

Chúng sanh khởi sinh tử, [74]

Pháp khổ không giải thoát.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1147. CHÚNG SINH (2) [75]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Pháp gì sinh chúng sanh?

Những gì dong ruỗi trước?

Cái gì khởi sinh tử?

Pháp gì chỗ nương cậy?

Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ đáp:

Ái dục sinh chúnh sanh,

Ý dong ruỗi trước tiên;

Chúng sanh khởi sinh tử,

Nghiệp pháp chỗ nương cậy.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

 [265c]Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1148. CHÚNG SINH (3) [76]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Pháp gì sinh chúng sanh?

Những gì dong ruỗi trước?

Cái gì khởi sinh tử?

Pháp gì đáng sợ nhất?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Ái dục sinh chúng sanh,

Ý dong ruỗi trước tiên;

Chúng sanh khởi sinh tử,

Nghiệp là đáng sợ nhất.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, [366a] rồi biến mất.

KINH 1149. PHI ĐẠO [77]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Gì gọi là phi đạo? [78]

Cái gì ngày đêm dời? [79]

Cái gì bẩn phạm hạnh?

Cái gì lụy thế gian? [80]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Tham dục là phi đạo,

Tuồi thọ ngày đêm dời;

Người nữ bẩn phạm hạnh,

Người nữ lụy thế gian.

Nhiệt hành, tu phạm hạnh,

Rửa sạch các lỗi nhỏ. [81]

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1150. VÔ THƯỢNG [82]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Pháp gì ánh thế gian? [83]

Pháp gì là trên hết?

Những gì là một pháp,

Chế ngự khắp chúng sanh?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Danh ngời sáng thế gian,

Danh là nhất trên đời;

Chỉ có một pháp ‘danh,’

Chế ngự cả thế gian.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, [266b] rồi biến mất.

KINH 1151. KỆ NHÂN [84]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Pháp gì nhân của kệ?

Kệ lấy gì trang nghiêm? [85]

Kệ này nương nơi đâu? [86]

Thể của kệ là gì? [87]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Dục [88] là nhân của kệ,

Văn tự trang nghiêm kệ;

Danh là chỗ kệ nương,

Tạo tác [89] là thể kệ.

Thiên tử này lại nói kệ:

L Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1152. TRI XA THẶNG [90]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Làm sao biết xe cộ?

Làm sao lại biết lửa?

Làm sao biết quốc độ?

Làm sao biết được vợ?

Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ đáp:

Thấy cờ lọng biết xe,

Thấy khói thời biết lửa;

Thấy vua biết quốc độ,

Thấy chồng biết được vợ.

Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, [266c] rồi biến mất.

KINH 1153. NAN-ĐÀ LÂM [91]

 [153c5] Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật:

Chẳng ở rừng Nan-đà, [92]

Trọn chẳng được khoái lạc;

Trong cung tời Đao-lợi,

Được danh xưng Thiên Đế.

Thế Tôn nói kệ đáp:

Trẻ con, [93] ngươi nào biết,

Điều A-la-hán nói:

Tất cả hành vô thường,

Đấy là pháp sinh-diệt.

Đã sinh rồi lại diệt,

Tịch diệt cả là vui.”

Bấy giờ, Thiên tử này lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1154. CÂU TỎA [94]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật:

Bứt tất cả xiềng xích,

Mâu-ni không có nhà;

Sa-môn ham giáo hóa:

Tôi chẳng nói ‘Lành thay!

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Tất cả loài chúng sanh,

Thảy cùng ràng buộc nhau;

Nếu là người trí tuệ,

Ai chẳng khỏi thương xót?

Thiện Thệ vì thương xót,

Thường dạy dỗ chúng sanh.

 [154a] Người thương xót chúng sanh,

Đó là đúng như pháp.”

Thiên tử kia lại nói bài kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1155. TÀM QUÝ [95]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật:

Thường tập tâm tàm quý,

Người này luôn luôn có;

Hay xa lìa điều ác,

Như ngựa khôn thấy roi.

Bấy giờ, Thế Tôn nói bài kệ:

Thường tập tâm yàm quý,

Người này thật ít có;

Hay xa lìa điều ác,

Như ngựa lành thấy roi.

Vị Thiên tử kia lại nói bài kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1156. BẤT TẬP CẬN [96]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật:

Chẳng gần gũi chánh pháp,

Tham đắm các tà kiến; [97]

Ngủ mê chẳng tự biết,

Nhiều kiếp tâm sao ngộ?”

Bấy giờ Thế Tôn nói bài kệ trả lời:

Chuyên tu nơi chánh pháp,

Xa lìa nghiệp bất thiện;

Là La-hán lậu tận,

San phẳng đời gập ghềnh.” [98]

Thiên tử kia nói kệ:

 [154b] Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Thiên tử này sau khi Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu lễ sát chân rồi biến mất.

KINH 1157. THIỆN ĐIỀU [99]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật:

Nhờ pháp, khéo điều phục,

Không đọa các tà kiến; [100]

Tuy còn đắm ngủ say,

Có thể tùy thời ngộ.

Thế Tôn nói kệ đáp lại:

Nếu nhờ pháp điều phục,

Chẳng theo các tà kiến;

Vô tri đã cứu cánh,

Hay vượt đời ân ái.

Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1158. LA-HÁN [101]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ, vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật:

Nếu Tỳ-kheo La-hán,

Việc mình đã làm xong;

Diệt trừ tất cả lậu,

Mang thân tối hậu này,

Có thể nói: ‘Có tôi,’

Và nói: ‘Của tôi’ không? [102]

Bấy giờ Thế Tôn nói kệ đáp:

Nếu Tỳ-kheo La-hán,

Việc mình đã làm xong;

Các hữu lậu đã sạch,

Mang thân tối hậu này.

Giả sử nói ‘Có tôi’

‘Của tôi’,đều không lỗi.

 [154c]Thiên tử lại nói kệ đáp:

Nếu Tỳ-kheo La-hán,

Việc mình đã làm xong;

Tất cả lậu diệt tận,

Mang thân tối hậu này.

Tâm nương nơi ngã mạn,

Mà nói rằng ‘Có tôi’

Và rằng ‘Của tôi’,

Có nói như thế không?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Đã lìa nơi ngã mạn,

Không còn tâm ngã mạn;

Siêu việt tôi, của tôi,

Ta nói là lậu tận.

Đối tôi, của tôi kia,

Tâm trọn chẳng chấp trước;

Hiểu danh tự thế gian,

Bình đẳng giả danh nói.

Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1159. LA-HÁN (2) [103]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà.

Bấy giờ, vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật:

Nếu Tỳ-kheo La-hán,

Lậu tận, tối hậu thân;

Có thể nói: ‘có tôi,’

Và nói: ‘của tôi’ chăng?”

Thế Tôn nói kệ đáp:

Nếu Tỳ-kheo La-hán,

Lậu tận, tối hậu thân;

Cũng nói là ‘Có tôi’,

Và nói là ‘Của tôi’.

Thiên tử kia lại nói kệ:

Nếu Tỳ-kheo La-hán,

Việc mình đã làm xong;

Đã diệt tận các lậu,

Chỉ còn thân sau cùng.

Sao còn nói Có tôi’,

Và nói rằng ‘Của tôi’?

Thế Tôn nói kệ đáp:

 [155a]Nếu Tỳ-kheo La-hán,

Việc mình đã làm xong;

Tất cả lậu diệt tận,

Chỉ còn thân sau cùng,

Noi: ‘Tôi lậu tận’

Cũng chẳng chấp ngã sở;

Hiểu danh tự thế gian,

Bình đẳng giả danh nói.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1160. NGUYỆT THIÊN TỬ [104]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vướn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ có La-hầu A-tu-la vương [105] che Nguyệt thiên tử. [106] Lúc ấy các Nguyệt thiên tử đều sợ hãi, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi đứng lui sang một bên và nói kệ tán thán Phật:

Nay lễ Tối Thắng Giác,

Giải thoát mọi chướng nạn;

Con nay gặp khổ não,

Thế nên đến qui y.

Chúng con Nguyệt thiên tử,

Qui y đấng Thiện Thệ;

Phật thương xót thế gian,

Xin cứu thoát Tu-la.

Thế Tôn liền nói kệ đáp:

Phá tan mọi tăm tối,

Ánh sáng chiếu hư không;

Nay Tỳ-lô-giá-na, [107]

Rọi ánh sáng thanh tịnh.

La-lầu tránh hư không,

Phóng bay nhanh như thỏ.

A-tu-la La-hầu,

Vội bỏ trăng trở về;

Toàn thân tuôn mồ hôi,

Kinh hoảng chẳng an ổn;

Thần hôn, chí mê loạn,

Giống như người bệnh nặng.

Bấy giờ, có A- tu-la tên là Bà-trỉ [108] thấy A- tu-la La-hầu-la vội vàng bỏ mặt trăng trở về liền nói kệ:

La-hầu A-tu-la,

Bỏ trăng sao nhanh thế?

Toàn thân tuôn mồ hôi,

Như người bị bịnh nặng.

A-tu-la La-hầu trả lời bằng bài kệ:

Cù-đàm thuyết chú kệ;

Nếu không nhanh bỏ trăng.

Đầu vỡ làm bảy mảnh,

Chịu khổ như sắp chết.

A-tu-la Bà-trỉ lại nói bài kệ:

 [155b]Phật xuất hiện, hiếm có;

An ổn cho thế gian.

Ngài thuyết kệ khiến cho

La-hầu bỏ mặt trăng.

Phật nói kinh này rồi, bấy giờ Nguyệt thiên tử sau khi những điều Phật thuyết, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ rồi lui.

KINH 1161. TỘC BẢN [109]

Một thời, Phật ở tại vướn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; thân tỏa hào quang chiếu sáng khắp rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật:

Ngài có bản tộc chăng?

Có tộc nối dõi chăng?

Thân thuộc thảy đều không?

Làm sao cởi trói buộc? [110]

Thế Tôn trả lời bằng bài kệ:

Ta không có tộc bản

Cũng không tộc nối dõi;

Thân thuộc cắt vĩnh viễn,

Giải thoát mọi ràng buộc.

Thiên tử lại nói kệ:

Thế nào là tộc bản?

Thế nào là dòng tộc?

Thế nào là có thân thuộc?

Thế nào là giây trói chắc?

Bấy giờ, Thế Tôn trả lời bằng bài kệ:

Mẹ, tộc bản của đời;

Vợ là tộc nối dõi; [111]

Có con là thân thuộc;

Ái là giây trói chặt.

Thiên tử kia lại nói kệ:

Lành thay, không dòng họ!

Lành thay, không sinh tộc!

Lành thay, không tương thuộc!

Lành thay, cởi trói buộc!

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Thiên tử này nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu dảnh lễ sát  chân Phật rồi biến mất.

KINH 1162. ĐỘC NHẤT TRỤ [112]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại tháp Ưu-la-đề-na [155c] của họ Thích. [113]

Bấy giờ Thế Tôn mới cạo râu tóc. Vào cuối đêm, Ngài ngồi kiết già, thân ngay, ý chánh, cột niệm ở trước mặt, lấy y trùm lên đầu. Bấy giờ bên tháp Ưu-la-đề-na có thiên thần cư ngụ. Ông phóng ánh sáng từ thân, chiếu khắp tinh xá, bạch Phật rằng:

“Sa-môn buồn phải không?”

Phật bảo thiên thần:

“Ta mất gì đâu?”

Thiên thần lại hỏi:

“Sa-môn vui phải không?”

Phật bảo thiên thần:

“Ta được gì đâu?”

Thiên thần lại hỏi:

“Sa-môn không buồn, không vui phải không?”

Phật bảo thiên thần:

“Thật vậy! Thật vậy!”

Bấy giờ thiên thần nói kệ:

Vì lìa các phiền não,

Vì chẳng có vui mừng;

Vì sao sống một mình,

Không bị buồn [114] phá hoại?

Thế Tôn nói kệ đáp:

Giải thoát không ưu não,

Cũng không có hoan hỷ;

Buồn không  thể phá hoại,

Nên Ta sống một mình.

Thiên thần này lại nói kệ:

Làm sao không ưu não,

Làm sao không hoan hỷ;

Làm sao ngồi một mình,

Không bị buồn phá hoại?”

Thế Tôn nói kệ đáp:

Phiền não sinh hoan hỷ,

Hoan hỷ sinh phiền não;

Không não cũng không hỷ,

Thiên thần nên gìn giữ.

Thiên thần lại nói kệ:

Lành thay, không phiền não!

Lành thay, không hoan hỷ!

Lành thay, sống một mình

Không bị buồn phá hoại!

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Thiên thần kia nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật rồi biến mất.

KINH 1163. LỢI KIẾM [115]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; thân tỏa hào quang chiếu sáng khắp rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật: [155c]

 [156a]Như gươm bén sát hại,

Cũng như lửa cháy đầu;

Đoạn trừ lửa tham dục,

Chánh niệm, cầu xa lìa.

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Thí như gươm bén hại,

Cũng như lửa cháy đầu;

Đoạn trừ thân sau rốt, [116]

Chánh niệm, cầu xa lìa.

Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Thiên tử này nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu làm lễ sát chân Phật rồi biến mất.

KINH 1164. THIÊN NỮ [117]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, từ thân tỏa ánh sáng khắp rừng cây Kỳ đà, vườn Cấp Cô Độc.

Thiên tử ấy nói kệ rằng:

Các thiên nữ vây quanh,

Như chúng Tì-xá-chỉ; [118]

Trong rừng rậm si hoặc,

Do đâu được ra khỏi?

Thế Tôn nói kệ đáp:

Đạo chánh trực bình đẳng,

Phương thoát ly sợ hãi; [119]

Cỡi chiếc xe tịch mặc,

Che kín bởi pháp tưởng. [120]

Tàm quý vòng dây kéo, [121]

Chánh niệm là dây buộc; [122]

Trí tuệ người đánh xe,

Chánh kiến dẫn đường trước.

Cỗ xe mầu nhiệm ấy,

Cùng đưa cả nam nữ;

Ra khỏi rừng sanh tử,

 Chóng đến nơi an lạc.

Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Thiên tử kia nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu lễ sát chân Phật rồi biến mất.

KINH 1165. TỨ LUÂN [123]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. [156b] Bấy giờ có Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, từ thân tỏa ánh sáng khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật:

Có bốn bánh, [124] chín cửa, [125]

Sống đầy đủ tham dục;

Đắm chìm sâu trong bùn,

Voi lớn làm sao ra?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Cắt dây xích ái hỷ,

Tham dục cùng các ác;

Nhổ gốc rễ ái dục,

Hướng thẳng đến nơi kia.

Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

Thiên tử kia nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu lễ sát chân Phật rồi biến mất. 

KINH 1166. ĐẠI PHÚ [126]

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, từ thân tỏa ánh sáng khắp rừng cây Kỳ đà, vườn Cấp Cô Độc. Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật:

Nước Lại-tra-bàn-đề, [127]

Có các khách buôn bán,

Giàu có nhiều của cải,

Tranh nhau mong làm giàu.

Tìm cách cầu tài lợi,

Như đốt lửa cháy bùng.

Tâm tranh thắng như thế,

Dục tham luôn dong ruỗi.

Thế nào để trừ tham,

Hết cần cầu thế gian.

Thế Tôn nói kệ đáp:

Bỏ tục, sống không nhà,

Vợ con cùng tiền của;

Ly dục, tham, sân, si,

La-hán diệt tận lậu.

Chánh trí tâm giải thoát,

Ái tận dứt phương tiện. [128]

Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu rồi mới thấy,

Bà-la-môn Niết-bàn;

Vượt hết thảy sợ hãi,

Thoát ly ân ái đời.

 [156c]Thiên tử kia nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu lễ sát chân Phật rồi biến mất.

KINH 1167. GIÁC THỤY MIÊN [129]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thời quá khứ tại nước Câu-tát-la có các nhà buôn với năm trăm cỗ xe cùng đi mưu sống. Họ đi qua chỗ hoang mạc, nơi đó có bọn cướp năm trăm tên, đuổi theo sau, lén tìm cơ hội cướp đoạt. Bấy giờ, nơi hoang mạc ấy có một thiên thần đang sống ở bên con đường. Thiên thần ấy nghĩ thầm: ‘Ta nên đi đến nước Câu-tát-la kia, chỗ các nhà buôn người nước Câu-tát-la kia để hỏi nghĩa lý. Nếu họ vui lòng cho Ta được hỏi và giải thích, ta sẽ tìm cách khiến họ an ổn, được thoát khỏi nạn giặc cướp. Nếu họ không vui lòng với những câu hỏi của ta, ta sẽ bỏ mặc họ, như những thiên thần khác.’ Sau khi suy nghĩ vậy, thiên thần ấy phóng ánh sáng chiếu khắp các cỗ xe của những nhà buôn và nói kệ:

Ai thức khi người ngủ?

Ai ngủ khi người thức?

Ai hiểu rõ ngiã này

Xin nói cho tôi biết.

“Trong các thương nhân đó có một Ưu-bà-tắc tin Phật, tin pháp, tin Tỳ-kheo Tăng, nhất tâm hướng về Phật, pháp, Tăng, quy y Phật, Pháp, Tăng. Người ấy đối với Phật, pháp, Tăng không còn nghi, đối với khổ, tập, diệt, đạo không còn nghi, thấy bốn Thánh đế, đắc quả hiện quán thứ nhất. Ông ở trong các thương nhân, cùng kết bạn đông hành với các thương nhân. Ưu-bà-tắc ấy vào khoảng cuối đêm ngồi thẳng tư duy, cột niệm ở trước; quán sát thuận nghịch mười hai nhân duyên; nghĩa là, cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi, là duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có sáu nhập xứ, duyên sáu nhập xứ có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, duyên lão có bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như thế khối lớn thuần khô tập khởi. Như vậy, vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu nhập diệt, sáu nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt, sanh diệt thì lão diệt, lão diệt thì bệnh, tử, ưu, bi, [157a] khổ, não diệt. Như thếkhối lứon thuần khổ diệt.”

Ưu-bà-tắc ấy suy nghĩ xong liền nói kệ:

Ta ngủ khi người thức,

Ta thức khi người ngủ;

Ta hiểu rõ nghĩa này,

Nói rõ cho người được.

Thiên thần hỏi Ưu-bà-tắc:

“Thế nào là ngủ mà thức? Thế nào là thức mà ngủ? Làm thế nào để hiểu rõ? Làm thế nào để giải thích?”

Ưu-bà-tắc nói kệ:

Tham dục và sân nhuế,

Ngu si được lìa dục;

A-la-hán-la-hán lậu tận,

Chánh trí tâm giải thoát.

Vị ấy là thức tỉnh,

Với vị ấy, ta ngủ.

Chẳng biết nhân sinh khổ,

Và khổ nhân duyên tập;

Với tất cả khổ này,

Diệt tận không còn sót;

Lại chẳng biết chánh đạo,

Đưa đến nơi hết khổ:

Như thế là đang ngủ.

Vớingười ấy, thức.

Như vậy ngủ khi thức.

Như vậy thức khi ngủ.

Tôi biết rõ nghĩa như vậy.

Nay gải thích như vậy.

Thiên thần lại nói kệ:

Lành thay, ngủ khi thức!

Lành thay, thức khi ngủ!

Lành thay, khéo ro nghĩa!

Lành thay, khéo xác giải thích!

Lâu xa nay mới thấy,

Các anh em đến đây.

Nhờ ân lực của người,

Khiến cả bọn thương nhân,

Được thoát khỏi giặc cướp;

Theo đường đ an ổn.

Như thế, các Tỳ-kheo ở nước Câu-tát-la và cả đám thương nhân theo đường đi an ổn, thoát khỏi nơi hoang vắng, nguy hiểm.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1168. HẢI CHÂU [130]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thời quá khứ, trên một hòn đảo, có một Ưu-bà-tắc đến nhà một nam cư sĩ khác, cùng ngồi cực lực chê bai dục như sau: ‘Cái dục này hư vọng, không thật, là pháp hư dối, như huyễn hóa, lừa gạt con nít.’

“Nói xong rồi trở về nhà mình, phóng túng theo ngũ dục. Tại nhà Ưu-bà-tắc này, [157b] có thiên thần đang trú ngụ. Vị thiên thần này nghĩ thầm: ‘Nam cư sĩ này không hơn gì, chẳng khá gì nhà các Ưu-bà-tắc khác; ngồi giữa đông người cực lực chê bai dục; nào là: ‘Cái dục này giả dối, không thật, là pháp giả dối, lừa gạt con nít.’ Rồi trờ về nhà mình lại phóng túng theo năm dục. Bây giờ có nên giúp ông ta giác ngộ?’ Thiên thần liền nói kệ rằng:

Giữa đám đông tụ họp,

Chê bai dục vô thường;

Tự chìm trong ái dục,

Như trâu lún bùn sâu.

Ta xem trong hội kia,

Các vị Ưu-bà-tắc,

Đa văn hiểu rõ pháp,

Gìn giữ giới thanh tịnh.

Người thấy kia ưa pháp,

Mà nói dục vô thường.

Sao tự buông theo dục,

Chẳng đoạn dứt tham ái?

Vì sao ham thế gian,

Chứa vợ con quyến thuộc?

Vị thiên thần ấy khai thị cho Ưu-bà-tắc kia như thế. Ưu-bà-tắc đó được giác ngộ, liền cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca sa, chí tín, sống không nhà xuất gia học đạo, tinh cần tu tập, dứt sạch hết các pháp hữu lậu, đắc quả A-la-hán-la-hán.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy hoan hỷ phụng hành.

KINH 1169. CẤP CÔ ĐỘC [131]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ gia chủ Cấp Cô Độc có chút việc đến thành Vương Xá ngủ đêm lại ở một nhà trưởng giả nọ. Ban đem nghe thấy gia chủ bảo với vợ con, tôi tớ, người giúp việc rằng:

“Các ngươi hãy thức dậy, sửa soạn củi lửa, nấu cơm, làm bánh, sửa soạn thức ăn ngon và trang hoàng nhà cửa.”

Trưởng giả Cấp Cô Độc nghe vậy nghĩ thầm: ‘Trưởng giả này hôm nay làm gì đây? Hoặc là gả con gái, hay là cưới vợ cho con, hay là mời khách vua, quan?’ Suy nghĩ xong, ông hỏi trưởng giả:

“Ông làm gì? Có phải là gả con gái, hay cưới dâu, hoặc mời khách vua quan?”

Trưởng giả này trả lời ông Cấp Cô Độc:

“Tôi không gả con, không cưới dâu, không mời khách vua quan gì cả, mà chỉ muốn thỉnh Phật và Tỳ-kheo Tăng để cúng dường.”

Chưa bao giờ trưởng giả Cấp Cô Độc nghe danh tự Phật, mà nay được nghe lòng hết sức vui mừng, toàn thân rợn chân lông, vui [157c] mừng hỏi trưởng giả kia:

“Thế nào gọi là Phật?”

Trưởng giả đáp:

“Có Sa-môn Cù-đàm thuộc dòng Thích-ca, trong dòng họ Thích, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín không nhà, xuất gia học đạo, đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đó gọi là Phật.”

Trưởng giả Cấp Cô Độc hỏi:

“Thế nào gọi là Tăng?”

Trưởng giả kia đáp:

“Những người hoặc thuộc dòng Bà-la-môn, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín, không nhà, theo Phật xuất gia; hoặc người thuộc dòng Sát-lợi, Tỳ-xá, Thù-đà-la, những người thiện nam này cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín, không nhà, theo Phật xuất gia; đó gọi là Tăng. Hôm nay tôi thỉnh Phật và hiện tiền Tăng thiết lễ cúng dường.”

Trưởng giả Cấp Cô Độc hỏi trưởng giả kia:

“Hôm nay tôi có thể đến gặp Thế Tôn được không?”

Trưởng giả kia đáp:

“Ông cứ ở đây. Tôi thỉnh Thế Tôn đến nhà tôi. Ở đây ông sẽ gặp Ngài.”

Bấy giờ, trưởng giả Cấp Cô Độc suốt đêm hôm ấy hết lòng nghĩ đến Phật, nhân đó được ngủ một giấc ngon. Nhưng trời vẫn chưa sáng, ông bỗng thấy tướng sáng, tưởng đâu trời đã sáng rồi nên ra khỏi nhà, đi về phía cửa thành. Đến dưới cửa thành, đêm mới canh hai, cửa thành chưa mở. Theo luật nhà vua phải đợi sứ giả từ xa mang lệnh đến mới cho đi lại. Qua đầu hôm, cửa thành vẫn đóng, đến cuối giữa đên mới lại mở cửa cho người đi lại sớm. Khi trưởng giả Cấp Cô Độc thấy cửa thành mở, nghĩ thầm: ‘Đúng là qua đêm, trời sáng nên cửa mở.’ Ông theo tướng sáng ra khỏi thành.

Đến khi ông ra khỏi cửa thành rồi, tướng sáng liền tắt, trời bỗng trở lại tối tăm. Trưởng giả Cấp Cô Độc cảm thấy trong lòng sợ hãi, toàn thân lông dựng đứng. “Có lẽ bị người lạ hay ma quỷ, hoặc kẽ gian làm cho ta sợ hãy đây?” Ông vội vàng muốn trở về. Bấy giờ, bên cửa thành có thiên thần đang cư ngụ, thân tỏa ánh sáng từ cửa thành kia đến nghĩa địa Hàn lâm, ánh sáng chiếu khắp. Thiên thần bảo trưởng giả Cấp Cô Độc:

“Ông hãy đi tới, có thể được lợi ích tốt đẹp, đừng trở lui.”

Thiên thần liền nói kệ:

Ngựa hay cả trăm con,

Vàng ròng đầy trăm cân,

Xe la và xe ngựa,

Mỗi thứ đến trăm cổ,

Đủ các thứ quý báu,

Đều chất đầy trên đó.

 [158a]Do thiện căn đời trước,

Được phước báu như vậy,

Nếu người tâm kính trọng,

Hướng Phật đi một bước,

Được phước này nhiều hơn,

So với phước trên kia;

Bằng một phần mười sáu.

“Thế nên trưởng giả cứ đi tới trước, chớ trở lui. ”

Thiên thần lại nói tiếp kệ:

Voi chúa tại núi tuyết,

Trang sức bằng vàng ròng,

Thân to, ngà dài lới,

Đem voi này cho người,

Chẳng bằng phước hướng Phật,

Chỉ một phần mười sáu.

“Thế nên trưởng giả mau đi tới trước, được lợi ích lớn, đừng trở lui.”

Thiên thần lại nói kệ:

Gái nước Kim bồ sa,

Số đến cả trăm người,

Đủ các thứ báu đẹp,

Trang sức đầy châu ngọc,

Đem bố thí tất cả

Cũng chẳng bằng công đức,

Hướng đến Phật một bước,

Bằng một phần mười sáu.

“Thế nên, trưởng giả mau đi nhanh tới trước, sẽ được lợi ích tốt đẹp, đừng trở lui.”

Trưởng giả Cấp Cô Độc hỏi thiên thần:

“ Hiền giả ! Hiền giả là ai?”

Thiên thần đáp:

Tôi là Ma-đầu-tức-kiện Đại-ma-na-bà-tiên, [132] là người quen của trưởng giả. Đối với Tôn giả Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên tôi khởi lòng tin kính, do công đức này được sanh cõi trời, trấn giữ cả thành này. Thế nên tôi bảo Trưởng giả chỉ nên đi tới trước, chớ trở lui. Cứ đi tới trước sẽ được lợi ích lớn. Đừng quay lại.”

Trưởng giả Cấp Cô Độc suy nghỉ: “Đức Phật xuất hiện ở thế gian chẳng phải là việc nhỏ. Được nghe chánh Pháp chẳng phải là chuyện nhỏ. Bởi thế Thiên thần khuyên ta nên đi tới gặp Phật.”

Bấy giờ trưởng giả Cấp Cô Độc theo ánh sáng kia, đi qua nghĩa địa Hàn Llâm. Cũng đúng vào lúc Thế Tôn ra khỏi phòng, đi kinh hành nơi đất trống,. Trưởng giả từ xa trông thấy Phật rồi, liền tiến tới trước, theo pháp của thế gian cung kính thăm hỏi:

“Bạch Thế Tôn, Ngài có được an ổn?”

Thế Tôn nói kệ:

Bà-la-môn niết bàn,

Là luôn luôn an vui.

Chẳng đắm nhiễm ái dục,

Đã vĩnh viễn giải thoát,

Dứt tất cả mong cầu,

Điều phục tâm lừng lẫy,

 [158b]Tâm được lặng, dừng bặt,

Tâm lặng, ngủ an ổn.

Thế Tôn dẫn Trưởng giả Cấp Cô Độc vào trong phòng, ngồi lên chỗ ngồi, thân ngay thẳng, hệ niệm. Khi ấy Thế Tôn vì Trưởng giả thuyết pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Rồi tuần tự, Thế Tôn nói về các pháp vô thường, khuyên làm việc phước bố thí, trì giới, làm việc phước để sanh về cõi Trời; nói về vị ngọt của dục, tai hại của dục và sự xuất ly dục. Trưởng giả nghe pháp, thấy pháp, đắc pháp, thâm nhập pháp, hiểu rõ pháp, dứt hết mọi nghi hoặc, chẳng phải do người khác, được tin, chẳng phải do người khác được độ, vào chánh Pháp luật, tâm được không sợ hãi, liền từ chổ ngồi đứng lên, sữa lại y phục đảnh lễ Phật, gối phải sát đất, chắp tay bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, con đã được độ. Bạch Thiện Thệ, con đã được độ. Từ nay đến suốt đời con quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, được làm Ưu-bà-tắc. Xin chứng tri  cho con! ”

Thế Tôn hỏi Trưởng giả Cấp Cô Độc:

“Ông tên là gì?

“Ông tên là gì?”

Trưởng giả bạch Phật:

“Con tên là Tu-đạt-đa. Vì con thường hay giúp đỡ cho người cô độc khốn khổ nên người đương thời gọi con là Cấp Cô Độc.”

Thế Tôn lại hỏi:

“Ông ở đâu?”

Trưởng giả bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, con ở tại xứ Câu-tát-la, thành Xá-vệ. Xin Thế Tôn đến nước Xá-vệ. Con sẽ suốt đời cúng dường y phục, thức ăn, phòng xá, giường nằm và thuốc men tùy bệnh.”

Phật hỏi trưởng giả:

“Nước Xá-vệ có tinh xá không?”

Trưởng giả bạch Phật:

“Thưa không.”

Phật bảo trưởng giả:

“Ông hãy ở nơi ấy kiến lập tinh xá để các Tỳ-kheo lui tới tạm trú.”

Trưởng giả bạch Phật:

“Con chỉ mong Thế Tôn đến nước Xá-vệ. Con sẽ cất tinh xá, Tăng phòng để các Tỳ-kheo lui tới dừng nghỉ.”

Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Trưởng giả biết Thế Tôn im lặng nhận lời, từ chỗ ngồi đứng lên, cúi đầu lễ chân Phật rồi lui ra.

KINH 1170. CẤP-CÔ-ĐỘC [133]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật trú tại nước Xá-vệ, rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, trưởng giả Cấp Cô Độc bị bệnh nặng, từ trần sanh về cung trời Đâu-suất, làm Thiên tử cõi trời này. Ông suy nghĩ rằng: “Ta chẳng nên ở đây lâu. Hãy đến gặp Đức Thế Tôn.” Nghĩ như thế rồi, trong khoảnh khắc như người lực sĩ co duỗi cánh tay, ông biến mất từ trời Đâu-suất, hiện ra trước Phật, cúi đầu lễ chân Phật, rồi lui ngồi một bên. Thiên tử Cấp Cô Độc thân tỏa ánh sáng chiếu khắp [158c] rừng Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Thiên tử Cấp Cô Độc nói kệ:

Nơi rừng Kỳ-hoàn này,

Tiên nhân Tăng [134] trụ đó;

Các Vua [135] cũng ở đó,

Khiến con càng vui mừng.

Tin sâu nghiệp, tịnh giới,

Trí tuệ, thọ tối thắng;

Lấy đó tịnh chúng sanh, [136]

Không dòng họ, tài vật.

Xá-lợi-phất đại trí,

Chánh niệm thường tịch tĩnh;

An nhàn tu viễn ly,

Bạn lành người mới học.

Nói kệ này xong, thiên thần liền biến mất.

Đức Thế Tôn sau đêm ấy, vào trong chúng Tăng trải tọa cụ ngồi trước chúng rồi bảo các Tỳ-kheo:

“Trong đêm này có một Thiên tử dung mạo tuyệt diệu, đi đến chỗ Ta, cúi đầu lễ dưới chân Ta, rồi ngồi lui qua một bên nói kệ:

Ở rừng Kỳ-hoàn này,

Tiên nhân Tăng trụ đó;

Các Vua cũng ở đó,

Khiến con càng vui mừng.

Tin sâu nghiệp tịnh giới,

Trí tuệ, thọ tối thắng;

Lấy đó tịnh chúng sanh,

Không dòng họ, tài vật.

Xá-lợi-phất Đại trí,

Chánh niệm thường tịch tĩnh;

An nhàn tu viễn ly,

Bạn lành người mới học.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, như con hiểu lời Thế Tôn nói, gia chủ Cấp Cô Độc sanh lên cõi trời kia rồi đến diện kiến Thế Tôn, nhưng gia chủ Cấp Cô Độc kia, đối với Tôn giả Xá-lợi-phất rất mực kính trọng.”

Phật bảo A-nan:

“Này A-nan, đúng thế! Này A-nan, gia chủ Cấp Cô Độc sanh về cõi trời kia rồi đến gặp Ta.”

Thế Tôn do Tôn giả Xá-lợi-phất nên nói kệ:

Tất cả trí thế gian,

Chỉ trừ trí Như Lai;

So trí Xá-lợi-phất,

Không bằng phần mười sáu.

Như trí Xá-lợi-phất,

Cùng tất cả trời người;

So với trí Như Lai,

Không bằng phần mười sáu.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1171. THỦ THIÊN TỬ [137]

 [159a]Tôi nghe như vầy:

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại tinh xá Khoáng dã. Bấy giờ có gia chủ Khoáng dã bệnh nặng từ trần, sanh về cõi trời Vô nhiệt. Sau khi sanh về cõi trời ấy, ông nghĩ rằng: ‘Ta không nên ở đây lâu mà không gặp Thế Tôn.’ Nghĩ xong, trong khoảnh khắc, nhanh như người lực sĩ co duỗi cánh tay, ông biến mất từ cõi trời Vô nhiệt, hiện ra trước Phật. Thân thể Thiên tử ấy trụ lại trên mặt đất mà không thể tự đứng, giống như dầu bơ tụ lại trên đất không thể tự đứng. Thân thể của Thiên tử ấy nhỏ nhắn, mềm nhũn, không thể tự đứng dậy được.”

Bấy giờ Thế Tôn bảo Thiên tử:

“Ông nên biến hóa thành thân thô để đứng trên đất.”

Thiên tử liền hóa thành thân thô đứng trên đất. Thiên tử ấy đến đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thủ thiên tử:

“Này, Thủ thiên tử [138], những kinh pháp mà ông đã học trước đây khi làm thân người, ở thế gian này, nay còn nhớ chẳng quên chăng?”

Thủ Thiên tử bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, những gì con đã thu nhận đến nay vẫn không quên. Những pháp mà khi làm người ở thế gian, con đã nghe nhưng không hiểu hết, nay vẫn còn nhớ. Như Thế Tôn khéo nói, Thế Tôn nói rằng: ‘Nếu người được ở nơi an vui, có thể nhớ nghĩ pháp, chứ không phải ở chỗ khổ não.’ Lời nói này rất chân thật. Như Thế Tôn ở tại Diêm-phù-đề thuyết pháp cho đủ tất cả các loài và bốn chúng vây quanh. Bốn chúng kia nghe Phật dạy, tất cả đều cung kính vâng làm. Con cũng như vậy, ở trên cõi trời Vô nhiệt vì các Thiên nhân nơi đại hội nói pháp. Các vị trời này đều lãnh thọ tu học.”

Phật bảo Thủ thiên tử:

“Lúc ông ở thế gian, đối với những pháp gì không biết chán đủ mà được sanh về cõi trời Vô nhiệt?”

Thủ thiên tử bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, con ở nơi ba pháp không biết chán, nên khi thân hoại, sanh lên cõi trời Vô nhiệt. Những gì là ba pháp? Đó là vì con thấy Phật không biết chán nên khi chết sanh về cõi trời Vô nhiệt. Do con đối với Pháp của Phật không biết chán nên sanh về cõi trời Vô nhiệt. Do cúng dường chúng Tăng không biết chán nên khi chết sanh về cõi trời Vô nhiệt.”

Rồi Thủ Thiên tử nói kệ:

Thấy Phật không biết chán,

Nghe Pháp cũng không chán;

Cúng dường các chúng Tăng,

Cũng chưa từng biết đủ.

Thọ trì pháp Hiền thánh,

Điều phục tham trước bẩn;

 [159b]Ba pháp không biết đủ,

Nên sanh Vô nhiệt thiên.

Thủ thiên tử sau khi nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, rồi biến mất..

KINH 1172. ĐÀO SƯ [139]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử Vô phiền tướng mạo tuyệt diệu, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử nói kệ:

Sanh cõi trời Vô phiền,

Bảy Tỳ-kheo giải thoát;

Tham, sân, nhuế đã hết,

Siêu thoát vượt ân ái.

Ai qua khỏi các dòng,

Quân ma chết khó vượt?

Ai bứt cùm ma chết,

Trọn thoát gông phiền não? [140]

Thế Tôn nói kệ đáp:

Tôn giả Ưu-ba-ca, [141]

Cùng Ba-lợi-kiện-trà; [142]

Phất-ca-la-sa-lê, [143]

Bạt-đề, [144] Kiền-đà-điệp. [145]

Với Bà-hưu-nan-đề, [146]

Và Bà-tì-sấu-nậu; [147]

Tất cả bảy vị này, [148]

Đều vượt qua các dòng.

Bứt tuyệt cùm ma chết,

Vượt chỗ khó vượt kia;

Bứt cùm các ma chết,

Siêu việt ách cõi trời.

Nói pháp rất thâm diệu,

Giác ngộ người khó biết;

Khéo hỏi nghĩa sâu xa,

Hiện nay người là ai?

Thiên tử ấy nói kệ bạch Phật:

Con là A-na-hàm,

Sanh cõi trời Vô phiền;

Nên biết những điều ấy,

Bảy Tỳ-kheo giải thoát.

Hết tham dục, sân nhuế,

Trọn thoát mọi ân ái.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ:

Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân,

Ý nhập xứ thứ sáu;

Nếu danh kia và sắc,

Đượcdiệt tận không còn.

Biết rõ các pháp này,

Bảy Tỳ-kheo giải thoát;

Tham hữu đều đã hết,

Trọn thoát mọi ân ái.

 [159c]Thiên tử lại nói kệ:

Thôn Tì-bạt-lăng-già, [149]

Con cư ngụ trong ấy;

Tên Nan-đề-bà-la,

Chuyên làm các đồ gốm.

Đệ tử Phật Ca-diếp,

Giữ pháp Ưu-bà-tắc;

Cúng dường bậc cha mẹ,

Ly dục tu phạm hạnh.

Đời đời làm bạn con,

Con cũng bạn các vị; [150]

Các Chánh sĩ như vậy,

Đời trước cùng hòa hợp,

Khéo tu nơi thân tâm,

Còn giữ thân cuối này.

Bấy giờ Thế Tôn lại nói kệ:

Ông là bậc Hiền sĩ,

Như lời ông đã nói;

Thôn Tì-bạt-lăng-già,

Tên Nan-đề-bà-la.

Đệ tử Phật Ca-diếp,

Thọ pháp Ưu-bà-tắc;

Cúng dường bậc cha mẹ,

Ly dục tu phạm hạnh.

Trước kia bạn của ông,

Ông cũng là bạn họ,

Các Chánh sĩ như vậy,

Đời trước cùng hòa hợp,

Khéo tu thân tâm kia,

Còn giữ thân cuối này.

Phật nói kinh này xong, Thiên tử nghe lời Phật dạy, tùy hỷ hoan hỷ rồi biến mất.

KINH 1173. THIÊN TỬ (1) [151]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử [152] tướng mạo tuyệt diệu, cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật:

Đời này nhiều sợ hãi,

Chúng sanh thường não loạn;

Đã khởi cũng là khổ,

Chưa khởi cũng sẽ khổ.

Có chỗ lìa sợ chăng?

Mong Bậc Tuệ Nhãn nói.

Thế Tôn nói kệ đáp:

Ngoại trừ cần hành khổ,

Ngoại trừ trị các căn;

Ngoại trừ xả tất cả,

Không đâu thấy giải thoát.

 [160a]Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử ấy nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.

KINH 1174. THIÊN TỬ (2) [153]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật:

Thế nào các chúng sanh,

Được thân tướng tốt đẹp?

Cần tu phương tiện gì,

Được con đường giải thoát?

Chúng sanh trụ pháp gì?

Nên tu tập pháp gì?

Là những chúng sanh nào,

Được chư Thiên cúng dường?

Thế Tôn nói kệ đáp:

Giữ giới, trí tuệ sáng,

Tự tu tập chánh định;

Chánh trực, tâm buộc niệm,

Tinh cần, ưu tư diệt.

Được trí tuệ bình đẳng,

Tâm kia khéo giải thoát;

Do những nhân duyên này,

Được thân tướng đẹp đẽ.

Thành tựu đạo giải thoát,

Tâm trụ trong đó học;

Người đủ đức như thế,

Được chư Thiên cúng dường.

Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử nghe Phật dạy, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu làm lễ dưới chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1175. THỤY MIÊN [154]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật:

 [160b] Chìm đắm trong ngủ nghỉ,

Ngáp dài, không vui vẻ;

Ăn no, tim hồi hộp,

Lười biếng, không siêng năng.

Mười [155] điều che chúng sanh,

Khiến Thánh đạo không hiện.

Bấy giờ Thế Tôn nói kệ đáp:

Tâm chìm đắm ngủ nghỉ,

Ngáp dài, không vui vẻ;

Ăn no, tim hồi hộp,

Lười biếng, không siêng năng.

Người tinh cần tu tập,

Hay khai phát Thánh đạo.

Thiên tử lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử ấy nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.

KINH 1176. KẾT TRIỀN [156]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật:

Trói ngoài, không phải trói,

Trói trong trói chúng sanh;

Nay xin hỏi Cù-đàm,

Ai nơi trói lìa trói?

Thế Tôn nói kệ đáp:

Người trí kiến lập giới,

Nội tâm tu trí tuệ;

Tỳ-kheo siêng tu tập,

Nơi trói hay thoát trói.

Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử này nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.

KINH 1177. NAN ĐỘ [157]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng [160c] chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật:

Khó vượt, khó thể nhẫn,

Sa-môn vì không biết;

Khởi nhiều thứ gian nan,

Càng mê muội chìm đắm.

Tâm giác tưởng chi phối,

Thường thường bị chìm đắm;

Sa-môn làm thế nào,

Khéo nhiếp hộ tâm mình?

Bấy giờ Thế Tôn nói kệ đáp:

Như con rùa khôn khéo,

Tự thu mình trong mai;

Tỳ-kheo tập thiền tư,

Khéo nhiếp các giác tưởng.

Tâm kia không chỗ nương,

Không gì làm sợ hãi;

Đó là tự ẩn kín,

Không bị ai phỉ báng.

Thiên tử lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử này sau khi nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.

KINH 1178. TIỂU LƯU [158]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật:

Tát-la [159] dòng thác nhỏ,

Nơi đâu sẽ nghịch dòng?

Con đường tắt sanh tử,

Nơi nào mà chẳng chuyển?

Các khổ lạc thế gian,

Do đâu dứt không còn?

Thế Tôn nói kệ đáp:

Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân,

Cùng với ý nhập xứ;

Danh sắc dứt không còn,

Tát-la ngược dòng nhỏ.

Đường sanh tử không chuyển,

Khổ lạc dứt không còn.

Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

 [161a] Thiên tử này sau khi nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  

KINH 1179. LỘC BÁC [160]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật:

Đùi nai Y-ni-da [161],

Bậc tôn trong Tiên Nhân;

Ăn ít, không đắm vị,

Thiền tư, thích núi rừng.

Nay con kính cúi đầu,

Xin hỏi Đức Cù-đàm;

Làm sao lìa khỏi khổ?

Làm sao giải thoát khổ?

Nay con hỏi giải thoát,

Nơi đâu mà dứt sạch?

Bấy giờ Thế Tôn nói kệ đáp:

Năm dục của thế gian,

Tâm pháp là thứ sáu;

Nơi dục ấy không dục,

Giải thoát tất cả khổ.

Như thế ra khỏi khổ,

Như thế giải thoát khổ;

Ông hỏi về giải thoát,

Chính nơi kia diệt tận.

Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử này sau khi nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.

KINH 1180. CHƯ LƯU [162]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật:

Làm sao qua các dòng, [163]

Làm sao qua biển lớn;

Làm sao trừ được khổ,

Làm sao được thanh tịnh?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Tín tâm vượt các dòng,

Không buông lung qua biển;

Tinh tấn hay trừ khổ,

Trí tuệ được thanh tịnh.

Thiên tử lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử này sau khi nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất. [164]

KINH 1181. SỬ LƯU [165]

 [348b7] Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử này bạch Phật:

“Thế Tôn, Tỳ-kheo [166], Tỳ-kheo vượt qua dòng xiết chăng?”

“Thiên tử! Đúng vậy.”

Thiên tử lại hỏi:

“Không chỗ vin duyên, cũng không chỗ trụ, mà vượt qua dòng xiết chăng?”

Phật bảo:

“Thiên tử! Đúng vậy.”

Thiên tử lại hỏi:

“Không chỗ vin duyên, cũng không chỗ trụ mà vượt qua dòng xiết, ý nghĩa ấy thế nào?”

Phật bảo:

“Này Thiên tử, Ta ôm chặt như vậy, như vậy, tiến thẳng như vậy, như vậy; không bị nước cuốn trôi. Không ôm chặt như vậy, như vậy, không tiến thẳng như vậy, như vậy, thì bị nước cuốn trôi. [167] Thiên tử, như vậy gọi là không chỗ vin duyên, cũng không chỗ trụ mà vượt qua dòng xiết.”

Khi ấy Thiên tử kia nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1182. GIẢI THOÁT [168]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia bạch Phật:

“Này Tỳ-kheo, biết sự quyết định giải thoát, giải thoát rộng, giải thoát cực rộng [169] của tất cả chúng sanh bị đắm trước, bị tập khởi chăng?”

Phật bảo Thiên tử:

“Ta tất biết sự quyết định giải thoát, giải thoát rộng, giải thoát cực rộng của tất cả chúng sanh bị đắm trước, bị tập khởi.”

Thiên tử bạch Phật:

 [348c]“Tỳ-kheo, làm thế nào để biết sự quyết định giải thoát, giải thoát rộng, giải thoát cực rộng của tất cả chúng sanh bị đắm trước, bị tập khởi?”

Phật bảo Thiên tử:

“Ái, hỷ diệt tận, tâm Ta giải thoát. Do tâm đã giải thoát nên biết sự quyết định giải thoát, giải thoát rộng, giải thoát cực rộng của tất cả chúng sanh bị đắm trước, bị tập khởi.”

Khi ấy Thiên tử kia nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1183. CHIÊN-ĐÀN [170]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử ấy bạch Phật:

Ai vượt các dòng thác,

Ngày đêm siêng tinh tấn;

Không vin cũng không trụ,

Nhiễm gì mà không dính? [171]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Tất cả giới đầy đủ,

Trí tuệ, khéo chánh thọ; [172]

Trong tư duy, buộc niệm,

Qua nạn, vượt các dòng.

Nơi dục tưởng không ham,

Nơi sắc kết vượt qua;

Không bám cũng không trụ,

Nơi nhiễm cũng không dính. [173]

Khi ấy Thiên tử lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia sau khi nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1184. CÂU-CA-NI (1) [174]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Câu-ca-ni là con gái của Quang minh thiên [175], dung sắc tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đi đến chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp Sơn cốc.

Lúc ấy, Thiên nữ Câu-ca-ni nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

 [349a]Năm dục đều hư vọng.

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Phật bảo Thiên nữ:

“Đúng vậy! Đúng vậy!”

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng.

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Thiên nữ Câu-ca-ni nghe Phật nói xong, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

Bấy giờ, Thế Tôn, khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, vào giữa Tăng, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua, có Thiên nữ Câu-ca-ni, dung sắc tuyệt diệu đến chỗ Ta, đảnh lễ sát chân, ngồi lui qua một bên nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng.

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Ta liền đáp: ‘Đúng vậy! Đúng vậy!’

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng.

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Khi nói những lời này, Thiên nữ Câu-ca-ni nghe những gì Ta nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Ta, liền biến mất.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1185. CÂU-CA-NI (2) [176]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tinh xá Sơn cốc, thành Vương xá. Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói với các Tỳ-kheo:

“Nay tôi sẽ nói kinh bốn cú pháp, hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, tôi sẽ vì các thầy mà nói. Thế nào là kinh bốn cú pháp?”

Bấy giờ, Tôn giả A-nan liền nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng.

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

 [394b]“Này các Tỳ-kheo, đó gọi là kinh Tứ cú pháp.”

Khi ấy, cách Tôn giả A-nan không xa, có một Bà-la-môn đang dạy các Bà-la-môn thiếu niên đọc tụng kinh. Bấy giờ, Bà-la-môn kia tự nghĩ: ‘Bài kệ mà Sa-môn A-nan đã nói, đối với kinh mà ta đã nói, thì đó là phi nhân [177] nói.’ Bà-la-môn kia liền đến chỗ Phật, sau khi chào hỏi, ủy lạo Thế Tôn xong, ông ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

“Thưa Cù-đàm, Sa-môn A-nan đã nói kệ rằng:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng, trong đời.

Năm dục đều hư vọng.

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Những điều được nói như vậy, thật sự đó là lời của phi nhân, không phải của người.”

Phật bảo Bà-la-môn:

“Đúng vậy! Đúng vậy! Bà-la-môn, đó là phi nhân nói không phải người nói.

“Bấy giờ, có Thiên nữ Câu-ca-ni đến chỗ Ta, đảnh lễ sát chân Ta, ngồi lui qua một bên, nói kệ rằng:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng.

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Ta liền trả lời:

“Đúng vậy! Đúng vậy! Như Thiên nữ đã nói:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng.

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Cho nên Bà-la-môn, nên biết, những điều trong bài kệ này nói là do phi nhân nói, không phải người nói.”

Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn kia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, ra về.

KINH 1186. CÂU-CA-NI (3) [178]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tinh xá Sơn cốc, thành Vương xá. Bấy giờ, có Thiên nữ Câu-ca-na-sa [179] là con gái của Quang minh thiên, [180] phát ra ánh chớp lớn sáng rực, quy Phật, quy Pháp, quy Tỳ-kheo Tăng, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ra ánh sáng chiếu khắp Sơn cốc, ở trước Phật, cô liền nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

 [394c]Năm dục đều hư vọng,

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Thiên nữ:

“Đúng vậy! Đúng vậy! Như những gì ngươi đã nói:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng,

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.”

Bấy giờ, Thiên nữ Câu-ca-na-sa nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

Khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, Thế Tôn vào giữa Tăng, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua, Thiên nữ Câu-ca-na-sa là con gái của Quang minh thiên, đến chỗ Ta, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ta, ngồi lui qua một bên, nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng,

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Lúc ấy, Ta liền đáp:

“Đúng vậy Thiên nữ! Đúng vậy Thiên nữ! Như những gì ngươi đã nói:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng,

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Thiên nữ Câu-ca-na,

Ánh chớp sáng rực rỡ;

Kính lễ Phật, Pháp, Tăng,

Nói kệ nghĩa lợi ích.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1187. CÂU-CA-NI (4) [181]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tinh xá Sơn cốc, tại thành Vương xá. Bấy giờ, có Câu-ca-na-sa là con gái của Quang minh thiên [182], phóng ra điện chớp, ánh sáng chói lọi, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân kia tỏa ra ánh sáng chiếu khắp Sơn cốc, ở trước Phật, liền nói kệ:

Con có thể diễn rộng,

Chánh pháp luật Như Lai;

Nhưng nay chỉ nói lược,

Đủ để tỏ lòng con.

 [350a]Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng,

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Thế Tôn bảo Thiên nữ:

“Đúng vậy Thiên nữ! Đúng vậy Thiên nữ! Như lời ngươi đã nói:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng,

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Thiên nữ Câu-ca-na-sa nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ, liền biến mất.

Qua sáng sớm hôm sau, bấy giờ Thế Tôn vào trước Tăng chúng, trải tọa cụ ngồi giữa đại chúng, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua, Thiên nữ Câu-ca-na-sa lại đến chỗ Ta, cung kính làm lễ, ngồi lui qua một bên, nói kệ:

Con có thể diễn rộng,

Chánh pháp luật Như Lai;

Nhưng nay chỉ nói lược,

Đủ để tỏ lòng con.

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng,

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Lúc ấy, Ta trả lời:

“Đúng vậy Thiên nữ! Đúng vậy Thiên nữ! Như lời ngươi đã nói:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng,

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Thiên nữ kia nghe những gì Ta nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Ta, liền biến mất.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1188. CÂU-CA-NI (5) [183]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở bên ao Di-hầu, trong giảng đường Trùng các, nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, có Thiên nữ Câu-ca-na-sa, Thiên nữ Châu-lô-đà [184] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ra ánh sáng chiếu khắp cạnh bờ ao Di-hầu. [350b] Thiên nữ Châu-lô-đà nói kệ bạch Phật:

Đại Sư Đẳng Chánh Giác,

Ở nước Tì-xá-li.

Câu-ca-na, Châu-lô,

Xin cung kính đảnh lễ.

Xưa con chưa từng nghe,

Chánh pháp luật Mâu-ni;

Nay đích thân được gặp,

Hiện tiền nói chánh pháp.

Nếu đối pháp luật Thánh,

Ác tuệ sanh chán ghét,

Ắt sẽ rơi đường ác,

Chịu các khổ lâu dài.

Nếu đối pháp luật Thánh,

Chánh niệm đủ luật nghi,

Người kia sanh lên Trời,

Được an vui lâu dài.

Thiên nữ Câu-ca-na-sa lại nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng,

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Thế Tôn bảo Thiên nữ:

“Đúng vậy! Đúng vậy! Như những gì các ngươi đã nói:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng,

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Các Thiên nữ kia nghe những gì Phật dạy hoan hỷ, tùy hỷ, rồi biến mất.

Qua sáng sớm hôm sau, bấy giờ Thế Tôn vào trong Tăng chúng, trải tọa cụ mà ngồi, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua có hai Thiên nữ nhan sắc tuyệt vời, đến chỗ Ta, vì Ta làm lễ, ngồi lui qua một bên, Thiên nữ Châu-lô-đà nói kệ:

Đại Sư Đẳng Chánh Giác,

Ở nước Tì-xá-li;

Con Câu-ca-na-sa,

Và cùng Châu-lô-đà;

Hai Thiên nữ chúng con,

Đảnh lễ sát chân Phật.

Xưa con chưa từng nghe,

Chánh pháp luật Mâu-ni;

Nay mới thấy Chánh giác,

Diễn nói pháp vi diệu.

Nếu đối pháp luật Thánh,

Chán ghét trụ ác tuệ;

Ắt rơi vào đường ác,

Chịu khổ lớn lâu dài.

Nếu đối pháp luật Thánh,

Chánh niệm đủ luật nghi;

 [350c]Sanh lên Trời, đường lành,

Được an vui lâu dài.

Thiên nữ Câu-ca-na-sa lại nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng,

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Lúc ấy, Ta đáp:

“Đúng vậy! Đúng vậy! Như những gì ngươi đã nói:

Tâm kia không tạo ác,

Và thân, miệng; trong đời

Năm dục đều hư vọng,

Chánh trí, chánh buộc niệm.

Không tập cận các khổ,

Cùng hòa hợp phi nghĩa.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, phụng hành.

KINH 1189. XÚC [185]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Lúc đó, Thiên tử kia nói kệ:

Không xúc, không báo xúc [186],

Có xúc, có báo xúc.

Do vì xúc, báo xúc,

Không sân, không rời sân. [187]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Đừng với người không sân,

Chống lại bằng sân hận.

Bậc Chánh sĩ thanh tịnh,

Lìa các phiền não kết,

Với họ khởi tâm ác,

Tâm ác trở lại mình.

Như nghịch gió tung bụi,

Bụi kia lại dính mình. [188]

Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật đã nói, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1190. AN LẠC [189]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Lúc đó, Thiên tử ấy nói kệ:

 [351a]Việc làm người ngu si,

Không hợp với trí tuệ;

Việc ác do mình làm,

Là bạn ác của mình.

Tạo ra nhiều ác hành,

Cuối cùng chịu báo khổ.

Bấy giờ Thế Tôn nói kệ đáp:

Đã tạo nghiệp bất thiện,

Cuối cùng chịu khổ não;

Tạo nghiệp tuy hoan hỷ,

Thọ báo thì kêu khóc.

Người tạo các nghiệp thiện,

Cuối cùng không khổ não;

Khi tạo nghiệp hoan hỷ,

Khi thọ báo an vui.

Khi ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật đã nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1191. HIỀM TRÁCH [190]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Lúc đó, Thiên tử kia nói kệ:

Không thể chỉ nói suông,

Cũng không một mực nghe,

Mà đạt được đạo tích,

Kiên cố thẳng vượt qua.

Tư duy khéo tịch diệt,

Giải thoát các ma phược.

Làm được mới đáng nói;

Không được, không nên nói.

Người không làm mà nói,

Thì người trí biết sai.

Không làm điều nên làm;

Không làm mà nói làm,

Là đồng với giặc quấy.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Thiên tử:

“Nay ông có điều gì hiềm trách chăng?” [191]

Thiên tử bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, con hối lỗi. Bạch Thiện Thệ, con hối lỗi.”

Bấy giờ, Thế Tôn mỉm cười vui vẻ. Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:

Nay con xin hối lỗi,

Thế Tôn không nạp thọ;

Trong lòng ôm tâm ác,

Oán hờn mà không bỏ.

 [351b] Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Chỉ nói lời hối lỗi,

Trong tâm kia không dừng;

Làm sao dứt được oán,

Mà gọi là tu thiện?

Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:

Ai không có lỗi kia?

Người nào không có tội?

Ai lại không ngu si?

Ai thường hay kiên cố?

Thiên tử kia lại nói kệ tiếp:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật đã nói, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1192. CÙ-CA-LÊ [192]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Tỳ-kheo Cù-ca-lê [193] là bè đảng Đề-bà-đạt-đa, đi đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tỳ-kheo Cù-ca-lê:

“Này Cù-ca-lê, vì sao đối với phạm hạnh thanh tịnh của Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, ngươi khởi tâm không thanh tịnh, để sẽ phải chịu khổ não lâu dài, không lợi ích.”

Tỳ-kheo Cù-ca-lê bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, nay con tin lời Thế Tôn, những điều đó là đúng. Nhưng tâm Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên có ác dục.”

Nói như vậy lần thứ hai, lần thứ ba. Tỳ-kheo Cù-ca-lê thuộc bè đảng Đề-bà-đạt-đa ở chỗ Thế Tôn, trong khi nói lại lần thứ ba, chống đối, không nhận chịu, liền từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi. Sau khi đứng dậy bỏ đi, khắp người ông nổi đầy mụt nhọt giống như trái lật, dần dần to lên như trái đào. Khi ấy Tỳ-kheo Cù-ca-lê đau đớn thống khổ, miệng kêu lên: ‘Nóng quá! Nóng quá!’ Máu mủ chảy ra, thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục lớn Bát-đàm-ma [194].

Bấy giờ, có ba vị Thiên tử dung mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên. Lúc ấy, một Thiên tử bạch Phật:

“Tỳ-kheo Cù-ca-lê thuộc bè đảng Đề-bà-đạt-đa nay mạng chung.”

Thiên tử thứ hai thưa:

“Chư tôn nên biết, Tỳ-kheo Cù-ca-lê mạng chung rơi vào địa ngục.”

Thiên tử thứ ba liền nói kệ:

 [351c]Con người sanh ở đời,

Búa sanh từ trong miệng,

Trở lại chém thân mình,

Đó do lời nói ác.

Đáng chê lại khen ngợi;

Đáng khen ngợi lại chê.

Tội này sanh nơi miệng,

Chết rơi vào đường ác.

Cờ bạc mất hết của,

Phải quấy là lỗi lớn;

Hủy Phật cùng Thanh văn,

Thì đó là tội lớn.

Ba vị Thiên tử kia nói kệ này rồi liền biến mất. Qua sáng sớm hôm sau, bấy giờ Thế Tôn đi vào trong Tăng, trải chỗ ngồi, ngồi trước đại chúng, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua, có ba vị Thiên tử đến chỗ Ta, đảnh lễ sát chân Ta, ngồi lui qua một bên. Thiên tử thứ nhất thưa Ta rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo Cù-ca-lê thuộc bè đảng Đề-bà-đạt-đa nay mạng chung.

“Thiên tử thứ hai nói với chư Thiên khác rằng:

“Tỳ-kheo Cù-ca-lê mạng chung, rơi vào địa ngục.”

“Thiên tử thứ ba liền nói kệ:

Con người sanh ở đời,

Búa sanh từ trong miệng,

Trở lại chém thân mình,

Đó do lời nói ác.

Đáng chê lại khen ngợi,

Đáng khen ngợi lại chê.

Tội này sanh nơi miệng,

Chết rơi vào đường ác.

“Sau khi nói kệ này rồi liền biến mất.

“Này các Tỳ-kheo, các ông có muốn nghe kỳ hạn thọ mạng của chúng sanh sanh vào địa ngục A-phù-đà [195] không?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, nay chính đúng lúc, cúi xin Thế Tôn vì đại chúng nói về kỳ hạn thọ mạng của chúng sanh trong địa ngục A-phù-đà. Các Tỳ-kheo nghe xong sẽ lãnh thọ phụng hành.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà giảng nói. Thí như tại nước Câu-tát-la bốn thăng là một a-la, bốn a-la là một độc-lung-na, mười sáu độc-lung-na là một xà-ma-na, mười sáu xà-ma-na là một ma-ni, hai mươi ma-ni là một khư-lê [196], hai mươi khư-lê là một kho hạt cải đầy trong đó [197]. Giả sử, nếu có người, cứ một trăm năm lấy một hạt cải, như vậy cho đến khi hết sạch kho hạt cải đầy kia, thọ mạng của chúng sanh trong địa ngục A-phù-đà vẫn chưa hết. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi lần địa ngục A-phù-đà như vậy bằng một thọ mạng của chúng sanh trong địa ngục [352a] Ni-la-phù-đà [198]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi lần địa ngục Ni-la-phù-đà bằng thọ mạng của chúng sanh trong địa ngục A-tra-tra [199]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục A-tra-tra bằng thọ mạng của chúng sanh trong một địa ngục A-ba-ba [200]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục A-ba-ba bằng thọ mạng của chúng sanh trong một địa ngục A-hưu-hưu [201]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục A-hưu-hưu bằng thọ mạng của chúng sanh trong một địa ngục Ưu-bát-la [202]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục Ưu-bát-la bằng thọ mạng của chúng sanh trong một địa ngục Bát-đàm-ma. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục Bát-đàm-ma bằng thọ mạng của chúng sang trong một địa ngục Ma-ha Bát-đàm-ma.

“Này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Cù-ca-lê mạng chung rơi vào địa ngục Ma-ha Bát-đàm-ma, vì Tỳ-kheo này đối với Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên sanh ác tâm phỉ báng. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy học như vầy: Ở nơi chỗ tim đèn, mồi lửa đang cháy kia còn không muốn hủy hoại, huống là hủy hoại chúng sanh có thức.”

Phật bảo các Tỳ-kheo: “Hãy học như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1193. BẠI VONG [203]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Thoái lạc, bị đánh bại

Làm sao mà biết được?

Cúi xin Thế Tôn nói,

Cửa bại vong thế nào?

Thế Tôn nói kệ đáp:

Chỗ thắng dễ biết được,

Chỗ bại biết cũng dễ;

Pháp lạc chỗ thắng xứ,

Hủy pháp là bại vong.

Ưa thích tri thức ác,

Không ưa tri thức thiện;

Sanh oán với bạn lành,

Đó gọi cửa bại vong.

Ưa thích người bất thiện,

Người thiện lại ganh ghét;

Muốn ác, không muốn thiện,

Đó gọi cửa bại vong.

Đấu, cân, lừa dối người,

Đó gọi cửa bại vong.

Đam mê rượu, cờ bạc,

Chơi bời mê nữ sắc;

Tiêu tan hết của cải,

Đó gọi cửa bại vong.

Người nữ không tự giữ,

Bỏ chồng theo người khác;

Người nam tính phóng đảng,

Bỏ vợ theo ngoại sắc.

Những gia đình như vậy,

Đều đọa cửa bại vong.

Vợ già lấy chồng trẻ,

Tâm thường hay ghen ghét;

Ghen ghét nằm không yên,

Đó gọi cửa bại vong.

Chồng già lấy vợ trẻ,

Đọa bại vong cũng vậy.

Thường thích mê ngủ nghỉ,

Bạn bè cùng đi chơi.

Biếng lười, ưa sân hận,

Chúng rơi cửa bại vong.

Nhiều của kết bạn bè,

Ăn uống không điều độ;

Tiêu tan nhiều của cải,

Chúng rơi cửa bại vong.

Ít của nhiều tham dục,

Sanh vào nhà Sát-lị;

Thường mong làm vương giả,

Đó là cửa bại vong.

Cầu châu ngọc anh lạc,

Giày da, che tàn lọng;

Trang sức từ keo kiệt,

Đó là cửa bại vong.

Nhận thức ăn của người,

Keo kiệt tiếc của mình;

Không đáp ơn cho người,

Đó là cửa bại vong.

Sa-môn, Bà-la-môn,

Cung thỉnh vào nhà mình;

Keo lẫn không cúng kịp,

Đó là cửa bại vong.

Sa-môn, Bà-la-môn,

Thứ lớp đi khất thực;

Quở trách không muốn cho,

Đó là cửa bại vong.

Cha mẹ nếu tuổi già,

Không tùy thời phụng dưỡng;

Có của mà không nuôi,

Đó là cửa bại vong.

Đối cha mẹ, anh em,

Đánh đuổi và mạ nhục;

Không tôn ti trật tự,

Đó là cửa bại vong.

Đối Phật và đệ tử,

Tại gia cùng xuất gia;

Hủy báng không cung kính,

Đó là cửa bại vong.

Thật chẳng A-la-hán,

Tự xưng A-la-hán;

Đó là giặc thế gian,

Rơi vào cửa bại vong.

Đó, bại vong ở đời,

Ta thấy biết nên nói;

 [352c]Giống như đường hiểm sợ,

Người trí phải lánh xa.

Khi ấy Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia sau khi nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1194. ĐỒNG TỬ HÝ [204]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ:

Gì xuống cúi, cúi theo,

Gì cất cao, cất theo;

Thế nào trẻ nhỏ chơi,

Như trẻ ném đất nhau?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Ái xuống thì xuống theo,

Ái lên thì lên theo;

Ái đùa với kẻ ngu,

Như trẻ ném đất nhau.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1195. GIÀ Ý [205]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo rất đẹp đẽ, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ:

Khi nào quyết ngăn chặn,

Ý vọng tưởng không đến;

Khi người ngăn hoàn toàn,

Không còn bị bức bách. [206]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Khi nào quyết ngăn chặn,

Ý vọng tưởng không đến;

Chẳng cần ngăn tất cả,

Chỉ ngăn nghiệp ác kia. [207]

 [353a]Khi ngăn ác kia rồi,

Nó không thể bức bách.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1196. ĐẮC DANH XƯNG [208]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Làm sao được tiếng khen?

Làm sao được của nhiều?

Làm sao đức lan rộng?

Làm sao được bạn lành?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Trì giới đượctiếng khen,

Bố thí được của nhiều;

Đức chân thật lan khắp,

Ân huệ được bạn lành.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1197. CẦU TÀI [209]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hòi Phật:

Người tạo tác thế nào,

Trí tuệ để cầu tài;

Cùng giữ gìn tài sản,

Hoặc hơn, hoặc lại kém?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Bắt đầu học nghề khéo,

Tìm cách gom tài vật;

Được tài vật kia rồi,

Phải nên phân làm bốn.

 [353b] Một phần tự thọ dụng,

Hai phần cho kinh doanh;

Phần còn lại cất dấu,

Để phòng khi thiếu thốn.

Người kinh doanh sự nghiệp,

Làm ruộng hay buôn bán;

Chăn bò, dê thêm vốn;

Nhà cửa để kiếm lời,

Tạo phòng ốc giường nằm;

Sáu nhu yếu sinh hoạt,

Phương tiện tạo mọi thứ;

An lạc sống suốt đời.

Khéo tu nghiệp như vậy,

Trí tuệ dùng cầu tài;

Của báu theo đó sanh,

Như các sông về biển.

Tài sản nhiều như vậy,

Như ong gom vị ngọt;

Ngày đêm của tăng dần,

Như kiến dồn đống mồi.

Không giao của người già,

Không gởi người biên cảnh;

Không tin người gian xảo,

Cùng những người keo kiệt.

Gần gũi người nên việc,

Xa lìa người hỏng việc;

Người thường làm nên việc,

Giống như lửa cháy bùng.

Bạn lành, người quý trọng,

Người cẩn mật, chân chất,

Đồng cảm như anh em,

Khéo đùm bọc lẫn nhau.

Ở trong vòng quyến thuộc,

Biểu hiện như trâu chúa;

Tùy chỗ cần mọi người,

Phân của cho ăn uống;

Khi tuổi hết mạng chung,

Sanh về trời hưởng lạc.

Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe Phật nói xong, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1198. THÔ NGƯU [210]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thời quá khứ ở Câu-tát-la có một người đánh đàn tên là Thô Ngưu [211], du hành trong nhân gian tại nước Câu-tát-la, dừng nghỉ ở chỗ vắng. Bấy giờ, có sáu Thiên nữ từ cung trời rộng lớn, đến chỗ người đánh đàn Thô Ngưu nước Câu-tát-la, nói với người đánh đàn Thô Ngưu [353c] rằng: ‘Thưa Cậu, Cậu hãy vì chúng tôi đánh đàn, chúng tôi sẽ ca múa theo.’”

Người đánh đàn Thô Ngưu nói:

“Được vậy, các chị em! Tôi sẽ vì các chị em mà đánh đàn. Nhưng các chị em hãy nói với tôi, các chị là ai, ở đâu đến đây?”

Thiên nữ nói:

“Cậu cứ khảy đàn đi, chúng tôi sẽ ca múa. Ở trong những lời ca tụng, sẽ tự nói lên nhân duyên chúng tôi từ đâu đến đây.”

Người đánh đàn Thô Ngưu kia liền khảy đàn, còn sáu Thiên nữ kia liền ca múa theo.

Thiên nữ thứ nhất nói kệ ca rằng:

Nếu người nam, người nữ,

Bố thí y thắng diệu;

Do nhân duyên thí y,

Chỗ sanh được thù thắng.

Vật yêu thích đem cho,

Theo ý muốn sanh Thiên;

Nhìn cung điện tôi ở,

Nương hư không mà đi.

Thân trời như khối vàng,

Hơn trong trăm Thiên nữ;

Xem xét phước đức này,

Thứ nhất trong hồi hướng.

Thiên nữ thứ hai lại nói kệ:

Nếu người nam, người nữ,

Bố thí hương thắng diệu;

Vật yêu mến vừa ý,

Theo ý muốn sanh Thiên.

Nhìn cung điện tôi ở,

Nương hư không mà đi;

Thân trời như khối vàng,

Hơn trong trăm Thiên nữ.

Xem xét phước đức này,

Thứ nhất trong hồi hướng.

Thiên nữ thứ ba lại nói kệ:

Nếu người nam, người nữ,

Đem thức ăn bố thí;

Vật yêu mến vừa ý,

Theo ý muốn sanh Thiên.

Nhìn cung điện tôi ở,

Nương hư không mà đi;

Thân trời như khối vàng,

Hơn trong trăm Thiên nữ.

Xem xét phước đức này,

Thứ nhất trong hồi hướng.

Thiên nữ thứ tư lại nói kệ:

Nhớ lại những đời trước,

Từng làm tôi tớ người;

Không trộm, không tham ăn,

Siêng tu, không biếng nhác.

Vừa bụng tự điều thân,

Phần dư giúp người nghèo;

Nhìn cung điện tôi ở,

Nương hư không mà đi.

 [354a]Thân trời như khối vàng,

Hơn trong trăm Thiên nữ;

Xem xét phước đức này,

Là nhất trong cúng dường.

Thiên nữ thứ năm lại nói kệ:

Nhớ lại những đời trước,

Từng làm vợ con người;

Bố mẹ chồng hung bạo,

Thường thêm lời thô thiển.

Vẫn giữ lễ làm dâu,

Khiêm tốn và vâng thuận;

Nhìn cung điện tôi ở,

Nương hư không mà đi;

Thân trời như khối vàng,

Hơn trong trăm Thiên nữ.

Xem xét phước đức này,

Thứ nhất trong cúng dường.

Thiên nữ thứ sáu lại nói kệ:

Xưa từng thấy nẻo đạo,

Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni;

Theo họ nghe chánh pháp,

Một đêm giữ trai giới.

Nhìn cung điện tôi ở,

Nương hư không mà đi;

Thân trời như khối vàng,

Hơn trong trăm Thiên nữ.

Xem xét phước đức này,

Thứ nhất trong hồi hướng.

Bấy giờ, người đánh đàn Thô Ngưu nước Câu-tát-la nói kệ:

Nay tôi may đến đây,

Trong rừng Câu-tát-la;

Thấy được các Thiên nữ,

Thân trời thật tuyệt vời.

Đã thấy lại được nói,

Phải tu thêm thiện nghiệp;

Nay duyên tu công đức,

Cũng sẽ sanh lên trời.

Nói những lời này xong, các Thiên nữ liền biến mất.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1199. HÀ PHÁP KHỞI [212]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Pháp gì khởi nên diệt?

Sanh gì phải phòng hộ? [213]

Pháp gì phải nên lìa?

Đẳng quán vui được gì?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

 [354b] Sân nhuế khởi, nên diệt,

Tham sanh khởi phải phòng;

Vô minh, nên xa lìa,

Đẳng quán vui chân đế. [214]

Dục sanh các phiền não,

Dục là gốc sanh khổ;

Người điều phục phiền não,

Thì điều phục các khổ.

Người điều phục các khổ,

Cũng điều phục phiền não.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1200. PHI THẾ GIAN [215]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Nếu người hành phóng dật,

Lìa ác tuệ ngu si,

Thiền tư không phóng dật,

Có mau sạch các lậu?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Các sự việc thế gian

Không phải đều thuộc dục;

Tâm pháp theo giác tưởng,

Là dục của con người. [216]

Mọi việc trong Thế gian,

Thường ở tại thế gian [217];

Trí tuệ tu thiền tư,

Ái dục điều phục hẳn.

Tín là bạn của người,

Không tín, không vượt qua;

Tín, danh xưng mình tăng,

Mạng chung được sanh Thiên.

Đối thân tưởng hư không, [218]

Danh sắc không bền chắc;

Người không đắm danh sắc,

Xa lìa đống tích tụ.

Quán nghĩa chân thật này,

Như giải thoát, thương tưởng. [219]

Do vì trí tuệ này,

Đời khen ngợi cúng dường.

Đoạn trừ tướng đa tạp,

Thoát khỏi dòng sanh tử;

Vượt qua các dòng rồi,

Đó gọi là Tỳ-kheo.

 [354c]Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1201. ĐÒNG XỨ [220]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Cùng ở chung người nào,

Lại cùng ai cộng sự;

Biết pháp của những ai,

Là thù thắng không ác?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Cùng sống chung Chánh sĩ,

Cùng Chánh sĩ cộng sự;

Hiểu biết pháp Chánh sĩ,

Là thù thắng không ác.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1202. XAN LẪN [221]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ:

Keo kiệt sanh trong tâm,

Không thể hành bố thí.

Người minh trí cầu phước,

Mới thường hành bố thí.

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Sợ hãi không hành thí,

Thường sợ nên không thí;

Sợ hãi nỗi đói khát,

Keo kiệt từ sợ sanh.

Đời này cùng đời khác,

Thường si, sợ đói khát;

 [355a]Chết thì không ai theo,

Cô độc không tư lương.

Người ít của, hay thí,

Nhiều của khó cũng xả;

Khó xả mà hay xả,

Thì đó là thí khó.

Người vô tri không biết,

Người trí biết khó biết;

Đúng pháp nuôi vợ con,

Của ít tịnh tâm thí.

Hội thí [222] trăm nghìn vật,

Phước lợi được từ đó,

So với thí pháp trước,

Không bằng phần mười sáu.

Đánh, trói, hại chúng sanh,

Tài vật được từ đó,

Bố thí an cõi nước,

Đó gọi thí có tội.

So với thí bình đẳng,

Cân lường nào sánh kịp;

Đúng pháp không làm trái,

Được tài vật đem cho;

Khó thí mà hành thí,

Đúng là Hiền thánh thí;

Chỗ trụ thường được phước,

Mạng chung sanh lên trời.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Mới thường hành bố thí.Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1203. KIM THƯƠNG [223]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong thạch thất, chỗ của quỷ thần Kim-bà-la, nơi núi Kim-bà-la, tại thành Vương xá. Bấy giờ, Thế Tôn vừa bị cây thương vàng [224] đâm chân chưa bao lâu, nên khi cử động thân thể còn cảm thấy đau đớn; nhưng Ngài xả tâm chánh trí, chánh niệm, kham nhẫn tự an, không có tưởng thoái thất. Khi ấy có tám vị Thiên tử sơn thần tự nghĩ: ‘Hôm nay Thế Tôn đang ở trong thạch thất chỗ của quỷ thần núi Kim-bà-la tại thành Vương xá. Ngài bị cây thương vàng đâm chân, cử động thấy đau, nhưng Ngài có thể xả tâm, chánh niệm, chánh trí, kham nhẫn tự an, không có tưởng thoái thất. Chúng ta phải đến tán thán trước Ngài.’ Nghĩ rồi, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân, ngồi lui qua một bên.

Vị Thiên thần thứ nhất nói kệ tán thán:

Sa-môn Cù-đàm,

Sư tử giữa người;

Thân gặp thống khổ,

Kham nhẫn tự an.

Chánh trí chánh niệm,

Không hề thoái thất.

 [355b] Thiên tử thứ hai lại tán thán:

Bậc Đại sĩ Đại long,

Bậc Đại sĩ Ngưu vương;

Đại sĩ phu dõng lực,

Đại sĩ phu ngựa hay.

Đại sĩ phu thượng thủ,

Đại sĩ phu thù thắng.

Thiên tử thứ ba lại tán thán:

Sa-môn Cù-đàm này,

Sĩ phu Phân-đà-lợi [225];

Thân bị những thống khổ,

Mà vẫn hành tâm xả.

Trụ chánh trí, chánh niệm,

Kham nhẫn để tự an;

Mà không hề thoái thất.

Thiên tử thứ tư lại tán thán:

“Đối với Sa-môn Cù-đàm, nếu có những gì sĩ phu Phân-đà-lợi nói, mà hiềm trái phản lại, thì nên biết những người đó sẽ bị khổ mãi mãi, không được lợi ích. Chỉ trừ người không biết chân thật.”

Thiên tử thứ năm lại nói kệ:

Quán định, tam-muội kia,

Khéo trụ nơi chánh thọ;

Giải thoát lìa các trần,

Không hiện cũng không ẩn.

Tâm kia trụ an ổn,

Mà được tâm giải thoát.

Thiên tử thứ sáu lại nói kệ:

Dù trải năm trăm năm,

Tụng kinh Bà-la-môn;

Tinh cần tu khổ hạnh,

Không lìa trần giải thoát.

Thì là hàng thấp kém,

Không qua được bờ kia.

Thiên tử thứ bảy lại nói kệ:

Vì bị dục bức bách,

Trì giới là trói buộc;

Dù dõng mãnh khổ hạnh,

Trải qua một trăm năm.

Tâm kia không giải thoát,

Không lìa các trần cấu;

Thì là loại thấp kém,

Không qua đến bờ kia.

Thiên tử thứ tám lại nói kệ:

Tâm trụ dục kiêu mạn,

Không thể tự điều phục;

Không được định, tam-muội,

Chánh thọ của Mâu-ni.

 [355c]Một mình ở rừng núi,

Tâm kia thường phóng dật;

Với quân ma chết kia,

Không qua được bờ kia.

Sau khi tám Thiên tử sơn thần kia tán thán xong, đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1204. TÌ-NỮU [226]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ:

Rộng không gì hơn đất,

Sâu không gì qua biển;

Cao không bằng Tu-di,

Đại sĩ không Tỳ-nữu [227].

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Rộng không gì hơn ái,

Sâu không gì qua bụng;

Cao không gì bằng kiêu,

Đại sĩ không hơn Phật.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1205. HỎA BẤT THIÊU [228]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Vật gì lửa không thiêu?

Gì gió không thể thổi?

Nạn lửa thiêu đại địa,

Vật gì không chảy tan?

Vua ác và giặc cướp,

Cưỡng đoạt tài vật người;

Người nam, người nữ nào,

Không bị họ tước đoạt?

Làm sao chứa trân bảo,

Cuối cùng không mất mát?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Phước, lửa không thể thiêu,

Phước, gió không thể thổi;

 [356a]Thủy tai hại cõi đất,

Phước, nước không trôi.

Vua ác và giặc cướp,

Cưỡng đoạt của báu người;

Nếu người nam, người nữ,

Có phước không bị cướp.

Kho báu, báo phước lạc,

Cuối cùng không bị mất.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1206. TRÌ TƯ LƯƠNG [229]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Ai sẽ giữ lương thực?

Vật gì giặc không cướp?

Kẻ nào cướp thì ngăn,

Người nào cướp không ngăn?

Người nào thường đi đến,

Người trí tuệ hỷ lạc?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Người tín giữ tư lương,

Phước đức giặc không cướp.

Giặc cướp đoạt thì ngăn,

Sa-môn đoạt hoan hỷ.

Sa-môn thường đi đến,

Người trí tuệ mừng vui.

Bấy giờ Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1207. [230]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Tất cả tướng ngăn che,

Biết tất cả thế gian;

 [356b]An úy, vui tất cả,

Cúi xin Thế Tôn nói.

Thế nào là thế gian,

Những gì khó được nhất?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Làm chủ mà nhẫn nhục,

Không của, mà muốn thí;

Gặp khó mà hành pháp,

Phú quý tu viễn ly.

Bốn pháp ấy như vậy,

Thì đó là rất khó.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất. [231]

KINH 1208. SỞ CẦU [232]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Sức lớn, vui tự tại,

Mọi sở cầu đều được;

Ai vượt trên vị kia,

Mọi mong cầu thỏa mãn?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Sức lớn, vui tự tại,

Vị kia không sở cầu.

Nếu ai có mong cầu,

Thì khổ chẳng phải lạc.

Tìm cầu đã qua rồi,

Vị kia chỉ có lạc.

Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

 [356c]Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời. 

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1209. XA [233]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Xe khởi từ chỗ nào?

Ai có thể chuyển xe?

Xe chuyển đến nơi nào?

Cớ sao biến hoại mất?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Xe khởi từ các nghiệp.

Tâm thức chuyển dịch xe.

Tùy nhân mà chuyển đến.

Nhân hoại thì xe mất.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1210. SANH TỬ [234]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Lúc ấy, Thiên tử kia bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, con gái của vua Câu-lâu-đà là Tu-ba-la-đề-sa [235], hôm nay sanh con.”

Phật bảo Thiên tử:

“Đây là điều không tốt lành, chẳng phải là tốt lành!”

Thiên tử kia liền nói kệ:

Người sanh con là vui.

Thế gian có con vui.

Cha mẹ tuổi già yếu,

Cần con để phụng dưỡng.

Vì sao Cù-đàm nói,

Sanh con là không tốt?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Nên biết luôn vô thường,

Uẩn trống không, chẳng con.

Sanh con thường bị khổ,

Người ngu nói là vui.

 [357a]Cho nên Ta nói rằng,

Sanh con là chẳng tốt;

Không tốt mà như tốt,

Như yêu, chẳng đáng yêu.

Thật khổ, dáng tợ vui,

Bị phóng dật dẫm đạp.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1211. SỐ [236]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Thế nào số được đếm?

Thế nào số không ẩn?

Thế nào số trong số?

Thế nào thuyết ngôn thuyết? [237]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Phật pháp khó đo lường,

Hai dòng không hiển hiện.

Nếu danh và sắc kia,

Diệt tận hết không còn;

Đó là số được đếm.

Số kia không ẩn tàng.

Đó là số trong số,

Đó là thuyết danh số.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

 

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1212. HÀ VẬT [238]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Vật gì nặng hơn đất?

Gì cao hơn hư  không?

 [357b] Vật gì nhanh hơn gió?

Vật gì nhiều hơn cỏ?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Giới đức nặng hơn dất.

Mạn cao hơn hư không.

Hồi tưởng nhanh hơn gió.

Tư tưởng nhiều hơn cỏ.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1213. HÀ GIỚI [239]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ:

 

Giới gì, oai nghi gì?

Đắc gì, nghiệp là gì?

Người tuệ làm sao trụ?

Làm sao sanh về trời?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Xa lìa việc sát sanh,

Vui trì giới tự phòng;

Không sanh tâm gia hại,

Đó là đường sanh Thiên.

Không lấy của không cho,

Vui nhận của được cho;

Đoạn trừ tâm trộm cướp,

Đó là đường sanh Thiên.

Không phạm vợ người khác;

Xa lìa việc tà dâm;

Bằng lòng vợ riêng mình,

Đó là đường sanh Thiên.

Vì mình hay vì người,

Vì của hay để đùa:

Không nói dối lừa gạt,

Là con đường sanh Thiên.

Đoạn trừ nói hai lưỡi,

Không ly gián bạn người;

Thường nghĩ hòa kia đây,

Là con đường sanh Thiên.

Xa lìa lời thô lỗ,

Lời dịu, không hại người;

Thường nói lời hay tốt,

Là con đường sanh Thiên.

Không nói lời phi giáo,

Không nghĩa, không lợi ích;

 [357c]Thường nói lời thuận pháp,

Là con đường sanh Thiên.

Tụ lạc hoặc đất trống,

Thấy lợi, nói của ta:

Không hành tưởng tham này,

Là con đường sanh Thiên.

Tâm từ không tưởng hại,

Không hại các chúng sanh;

Tâm thường không oán kết,

Là con đường sanh Thiên.

Nghiệp khổ và quả báo,

Cả hai đều tịnh tín;

Thọ trì nơi chánh kiến,

Là con đường sanh Thiên.

Những thiện pháp như thế,

Mười con đường tịnh nghiệp;

Đều giữ gìn kiên cố,

Là con đường sanh Thiên.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Đã lâu mới được thấy

Bà-la-môn niết-bàn;

Vượt qua mọi sợ hãi,

Vĩnh siêu ân ái đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1214. NGŨ VỊ [240]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thích Đề-hoàn Nhân, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ Thích Đề-hoàn Nhân nói kệ hỏi Phật:

Pháp gì mạng không biết?

Pháp gì mạng không tỏ? [241]

Pháp gì xiềng xích mạng?

Pháp gì trói buộc mạng? [242]

 Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Sắc pháp mạng không biết,

Các hành mạng không tỏ;

Thân xiềng xích mạng kia,

Ái trói buộc mạng này.

Thích Đề-hoàn Nhân lại nói kệ:

Sắc chẳng phải là mạng,

Chư Phật đã từng nói. [243]

Làm sao thuần thục được,

Nơi tạng sâu thẳm kia?

Làm sao trụ khối thịt,

Làm sao biết mạng thân?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Ban đầu ca-la-la, [244]

Từ ca-la sanh bào; [245]

 [358a]Từ bào sanh khối thịt, [246]

Khối thịt thành dày cứng. [247]

Thịt dày sanh tứ chi, [248]

Và những thứ lông tóc;

Các căn tình gồm sắc,

Dần dần thành hình thể.

Nhờ người mẹ ăn uống,

Nuôi lớn bào thai kia.

Thích Đề-hoàn Nhân sau khi nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1215. TRƯỜNG THẮNG [249]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Trường Thắng [250] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ:

Khéo học lời vi diệu,

Gần gũi các Sa-môn;

Một mình không bạn bè,

Chánh tư duy tĩnh mặc.

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Khéo học lời vi diệu,

Gần gũi các Sa-môn;

Một mình không bạn bè,

Tịch mặc tĩnh các căn.

Thiên tử Trường Thắng kia sau khi nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1216. THI-TÌ [251]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Thi-tì [252] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Nên sống chung với ai? [253]

Cộng sự cùng những ai?

Nên biết những pháp gì,

Càng thù thắng, phi ác?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Với Chánh sĩ cùng ở. [254]

Cùng Chánh sĩ cộng sự.

Nên biết pháp Chánh sĩ,

Càng thù thắng, phi ác.

Thiên tử Thi-tì kia sau khi nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, [358b] liền biến mất.

KINH 1217. NGUYỆT TỰ TẠI [255]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Nguyệt Tự Tại [256] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Nguyệt Tự Tại kia nói kệ:

Kia sẽ đến cứu cánh,

Như muỗi nương theo cỏ. [257]

Nếu được chánh hệ niệm,

Nhất tâm khéo chánh thọ. [258]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Kia sẽ đến bờ kia,

Như cá cắn rách lưới.

Trụ thiền định đầy đủ,

Tâm thường đạt hỷ lạc.

Thiên tử Nguyệt Tự Tại kia sau khi nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1218. VI-NỰU [259]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Tỳ-sấu-nữu [260] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ:

Cúng dường Đức Như Lai,

Thường tăng trưởng hoan hỷ.

An vui Chánh pháp luật,

Theo học không phóng dật.

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Nếu nói pháp như vậy,

Phòng hộ không phóng dật;

Vì nhờ không phóng dật,

Không bị ma chế ngự.

Tỳ-sấu-nữu kia sau khi nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1219. BAN-XÀ-LA-KIỆN [261]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ban-xà-la-kiện [262] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ Thiên tử kia [358c] nói kệ:

Ở ngay chỗ ồn ào,

Bậc hiệt trí giác ngộ;

Giác ngộ bằng thiền giác,

Sức tư duy Mâu-ni.

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Biết rõ pháp náo nhiệt,

Chánh giác được Niết-bàn.

Nếu được chánh hệ niệm,

Nhất tâm khéo chánh thọ.

Thiên tử Ban-xà-la-kiện kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1220. TU-THÂM [263]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Tu-thâm [264] cùng với năm trăm quyến thuộc, dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan:

“A-nan, đối với pháp Tôn giả Xá-lợi-phất đã khéo thuyết, tâm ông có hỷ lạc không?”

A-nan bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, có vậy. Những người nào không ngu, không si, có trí tuệ, mà ở trong pháp Tôn giả Xá-lợi-phất đã khéo thuyết, tâm lại không hỷ lạc? Vì sao? Vì Tôn giả Xá-lợi-phất trì giới, đa văn, ít muốn, biết đủ, tinh cần viễn ly, trụ vững chánh niệm, trí tuệ, chánh thọ, trí tuệ nhanh nhạy, trí tuệ bén nhạy, trí tuệ xuất ly, trí tuệ quyết định, trí tuệ lớn, trí tuệ rộng, trí tuệ sâu, trí tuệ không ai bằng, thành tựu trí bảo [265] hay khéo giáo hóa, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ; cũng thường tán thán khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, luôn vì tứ chúng thuyết pháp không mỏi mệt.”

Phật bảo A-nan:

“Đúng thế! Đúng thế! Như những gì ông đã nói, A-nan! Vì những người không ngu, không si, có trí tuệ, nghe Tôn giả Xá-lợi-phất khéo thuyết các thứ pháp, mà ai lại không hỷ lạc! Vì sao? Vì Tỳ-kheo Xá-lợi-phất trì giới, đa văn, ít muốn, biết đủ, tinh cần chánh niệm, trí tuệ, chánh thọ, trí tuệ siêu việt, trí tuệ nhanh nhạy, trí tuệ bén nhạy, trí tuệ xuất ly, trí tuệ quyết định, trí tuệ lớn, trí tuệ rộng, trí tuệ sâu, trí tuệ không ai bằng, thành tựu trí bảo, hay khéo giáo hóa, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ; cũng thường tán thán việc khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, luôn vì tứ chúng thuyết pháp không mỏi mệt.”

“Bạch Thế Tôn, đúng vậy! Đúng vậy!”

Thế Tôn hướng về Tôn giả A-nan [359a] khen ngợi Tôn giả Xá-lợi-phất khéo thuyết pháp như vậy, như vậy. Thiên tử Tu-thâm cùng quyến thuộc trong tâm hoan hỷ, từ thân hào quang càng thêm sáng chói, thanh tịnh như vậy, như vậy. Bấy giờ, Thiên tử Tu-thâm trong tâm hoan hỷ, từ thân phát ra ánh sáng thanh tịnh chiếu sáng, liền nói kệ:

Xá-lợi-phất đa văn,

Trí sáng tuệ bình đẳng;

Trì giới, khéo điều phục,

Được Niết-bàn vô sanh. [266]

Thọ trì thân tối hậu,

Hàng phục các ma quân.

Thiên tử Tu Thâm cùng quyến thuộc nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1221. XÍCH MÃ [267]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Xích Mã [268], dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ Thiên tử Xích Mã kia bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, có thể vượt qua biên tế thế giới, đến chỗ không sanh, không già, không chết chăng?”

Phật đáp Xích Mã:

“Không thể vượt qua biên tế thế giới, đến chỗ không sanh, không già, không chết được.”

Thiên tử Xích Mã bạch Phật:

“Kỳ diệu thay, Thế Tôn khéo nói nghĩa này! Như những gì Thế Tôn đã nói: ‘Không thể vượt qua biên tế thế giới, đến chỗ không sanh, không già, không chết được.’ Vì sao? Bạch Thế Tôn, con tự nhớ kiếp trước tên là Xích Mã, làm Tiên nhân ngoại đạo, đắc thần thông, lìa các ái dục. Lúc đó, con tự nghĩ: ‘Ta có thần túc nhanh chóng như vậy, giống như kiện sĩ, dùng mũi tên nhọn trong khoảnh khắc bắn xuyên qua bóng cây đa-la, có thể lên một núi Tu-di đến một núi Tu-di, cất bước từ biển Đông đến biển Tây.’ Lúc ấy con tự nghĩ: ‘Nay ta đạt được thần lực nhanh chóng như vậy, hôm nay có thể tìm đến biên tế của thế giới được chăng?’ Nghĩ vậy rồi liền khởi hành, chỉ trừ khi ăn, nghỉ, đại tiểu tiện và giảm bớt ngủ nghỉ, đi mãi đến một trăm năm, cho tới khi mạng chung, rốt cuộc không thể vượt đến biên tế của thế giới, đến nơi không sanh, không già, không chết.”

Phật bảo Xích Mã:

“Nay Ta chỉ bằng cái thân một tầm để nói về thế giới, về sự tập khởi của thế giới, về sự diệt tận của thế giới, về con đường đưa đến sự diệt tận của thế giới. Này Thiên tử Xích Mã, thế giới là gì? Là năm thủ uẩn. Những gì là năm? [359b] Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Đó gọi là thế giới.

“Thế nào là sự tập khởi sắc? Ái đương lai hữu, câu hữu với hỷ tham, ưa thích chỗ này chỗ kia. Đó gọi là sự tập khởi của thế giới.

“Thế nào là sự diệt tận thế giới? Sự diệt tận của ái đương lai hữu, câu hữu với hỷ tham, ưa thích chỗ này chỗ kia; đoạn tận, xả ly không còn sót, vô dục, tịch diệt, tịch tĩnh. Đó gọi là sự diệt tận thế giới.

“Thế nào là con đường đưa đến sự diệt tận thế giới? Tám Thánh đạo: Chánh kiến, chánh trí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là con đường đưa đến sự diệt tận thế giới.

“Này Xích Mã, biết khổ thế giới, đoạn khổ thế giới; biết sự tập khởi thế giới, đoạn sự tập khởi thế giới; biết sự diệt tận thế giới, chứng sự diệt tận thế giới; biết con đường đưa đến sự diệt tận thế giới, tu con đường đưa đến sự diệt tận thế giới. Này Xích Mã, nếu Tỳ-kheo nào đối với khổ thế giới, hoặc biết hoặc đoạn; sự tập khởi thế giới, hoặc biết hoặc đoạn; sự diệt tận thế giới, hoặc biết hoặc chứng; con đường đưa đến sự diệt tận thế giới, hoặc biết hoặc tu, thì này Xích Mã, đó gọi là đạt đến biên tế thế giới, qua khỏi ái thế gian.”

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ lập lại:

Không bao giờ dạo xa,

Mà đến biên thế giới.

Chưa đến biên thế giới,

Trọn không hết biên khổ.

Vì vậy nên Mâu-ni,

Biết biên tế thế giới.

Khéo rõ biên thế giới,

Các phạm hạnh đã lập.

Đối biên thế giới kia,

Bình đẳng mà giác tri;

Đó gọi hạnh Hiền thánh,

Qua bờ kia thế gian.

Thiên tử Xích Mã nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1222. NGOẠI ĐẠO [269]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú bên núi Tỳ-phú-la, thành Vương xá, có sáu Thiên tử, vốn là xuất gia ngoại đạo. Một tên là A-tỳ-phù, hai là Tăng thượng A-tỳ-phù, ba là Năng Cầu, bốn là Tỳ-lam-bà, năm là A-câu-tra, sáu là Ca-lam [270], đến chỗ Phật.

Thiên tử A-tỳ-phù nói kệ:

Tỳ-kheo chuyên chú tâm,

Thường tu hạnh yểm ly;

Ở đầu đêm, cuối đêm,

Tư duy khéo tự nhiếp.

Thấy nghe những lời kia,

Không rơi vào địa ngục.

 [359c] Thiên tử Tăng thượng A-tỳ-phù lại nói kệ:

Yểm ly chỗ đen tối,

Tâm thường tự nhiếp hộ;

Vĩnh viễn lìa thế gian,

Tranh ngôn ngữ, luận pháp.

Theo Đại Sư Như Lai,

Xin thọ pháp Sa-môn;

Khéo nhiếp hộ thế gian,

Không tạo các điều ác.

Thiên tử Năng Cầu lại nói kệ:

Cắt, chặt, đánh, đập, giết,

Cúng dường cho Ca-diếp;

Không thấy đó là tội,

Cũng không thấy là phước. [271]

Thiên tử Tỳ-lam-bà lại nói kệ:

Tôi nói Ni-kiền kia,

Ngoại đạo Nhã-đề Tử [272];

Xuất gia, hành học đạo,

Luôn tu hạnh khó hành.

Đồ chúng nơi Đại Sư,

Xa lìa lời nói dối.

Con nói người như vậy,

Không xa bậc La-hán. [273]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Con hồ ly gầy chết,

Thường đi cùng sư tử,

Suốt ngày, vẫn nhỏ, yếu,

Không thể thành sư tử.

Chúng Đại sư Ni-kiền,

Hư vọng tự xưng tán;

Là nói dối ác tâm,

Cách rất xa La-hán.

Bấy giờ, Thiên ma Ba-tuần dựa vào Thiên tử A-câu-tra nói kệ:

Tinh cần bỏ tối tăm,

Thường giữ gìn viễn ly;

Đắm nhiễm sắc vi diệu,

Ham thích cõi Phạm thế.

Ta giáo hóa chúng này,

Để được sanh Phạm thiên.

Khi ấy Thế Tôn liền nghĩ: ‘Bài kệ mà Thiên tử A-câu-tra đã nói này, là do Thiên ma Ba-tuần thêm sức vào, chứ không phải do tự tâm Thiên tử A-câu-tra kia nói:

Tinh cần bỏ tối tăm,

Thường giữ gìn viễn ly;

Đắm nhiễm sắc vi diệu,

Ham thích cõi Phạm thế.

Ta giáo hóa chúng này,

Để được sanh Phạm thiên.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ:

Nếu những gì là sắc,

Ở đây hay ở kia;

Hoặc ở trong hư không,

Sáng chiếu rực mỗi khác.

Nên biết tất cả kia,

Không lìa Ma, Ma trói;

Giống như mồi lưỡi câu,

Câu cá đang lượn chơi.

Khi ấy những Thiên tử kia đều nghĩ rằng: ‘Hôm nay Thiên tử A-câu-tra nói kệ, mà Sa-môn Cù-đàm nói là ma nói. Vì sao Sa-môn Cù-đàm nói là ma nói?’

Bấy giờ, Thế Tôn biết những ý nghĩ trong tâm các Thiên tử nên bảo rằng:

“Nay Thiên tử A-câu-tra nói kệ, nhưng chẳng phải tự tâm Thiên tử kia nói mà là do sức của Ma Ba-tuần dựa vào nên mới nói:

Tinh cần bỏ tối tăm,

Thường giữ gìn viễn ly;

Đắm nhiễm sắc vi diệu,

Ham thích cõi Phạm thế.

Ta giáo hóa chúng này,

Để được sanh Phạm thiên.

Cho nên, Ta nói kệ:

 [360a]Nếu những gì là sắc,

Ở đây hay ở kia;

Hoặc ở trong hư không,

Sáng chiếu rực mỗi khác.

Nên biết tất cả kia,

Không lìa Ma, Ma trói;

Giống như mồi lưỡi câu,

Câu cá đang lượn chơi.

Khi ấy các Thiên tử lại tự nghĩ: ‘Kỳ diệu thay! Sa-môn Cù-đàm thần lực, oai đức lớn mới có thể thấy được Thiên ma Ba-tuần, còn chúng ta thì không thấy. Chúng ta mỗi người hãy làm kệ tán thán Sa-môn Cù-đàm.’ Liền nói kệ:

Đoạn trừ đối tất cả,

Tưởng tham ái hữu thân;

Khiến người khéo giữ này,

Trừ tất cả vọng ngữ.

Nếu muốn đoạn dục ái,

Nên cúng dường Đại Sư;

Đoạn trừ ba hữu ái,

Phá hoại điều nói dối.

Đối kiến tham đã đoạn,

Nên cúng dường Đại Sư.

Đệ nhất thành Vương xá:

Là núi Tỳ-phú-la;

Tuyết sơn: nhất các núi,

Kim sí: vua loài chim;

Tám phương, trên và dưới,

Tất cả cõi chúng sanh,

Ở trong các Trời, Người:

Tối thượng Đẳng Chánh Giác.

 [360b]Các Thiên tử nói kệ tán thán Phật rồi và nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1223. MA-GIÀ [274]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ma-già [275] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Ma-già nói kệ hỏi Phật:

Giết gì được ngủ yên?

Giết gì được hỷ lạc? [276]

Giết những hạng người nào,

Được Cù-đàm tán thán?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Nếu giết hại sân nhuế,

Giấc ngủ được an ổn.

Sự giết hại sân nhuế,

Khiến người được hỷ lạc.

Sân nhuế là rễ độc,

Ta khen người giết được.

Giết sân nhuế kia rồi,

Đêm dài không lo lắng.

Thiên tử Ma-già nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, rồi biên mất.

KINH 1224. DI-KÌ-CA [277]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Di-kỳ-ca [278] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Có mấy loại chiếu sáng,

Luôn chiếu sáng thế gian?

Cúi xin Thế Tôn nói,

Ánh sáng nào tối thượng?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Có ba loại ánh sáng,

Luôn soi sáng thế gian; [279]

Mặt trời chiếu ban ngày,

Ban đêm ánh trăng rọi.

Ánh đèn chiếu ngày đêm,

Chiếu soi mọi cảnh tượng.

Trên dưới và các phương,

Chúng sanh nhờ soi sáng.

Trong ánh sáng Trời, Người,

Ánh sáng Phật hơn hết.

 [360c]Phật nói kinh này xong. Thiên tử Di-kỳ-ca nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1225. ĐÀ-MA-NI [280]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Đà-ma-ni [281] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Phận sự Bà-la-môn,

Học hết chớ mỏi mệt.

Đoạn trừ các ái dục,

Không cầu thọ thân sau.

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Bà-la-môn vô sự,

Việc cần làm đã làm;

Chừng nào chưa đến bờ,

Ngày đêm thường siêng quỳ.

Đã đến trụ bờ kia,

Đến bờ, quỳ làm gì?

Đây là Bà-la-môn,

Chuyên tinh thiền lậu tận.

Tất cả các ưu não,

Hừng hực, đã dứt hẳn;

Đó là đến bờ kia,

Niết-bàn vô sở cầu.

Thiên tử Đà-ma-ni nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1226. ĐA-LA-KIỀN-ĐÀ [282]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Đa-la-kiền-đà [283] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Đoạn mấy, xả mấy pháp,

Tu mấy pháp tăng thượng,

Vượt qua mấy tích tụ [284],

Gọi Tỳ-kheo vượt dòng?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Đoạn năm [285], xả bỏ năm [286],

Tu năm pháp tăng thượng [287],

Vượt năm thứ tích tụ [288],

Gọi Tỳ-kheo vượt dòng.

Thiên tử Đa-la-kiện-đà nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1227. CA-MA (1) [289]

 [361a]Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ca-ma [290] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Ca-ma bạch Phật:

“Thật khó, bạch Thế Tôn! Thật khó, bạch Thiện thệ!”

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Sở học là rất khó:

Giới, tam-muội đầy đủ; [291]

Sống viễn ly không nhà,

Vui nhàn cư tịch tĩnh.

Thiên tử Ca-ma bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, tịch mặc thật khó được [292].”

Bây giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Được điều học khó được,

Giới, tam-muội đầy đủ;

Ngày đêm thường chuyên tinh,

Tu tập điều thích ý.

Thiên tử Ca-ma bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, tâm chánh thọ khó được [293].”

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Trụ chánh thọ khó trụ

Các căn, tâm quyết định;

Cắt đứt lưới tử ma,

Bậc Thánh tùy ý tiến.

Thiên tử Ca-ma lại bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, đường hiểm rất khó đi.”

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Đường hiểm khó đi qua,

Thánh bình an vượt qua;

Phàm phu té ở đó,

Chân trên, đầu chúc xuống.

Hiền thánh thẳng đường đi,

Đường hiểm tự nhiên bình. [294]

Phật nói kinh này xong. Thiên tử Ca-ma nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1228. CA-MA (2) [295]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ca-ma [296] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ:

Tham nhuế nhân những gì,

Không vui, lông dựng đứng?

Sợ hãi từ đâu khởi?

Giác tưởng [297] do đâu sanh;

 [361b]Giống như Cưu-ma-la [298],

Nương tựa vào vú mẹ? [299]

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Ái sanh, lớn từ thân,

Như cây Ni-câu-luật; [300]

Khắp nơi bị dính mắc,

Như rừng rậm chằng chịt. [301]

Nếu biết nguyên nhân kia,

Tĩnh ngộ khiến khai giác;

Qua dòng biển sanh tử,

Không còn thọ thân sau.

Thiên tử Ca-ma nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1229. CHIÊN-ĐÀN (1) [302]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Chiên-đàn [303], dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Chiên-đàn kia nói kệ hỏi Phật:

Nghe Cù-đàm Đại trí,

Tri kiến không chướng ngại:

Trụ chỗ nào, học gì,

Không gặp ác đời khác?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Nhiếp trì thân, miệng, ý,

Không tạo ba pháp ác;

Sống tại nhà của mình,

Rộng họp nhiều khách khứa.

Tín, bố thí tài, pháp,

Dùng pháp lập tất cả.

Trụ kia, học pháp kia,

Không còn sợ đời khác.

Phật nói kinh này xong, Thiên tử Chiên-đàn nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1230. CHIÊN-ĐÀN (2) [304]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Chiên-đàn [305] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Ai vượt qua các dòng,

Ngày đêm siêng không lười?

Không vin, không chỗ trụ,

Làm sao không đắm chìm?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Tất cả giới đầy đủ,

Trí tuệ khéo chánh thọ;

Trong chánh niệm tư duy,

Vượt qua dòng khó vượt.

Không nhiễm tưởng dục này,

Vượt qua sắc ái kia;

Tham, hỷ đều đã hết,

Không vào chỗ khó dò. [306]

Thiên tử Chiên-đàn kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1231. CA-DIẾP (1) [307]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ca-diếp [308] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Ca-diếp kia bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, nay con sẽ nói về Tỳ-kheo và công đức Tỳ-kheo.”

Phật bảo:

“Tùy Thiên tử cứ nói!”

Bấy giờ, Thiên tử Ca-diếp nói kệ:

Tỳ-kheo tu chánh niệm,

Tâm [309] kia khéo giải thoát;

Ngày đêm thường siêng cầu,

Công đức diệt [310] các hữu.

Biết rõ nơi thế gian,

Diệt trừ tất cả hữu;

Tỳ-kheo được vô ưu,

Tâm không còn nhiễm trước.

“Bạch Thế Tôn, đó gọi là Tỳ-kheo. Đó gọi là công đức Tỳ-kheo.”

Phật bảo Ca-diếp:

“Lành thay! Lành thay! Đúng như những gì ông nói!”

Thiên tử Ca-diếp nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1232. CA-DIẾP (2) [311]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ca-diếp dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Ca-diếp kia bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, con sẽ nói về Tỳ-kheo và những gì Tỳ-kheo nói.”

Phật bảo Thiên tử Ca-diếp:

“Tùy theo sở thích mà nói.”

Bấy giờ, Thiên tử Ca-diếp kia liền nói kệ:

Tỳ-kheo giữ chánh niệm,

Tâm kia khéo giải thoát;

Ngày đêm thường siêng cầu,

Mong lìa được trần cấu.

Biết rõ ràng thế gian,

Ở đời, lìa trần cấu;

 [362a]Tỳ-kheo không ưu tư,

Tâm không bị nhiễm trước.

“Bạch Thế Tôn, đó gọi là Tỳ-kheo, đó gọi là những gì Tỳ-kheo nói!”

Phật bảo Ca-diếp:

“Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như những gì ông đã nói!

Thiên tử Ca-diếp nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.


 [1] Tương ưng chư thiên, gồm các kinh Đại chánh, kinh 995-1022 (quyển 36) , 576-603 (quyển 22), 1267-1318 (quyển 48). Ấn Thuận, “25. Tương ưng Chư Thiên.” 108 kinh: 1324-1431. Tương đương Pāli, S.1. Devatāsaṃyutta.

 [2] Đại chánh, kinh 995. Quốc dịch, phẩm 1, gồm 9 kinh. Pāli, S.1. 10. Araññe. Biệt dịch, No 100(132).

 [3] A-luyện-nhã 阿練若. Pāli: araññaka, vị (tỳ kheo) sống trong rừng. Một trong 12 đầu đà.

 [4] Hán: không nhàn xứ 空閑處. Pāli: arañña, a-lan (luyện)-nhã, chỗ rừng vắng, trống vắng.

 [5] Nhất toạ thực 一坐食, chỉ sự ăn một ngày một lần duy nhất trươc giờ ngọ. Một trong 12 hạnh đầu đà. Pāli: ekāsanaṃ = ekabhattaṃ.

 [6] S. 1.1. cirassaṃ vata passāmi brāhmaṇaṃ parinibbutaṃ; appaṭiṭṭhaṃ anāyūhaṃ, tiṇṇaṃ loke visattikaṃ, “Quả thật, từ lâu tôi mới thấy vị Bà-la-môn tịch diệt; không trụ, không mong cầu, vượt qua chấp trước (=ái dục) trong thế gian.” Sớ giải: Vị thiên thần này chứng kiến Phật Ca-diếp nhập niết-bàn cách đây đã lâu xa, khoảng trung gian không có Phật nào Niết-bàn. Cf. No 100(232): vãng tích dĩ tằng kiến Bà-la-môn niết-bàn 往昔已曾見</l><l>婆羅門涅槃 Thấy vị Bà-la-môn (chỉ Phật) niết-bàn đã lâu xa lắm rồi.

 [7] Đại chánh, kinh 996. Pāli, S.1. 9. Mānakāma. Biệt dịch, No 100(133).

 [8] Hán: bất dục khởi kiêu mạn, thiện tự đièu kỳ tâm 不欲起憍慢善自調其心; cú pháp đảo trang. Xét nội dung, và đối chiêu Pāli, sắp xếp lại trước khi dịch. Tham khảo Pāli: na mānakānassa damo idhatthi, ở đây, dục kiêu mạn không được chế ngự.

 [9] Pāli: na monam atthi asamāhitassa, không có Mâu-ni (tịch mặc) đối với tâm không định tĩnh

 [10] Pāli: na maccudheyyassa tareyya pāran’ ti, không thể vượt qua bên kia cảnh giới tử thần.

 [11] Đại chánh, kinh 997. Pāli, S.1.47. Vanaropa. Biệt dịch, No 100(134).

 [12] Phúc đức xá 福德舍. Xem Tứ phần 13 (tr. 654c23); Thập tụng 12 (tr. 89b27). Plāi: āvasathapiṇḍa.

 [13] Đại chánh, kinh 998. Pāli, S. 1.42. Kiṃdada. Biệt dịch, No 100(235).

 [14] Pāli: upassaya, phòng xá, hay phòng trọ.

 [15] Pāli: amataṃ dado, cho sự bất tử.

 [16] Đại chánh, kinh 999. Pāli, S.1.43. Anna (thực); S.2.23. Serī . Np 100(136).

 [17] Tất-tì-lê 悉鞞梨. Serī devaputto.

 [18] Pāli: atha ko nāma so yakkho, yaṃ annaṃ nābhinandatī ti, Có Dạ-xoa tên gì mà không ưa thich đồ ăn? No 100(136): “Trong thê gian không loài nào mà không sanh hỷ đối với thức ăn.”

 [19] No 100(136): có vua tên Trì-thọ 遲緩. Pāli: Sirī.

 [20] Pāli, S.1.53. Mitta. Biệt dịch, No 100((237).

 [21] Pāli: pavasato mittaṃ, bạn trong khi đi đường.

 [22] Hán: thông tài thiện tri thức 通財善知識. Pāli: mittaṃ atthajātassa, bạn hiểu biết công việc, ban khi cần.

 [23] Đại chánh, kinh 1001. Pāli, S.1. 3. Upaneya; S.2.19. Uttara. Biệt dịch, No 100(138).

 [24] Đại chánh, kinh 1002. Pāli, S.1. 5. Katichinda. Biệt dịch, No 100(140).

 [25] Pāli: saṅgātigo, (người) siêu việt chấp trước, thoát khỏi sự kết buộc.

 [26] Pāli: oghatiṇṇo, (người) vượt qua dòng thác (bộc lưu).

 [27] Đây chỉ đoạn trừ năm triền cái, xả năm dục.

 [28] Năm căn, chỉ 5 vô lậu căn: tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ.

 [29] Năm hoà hiệp, chỉ 5 kết: tham, sân, mạn, tật đố, keo kiêt. (xan).

 [30] Đại chánh, kinh 1003. Pāli, S.1. 6. Jāgara. Biệt dịch, No 100(141).

 [31] Pāli: kati jāgarataṃ suttā, kati suttesu jāgarā, bao nhiêu (pháp) người ngủ khi người khác thức? Bao nhiêu (pháp) người thức khi người khác ngủ?

 [32] No 100(141): Người trì 5 giới, tuy ngủ mà là thưc. Người tạo 5 ác, tuy thức mà ngủ. Bị 5 cái che lâp: nhiễm bụi bặm. Có 5 Vô học phần: thanh tịnh ly cấu.

 [33] Đại chánh, kinh 1004. Quốc dịch, “9. Tương ưng Chư thiên, phẩm 2.” Pāli, S.1.12. Nandati. S.4. 8. Nandana. Biệt dịch, No 100(142).

 [34] Pāli, S.1.6.4. Vatthu.Biệt dịch, No 100(231).

 [35] Đại chánh, kinh 1006. Pāli, S.1.13. Natthiputtasama. Biệt dịch, No 100(232).

 [36] Tát-la 薩羅. Pāli: sara, chỉ biển hồ, không lớn hơn biển Đại dương.

 [37] Pāli: vutthi ve paramā sarā ti, mưa là biển hồ tối thượng. Bản Hán, đọc la diṭṭhi (thấy, kiến) thay vì vutthi (mưa).

 [38] Pāli, S.1.2.4. Khattiya. Biệt dịch, No 100(233).

 [39] Phong ngưu 犎牛. Pāli: balīvaddo, bò đực.

 [40] Hán: đồng anh 童英. Pāli: komarī, đoòng nữ, thiếu nữ, quý nữ.

 [41] Quý sinh 貴生. Pāli: pubbaja, sinh trước, con trai trưởng.

 [42] Pāli: yo ca puttānam assavo’ti, hiếu thuận là con quý nhất. Bản Hán dọc nhầm assava (trung thực, hiếu thuận) thành asava rồi hiểu là tỉnh lược của anāsava (vô lậu).

 [43] Đại chánh, kinh 1008. Quốc dịch phân thành hai kinh: Chủng tử kinh, Thế gian kinh. Pāli, S.1.7 4. Vuṭṭhi; S.1.70. Loka.  Biệt dịch, No 100(234, 235).

 [44] Hán: kỳ thỉnh xứ 祈請處. Pāli: pavajamānānam, trong nhưng cái đi lang thang. Hán đọc là pavāraṇāmānaṃ?

 [45] Pāli: vijjā uppatataṃ seṭṭhā, minh là tối thượng trong những cái được sản sanh.

 [46] Pāli: avijjā nipatataṃ varā, vô minh là bậc nhất trong những cái đọa lạc.

 [47] Hán: sư y 師依. Pāli: saṅgho pavajamānānaṃ, Tăng là bậc nhất trong những người thường du hành.

 [48] Pāli: kismiṃ loko samupamuppanno, thế gian tập khởi trên  cái gì?

 [49] Pāli: kismiṃ kubbati santhavaṃ, (thế gian) kết hợp trên cái gì?

 [50] Thủ ái 取愛. Pāli:  kissa loko upādāya, thế gian y trên (chấp thủ) cái gì? 

 [51] Pāli: kismiṃ loko vihaññāti, thế gian bị cái gì bức khổ?

 [52] Sáu pháp chỉ sáu xứ.

 [53]. Pāli, S.1.6 2. Citta. Biệt dịch, No 100(236).

 [54] Câu khiên 拘牽. Ấn Thuân đọc là câu dẫn. Pāli: kenassu parikissati, (thế gian) khốn đốn vì cái gì? Bản Hán đọc là parikassati, lôi kéo đi.

 [55] Pāli, S.1.64. Saṃyojana. Biệt dịch, No 100(237).

 [56] Pāli: kiṃsu tassa vicāraṇaṃ, cái gì là bước chân của thế gian?

 [57] Pāli: nandīsaṃyojano loko, thế gian bị trói buộc bởi hỷ.

 [58] Pāli: vitakkassa vicāraṇaṃ, tầm cầu ,à bộ hành của thế gian.

 [59] Đại chánh, kinh 1011. Pāli, S.1.68. Pihita. Biệt dịch, No 100(238).

 [60]. Đại chánh, kinh 1012. Không thấy Pāli tương đương. Biệt dịch, No 100 (239).

 [61] No 100(239): cái gì hòa hiệp có?

 [62] No 100(239): cái gì ô chúng sanh?

 [63] Ẩn phú 隱覆: đây hiểu là oán hận (che dấu trong lòng). Nơi khác, phú, được hiểu là phú tàng: che dấu tội lỗi, ngụy thiện. Cf, No 100(239): sân ô nhiễm chúng sanh.

 [64] Đại cháh, kinh 1013. Quốc dịch, “9, Tương ưng Chư thiên. Phẩm 3.” Pāli, S.1.73. Vitta.  Biệt dịch, No 100(240).

 [65] Pāli: kiṃsu vittaṃ purisassa seṭṭhaṃ, trong những gì là tài sản tối thượng của con người?

 [66] Pāli: kathaṃjīvíṃ jīvitamāhu seṭṭhan’ti, sống như thế nào là  đời sông tối thượng?

 [67] Trí tuệ mạng 智慧命. Pāli: paññājīviṃ, đời sống trí tuệ.

 [68] Đại chánh, kinh 1014. Pāli, S.1.59. Dutiya. Biệt dịch, No 100(241).

 [69] Đệ nhị 第二; người thứ hai, tức người bạn đồng hành hay sống chung. Pāli: kiṃsu dutiyā purisassa hoti, nơi những gì là bạn của con người.

 [70] Pāli: kiṃsu cenaṃ pasāsati, bằng cái gì mà dạy dỗ con người?

 [71] Pāli: kissa cābhirato macco,sabbadukkhā pamuccatī ti, con người vui thú nơi cái gì mà giải thoát mọi khổ đau?

 [72] Pāli, S.1.6. Jāra. Biệt dịch, No 100(242).

 [73] Đại chánh, 1016. Pāli, S.1.56. Jana. Biệt dịch, No 100(243).

 [74] Pāli: satto saṃsaāram āpādi, chúng sinh đọa lạc sinh tử.

 [75] Đại chánh, kinh 1017. Pāli, S.1.57. Jana. Biệt dịch, No 100(244).

 [76] Đại chánh, kinh 1018.  Pāli, S.1.55. Jana. Biệt dịch, No 100(245).

 [77] Đại chánh, kinh 1019. Pāli, S.1.58. Uppatha. Biệt dịch, No 100(246).

 [78] Phi đạo 非道.  Pāli: uppatha, con đường lầm lạc, tà đạo.

 [79] Nhật dạ thiên 日夜遷, có lẽ là tận 盡. Pāli: rattindivakkhayo, bị tận diệt ngày đêm.

 [80] Pāli: kiṃ sinānam anodakaṃ, sự tắm gì không nước?

 [81] Pāli: tapo ca brahmacariyañca, taṃ sinānam anodakaṃ, khổ hạnh và phạm hạnh, là sự tắm không có nước.

 [82] Đại chánh, kinh 1020 Pāli, S.1.61. Nāma. Biệt dịch, No 100(247).

 [83] Pāli: kiṃsu sabbaṃ addhabhavi, cái gì chinh phục tất cả?

 [84] Đại chánh, kinh 1021. Pāli, S.160. Kavi. Biệt dịch, No 100(248).

 [85] Pāli: kiṃsu tāsaṃ viyañjanaṃ, cái gì là tiêu tướng (=văn cú) cuủa chúng?

 [86] Pāli: kiṃsu sannissitā gāthā, thi kệ y cái gì?

 [87] Pāli: kiṃsu gāthānaṃ āsāyo, cái gì là sở y của kệ?

 [88] Pāli: chandaṃ (trung tính): âm vận; bản Hán hiểu là nam tính (chando): dục hay ý muốn.

 [89] Pāli: kavi, thi nhân.

 [90] Đại chánh, kinh 1022. Pāli, S.1.72. Ratha. Biệt dịch, No 100(249).

 [91] Đại chánh, quyển 22, kinh 576. Pāli, S. 1. 11. Nandana. Tham chiếu, Hán: No.100(161);  No 125(31.9).

 [92] Nan-đà lâm 難陀林. No 100(161): hoan hỷ viên 歡喜 [06]園, vườn Hoan hỷ trên trời Tam thập Tam. Pāli: Nandana.

 [93] Hán: đồng mông 童蒙. Pāli: tvam bāle.

 [94] Đại chánh, kinh 577. Xiềng xích. Pāli, S.12 Sakka. Tham chiếu, No 100(162).

 [95] Đại chánh, kinh 587. S.1.18 Hirī.

 [96] Đại chánh, kinh 579. S.1..7 Appaṭividitā. Tham chiếu, N0 100(164).

 [97] Pāli: yesam dhammā appaṭividitā, paravādesu nīyare, “Những ai không hiểu rõ pháp, lạc lối vào các dị thuyết.”

 [98] Pāli: caranti visame saman’ti, “Bước đi bằng phẳng trên lối đi gập ghềnh.”

 [99] Đại chánh, kinh 580. S.1..8 Susammuṭṭhā. Tham chiếu, No 100(165).

 [100] Pāli: yesaṃ dhammā susammmuṭṭhā, paravādesu nīyare, “những ai mê mờ pháp, lạc lối vào dị thuyết.”

 [101] Đại chánh, kinh 581. S.1.25 Arhaṃ. Tham chiếu, No 100(166).

 [102] Pāli: ahaṃ vadāmī’ ti’ pi so vadeyyā’ ti. mamaṃ vadantī’ ti’ pi so vadeyyā’ti, “Vị ấy cũng có thể nói: ‘Tôi nói.’ Vị ấy cũng có thể nói: ‘Họ nói (với tôi) là của tôi.” Vị A-la-hán, tuy chứng vô ngã, nhưng vẫn nói ‘Tôi’ và ‘Của tôi’ theo ngôn ngữ thế gian.

 [103] Đại chánh, kinh 582. Xem kinh  Đại chánh 581 trên.

 [104] Đại chánh, kinh 583. S. 2. 9 Candima. No 100(167).

 [105] La-hầu A-tu-la vương 羅 [目+侯]羅阿修羅王. Pāli: Rāhu-asurinda.

 [106] Hiện tượng nguyệt thực.

 [107] Tỳ-lô-giá-na 毘盧遮那. No 100(167): đại quang minh chiếu 大光明照.

 [108] Bà-trĩ 婆稚. No 100(167): Bạt-la-bồ-lô-chiên 跋羅蒲盧旃. Pāli: Vepacitti.

 [109] Đại chánh, kinh 584. S.1.19 Kuṭikā. No 100(168).

 [110] Hán: tộc bản 族本, chuyển sinh tộc 轉生族. Pāli: kacci te kuṭikā natthi, kacci natthi kulāvaka kacci santānakā natthi, kacci muttosi bandhanā’ti,” Ngài không có chòi tranh, Ngài không có tổ ấm, Ngài không có con cháu, Ngài thoát mọi ràng buộc.” Bản Hán đọc kula (gia tộc) thay vì kuṭikā, chòi tranh.

 [111] Pāli: mātaraṃ kuṭikaṃ brūsi, bhariyaṃ brūsi kulāvakaṃ. “Ta nói, mẹ là chòi tranh, vợ là tổ ấm.”

 [112] Đại chánh, kinh 585. Sống một mình. Pāli, S. 2.18 Kakudha. No 100(169).

 [113] Thích thị Ưu-la-đề-na tháp 釋氏優羅提那塔. No 100(169): Thich-súy Cưu-la-tì đại-tư tụ lạc 釋翅鳩羅脾大斯
<lb n="0436b28"/>聚落. S.2.2.8: Phật ở Sāketa, trong rừng Añjana, chỗ nuôi dê.

 [114] Nguyên Hán: bất lạc 不樂. Pāli: arati, không hài lòng, không thích thú,  bất bình, bất mãn.

 [115] Đại chánh, kinh 586. S.1.21 Sattiya. Hán, No 100(170).

 [116] Hậu thân. Pāli: sakkāyadiṭṭhi, hữu thân kiến.

 [117] Đại chánh, kinh 587. S.1.46  Accharā. Hán, No 100(171).

 [118] Tỳ-xá-chỉ 毘舍脂. No 100(171): Tì-xá-xà 毘舍闍. Pāli: pisāca, Tỳ-xá-xà, quỷ uống máu.

 [119] Pāli: abhayā nāma sā disā, phươbg ấy có tên là Vô úy.

 [120] Pháp tưởng 法想. No 100(171): được che phủ bởi thiện giác quán. Pāli: ratho akūjano nāma, dhammacakkehi saṃyuto, cổ xe tên Vô thanh được gán pháp luân vào.

 [121] Hán: trường mi 長縻. No 100(171): câu dẫn 拘靷. Pāli: hirī tassa apālambo, sự hổ thẹn là dây thắng xe.

 [122] Ki lạc 羈絡, sợi dây buộc dàm ngựa. No 100(171): dực tùng翼從. Pāli: satyassa parivāraṇaṃ, chánh niệm là màn che (rèm xe).

 [123] Đại chánh, kinh 588. Bốn bánh xe. S.1.29 Catucakka.

 [124] Để bản: chuyển 轉. TNM: luận 輪. Pāli: catucakkaṃ: bốn bánh xe; Sớ giải: bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi (iriyāpatho).

 [125] Pāli: navadvāraṃ. Sớ giải: chín lỗ ghẻ trong người (navahi vaṇamukhehi).

 [126] Đại chánh, kinh 589. S. 1. 28. Mahaddhana. No 100(183).

 [127] Lại-tra-bàn-đề 賴吒槃提. No 100(183): Lại-tra賴吒. Pāli: raṭṭhavanto, có quốc độ. Các bản Hán hiểu là danh từ riêng.

 [128] Pāli: khīṇāsavā arahanto, te lokasmiṃ anussukā, các A-la-hán lậu tận không còn tật đố ở đời.

 [129] Đại chánh, kinh 590. No 100(184).

 [130] Đại chánh, kinh 591. No 100(185).

 [131] Đại chánh, kinh 592. S. 10. 8 Sudatta. No 100(186).

 [132] Ma-đầu-tức-kiện Đại-ma-na-bà摩頭息揵大摩那婆先. No 100(186): Thi-bà thiên thần 尸婆天神. S. 10. 8.: Sivaka.

 [133] Đại chánh, kinh 593. S. 2. 20. Anāthapiṇḍika. No 100(187).

 [134] Tiên nhân Tăng 仙人僧, chỉ Tăng, đẹ tử Phật. Pāli: isisaṅgha.

 [135] Hán: chư vương 諸王. Pāli: dhammarāja, Pháp vương, chỉ Phật.

 [136] Pāli: kammaṃ vijjā ca dhammo ca sīlam jīvitamuttaṃ; etena maccā sujjhanti: chúng sanh được thanh tịnh bởi nghiệp, minh, pháp, giới và chánh mạng tối thắng. Pāli: jīvita, bản Hán hiểu là (tuổi) thọ thay vì là chánh mạng.

 [137] Đại chánh, kinh 594. Pāli: A.3.125. Hatthaka. Tham chiếu, No100(188).

 [138] Thủ Thiên tử 手天子. Pāli: Hatthaka.

 [139] Đại chánh, kinh 595. Thợ gốm. S. 2. 24. Ghaṭīkara. Tham chiếu, No 100(189).

 [140] Phiền não ách 煩惱軛, đoạn sau, nói là chư Thiên ách 諸天軛. Pāli: dibbayoga, gông cùm cõi trời.

 [141] Ưu-ba-ca 優波迦. Pāli: Upaka.

 [142] Ba-lị-kiện-trà波羅揵荼.  Pāli: Phalagaṇḍa.

 [143] Phất-ca-la-sa-lê弗迦羅娑梨. Pāli: Pukkusāti.

 [144] Bạt-đề跋提. Pāli: Bhaddiya.

 [145] Kiền-đà-điệp揵陀疊. Pāli: Khaṇḍadeva.

 [146] Bà-hưu-nan-đề 婆休難提. Pāli: Bāhuraggi.

 [147] Ba-tì-sấu-nậu波毘瘦 [少/兔]. Pāli: Piṅgiya.

 [148] S.2. 24: bảy vị này sanh lên trời Vô phiền (Aviha).

 [149] Tì-bạt-lăng-già 鞞跋楞伽. Pāli: Vehaliṅga.

 [150] Chỉ bảy vị đã nói trên.

 [151] Đại chánh, kinh 596. Pāli: S.2.17. Subrahmā. Tham chiếu, No 100(181).

 [152] Pāli: Thiên tử có tên là Subrahmā.

 [153] Đại chánh, kinh 597. Tham chiếu, No 100(182).

 [154] Đại chánh, kinh 598. Pāli: S.1.16. Niddātandī. No 100(175).

 [155] Nguyên Hán: thập 十.  Ấn Thuận nghi là thất 七. No 100(175): ngũ sự lai phú chướng 五事來覆障.

 [156] Đại chánh, kinh 599. Pāli: S.1.23. Jaṭā. Tham chiếu, No 100(173).

 [157] Đại chánh, kinh 600. Pāli: S.1.17. Dukkara. Tham chiếu, No 100(174).

 [158] Đại chánh, kinh 601. Pāli: S.1.27. Sarā. Tham chiếu, №100(176).

 [159] Tát-la 薩羅. Pāli: sarā, dòng nước; chỉ dòng luân hồi (saṃsāra-sarā). Bản Hán hiểu là tên sông.

 [160] Đại chánh, kinh 602. Đùi nai. Pāli: S.1.20. Eṇijaṅgha. No 100(177).

 [161] Y-ni-da lộc bác 伊尼耶鹿捩, đùi nai, một tướng tốt của Phật. Đây chỉ Phật. Pāli: Eṇijaṅghā.

 [162] Đại chánh, kinh 603. S. 10. 12 Āḷavaka.

 [163] Chư lưu. Pāli: oghā, bộc lưu, dòng thác.

 [164] Bản Hán, hết quyển 22.

 [165] Đại Chánh, quyển 48, kinh 1267-1293. Ấn Thuận, “Tụng 5; 25. Tương ưng chư Thiên (tiếp theo Đại Chánh quyển 22, kinh 603).” Đại Chánh kinh 1267, tương đương Pāli, S. 1. 1. Ogha. Cf. No 100(180).

 [166] Thiên thần này gọi Phật là “Tỳ-kheo”. Bản Hán dư từ Thế Tôn. Pāli: kathaṃ nu tvaṃ, mārisa, oghamatarī? “Thưa Tôn giả, Ngài làm thế nào vượt qua dòng thác?”

 [167] Pāli: appatiṭṭhaṃ khvāhaṃ, āvuso, ayūhaṃ oghamataran’ti, “Ta không đình trú, không thẳng tiến (không cầu), mà vượt qua dòng thác.”

 [168] Đại chánh, kinh 1268. Pāli, S.1. 2. Nimokkha. No 100(179).

 [169] Pāli: sattānaṃ nimokkhaṃ pamokkhaṃ vivekaṃ, “(Biết) sự giải thoát, thắng giải thoát, viễn ly. Sớ giải, SA. 1.21: nimokkhanti ādīni maggādinaṃ nāmāni; maggena hi sattā kilesabandhanato nimuccati, tasmā maggo sattānaṃ nimokkhoti vutto. phalakkhaṇe pana te kilesabandhanato pamuttā, tasmā phalaṃ sattānam pamokkhoti vuttaṃ; nibbānaṃ patvā sattānaṃ sabbadukkhaṃ viviccati, tasmā nibbānānaṃ viveko ti vuttaṃ, “Giải thoát (nimokkha, Hán: quyết định giải thoát) là tên gọi đầu tiên của sơ Thánh đạo. Bằng Thánh đạo, các chúng sanh giải thoát khỏi sự trói buộc của phiền não; do đó, Thánh đạo được nói là sự giải thoát của chúng sanh. Trong sát-na đắc quả, chúng hoàn toàn giải thoát khỏi các trói buộc của phiền não; do đó, quả chứng là thắng giải thoát của chúng sanh. Sau khi đạt đến Niết-bàn, chúng sanh xa lìa tất cả khổ, do đó, Niết-bàn là sự viễn ly của chúng sanh.”

 [170] Đại chánh, kinh 1269. Pāli, S. 2. 15. Candana; No 00(178).

 [171] Pāli: ko gambīre na sīdati? Ai không chìm sâu?

 [172] Pāli: paññavā susamāhito, bằng trí tuệ mà khéo léo nhập định.

 [173] Pāli: nandīrāgaparikkhīṇo, gambīre na sīdati, người đã diệt tận hỷ tham không bị chìm sâu

 [174] Đại chánh, kinh 1270. Cf. No 100(269).

 [175] Câu-ca-ni, Quang minh thiên nữ 拘迦尼, 光明天女. Đoạn sau, nói là Câu-ca-na-sa. No 100(269): Cầu-ca-ni-sa, Ba-thuần-đề nữ 求迦尼娑, 波純提女. Xem kinh Đại chánh 1273

 [176] Đại chánh, 1271. Xem kinh Đại chánh 1270.

 [177] Phi nhân, đây chỉ chư Thiên.

 [178] Đại chánh, kimh 1273. Pāli, S. 1. 40. Pajjunadhīta (2) (Vân thiên Công chúa); No 100(271).

 [179] Câu-ca-na-sa 拘迦那娑. No 100(271): Câu-ca-ni-sa 求迦尼娑. Pāli: Kokanadā.

 [180] Quang minh thiên nữ 光明天女. No 10(271): Ba-thuần-đề nữ 波純提女. Pāli: Pajjunnassa dhītā.

 [181] Đại chánh, kinh 1273. Pāli, S. 1. 40. Pajjunadhīta (2) (Vân thiên Công chúa); No 100(271).

 [182] Câu-ca-na-sa thiên nữ, Quang minh chi thiên nữ 拘迦那娑天女, 光明之天女. Pāli: Kokanadā Pajjunassa dhītā, Kokanadā, con gái của Pajjuna (Hồng Liên, hay Vân Thiên công chúa). Pajjuna, thần mưa; có hai người con gái: Kokanadā và Cūḷa-Kokanadā.

 [183] Đại chánh, kinh 1274. Pāli, S. 1. 39. Pajjuna-dhītā(1). No 100(272).

 [184] Châu-lô-đà 朱盧陀. Pāli: Cūḷa-Kokanadā (Tiểu Hồng Liên), em gái của Kokanadā; xem kinh  Đại chánh 1273.

 [185] Đại chánh, kinh 1275. S. 1. 22. Phussati; No 100(273).

 [186] Pāli: nāphusataṃ na phussati, cái phi xúc không xúc. Sớ giải, SA. 1. 48: kammaṃ aphusantaṃ, vipako na phusati, nghiệp là phi xúc; dị thục, nó không xúc.

 [187] Pāli: tasmā phusantaṃ phusati, appaduṭṭhapadosinan ti, vì vậy cái xúc chạm nó xúc chạm người nào gây sự tà ác cho người vô tội. Bản Hán hiểu padosin là sự sân hận thay vì là người gây sự tà ác

 [188] Xem Pháp cú 125, Pāli: yo appaduṭṭhassa narassa dussati, suddhassa posassa anaṅgaṇassa, tam eva bālaṃ pacceti pāpaṃ; sukkhumo rajo paṭivātaṃvā khitto. “Ai gây ác cho người vô tội, người thanh tịnh, không tì vết, ác báo rơi trở lại chính kẻ ngu ấy, như ngược gió tung bụi.”

 [189] Đại chánh, kinh 1576. S.2. 22. Khema. No 100(274).

 [190] Đại chánh, kinh 1577. S. 1. 35. Ujjhānasaññino; No 00(275).

 [191] Sớ giải của Pāli, SA. 1. 64, các Thiên thần này bất bình về sự thọ dụng bốn duyên của Phật: Phật ca ngợi người sống với y phấn tảo, ngủ dưới gốc cây..., nhưng chính Ngài lại khoác y thượng hạng, sống tại trú xứ như cung điện vua.

 [192] Đại chánh, kinh 1278. Sn.3. 10. Kokāliya; No 100(276).

 [193] Cù-ca-lê 瞿迦梨 . Pāli: Kokāliya.

 [194] Bát-đàm-ma 鈢曇摩 . Pāli: Paduma (sen đỏ) tên địa ngục.

 [195] A-phù-đà 阿浮陀. Pāli: abbuda.

 [196] Các đơn vị đo lường: A-la 阿羅; độc-lung-na 獨籠那 ; xà-ma-na 闍摩那 ; ma-ni 摩尼; khư-lê 佉梨. Pāli: khārika. Sớ giải, 4 patthā = 1 āḷhaka; 4 āḷhaka = 1 doṇa; 4 doṇa = 1 māṇika; 4 māṇika = 1 khāri.

 [197] Pāli: 20 khārika = 1 xe hạt cải (tilavāha).

 [198] Ni-la-phù-đà 尼羅浮陀. Pāli: Nirabbuda.

 [199] A-tra-tra 阿吒吒. Pāli: Aṭaṭa.

 [200] A-ba-ba 阿波波. Pāli: Ababa.

 [201] A-hưu-hưu 阿休休. Pāli: Ahaha.

 [202] Ưu-bát-la 優鈢羅. Pāli: Uppalaka.

 [203] Đại chánh, kinh 1279. Pāli, Sn.1.6. Parābhava. No 100(277)

 [204] Đại chánh, kinh 1980. Cf. No 100(278).

 [205] Đại chánh, kinh 1281. S. 1. 24 Manonivāraṇā; No 100(279).

 [206] Pāli: yato yato mano nivāraye, na dukkhameti naṃ tato tato, nơi nào ý bị ngăn chặn, nơi ấy đau khổ không đến. No 100(279): Khi hoàn toàn ngăn chận ý tầm tư, khi ấy không gây ra bụi sanh tử.

 [207] Pāli: yato yato ca pāpakaṃ, tato tato mano nivāraye, nơi nào có sự ác, nơi đó ngăn chặn ý. No 100(279): không nên ngăn chận hoàn toan ý tầm tư; chỉ ngăn chận ác tầm tư.

 [208] Đại chánh, kinh 1982. No 100(280).

 [209] Đại chánh, 1983. D.31. Siṅgālaka. Cf. No 26(135) Kinh Thiện Sanh), No 1(16) Kinh Thiện Sanh), No 100(281).

 [210] Đạ chánh, kinh 1284. Jā. 243. Guttila; No 100(282).

 [211] Thô Ngưu 麤牛. No 100(282): Câu-ngộ-la 俱<gaiji cb='CB0145' des=' [少/兔]' mojikyo='M060797' mofont='Mojikyo M111' mochar='73F8'>珸</gaiji>羅. Pāli: Guttila.

 [212] Đại chánh, kinh 1285. S. 1.71. Chetvā; No .00(283)

 [213] Pāli: kiṃsu chetvā sukhaṃ seti, kiṃsu chetvā na socati, sat hại trong cái gì để nằm ngủ an lạc? Sát hại trong cái gì để không ưu sầu? No 100(283): “Cái gì khởi lên thì phải diệ nó? Cái gì cản đừng cho sanh?” Xem kinh Đại chánh 1309.

 [214] No 100(283): “Chứng diệt, lạc đệ nhất.”

 [215] Đại chánh, kinh 1286. S. 1.34. Nasanti, 36. Saddhā; No 100(284)

 [216] Pāli (S.i. 22): na santi kāmā manujesu niccā, santīdha kamanīyāni yesu baddho, các dục trong đời vốn không thường. Ai ở đó có ái lạc, kẻ đó bị trói buộc. No 100(284): “Bản tánh của dục là vô thường. Đaọn diệt nó thì ngộ đạo. Đắm dục sanh hệ phược, mãi mãi không giải thoát.”

 [217] Pāli ibid.: tiṭṭhanti citrāni tatheva loke: Những vật đa dạng vẫn tồn tại như vậy trong đời

 [218] No 100(284): “biết thân này là không, vô ngã.”

 [219] No a00(284): “Do đó được giải thoát, nhưng cũng không thấy giải thoát hay không phải giải thoát; vì thương yêu mà làm lợi cho chúng sanh.”

 [220] Đại chánh, kinh 1287. S. 1. 31. Sabbi; No 100(285).

 [221] Đại chánh, kinh 1288. S. 1.32. Macchari; No 100(286).

 [222] Hán: da (tà) thạnh hội耶盛會, đại hội hiến tế sinh vật; từ phiên âm, Pāli: yañña.

 [223] Đại chánh, kinh 1289. S. 1.38. Sakalika; No 100 (287).

 [224] Hán: Kim thương 金鎗 (槍). No 100(287): bị gai khư-đà-la佉陀羅刺. Pāli: sakalikā ya khato hoti: bị mảnh vụn (dằm cây) đâm.

 [225] Hoa sen trong loài người.

 [226] Đại chánh, kinh 1290. No 100(288)

 [227] Tức Thần Viṣṇu, không gì cao cả hơn. No 100(288): Trong các nam tử (=con người), không ai hơn Na-la-diên (Narayāna).

 [228] Đại chánh, kinh 1291. No 100 (289).

 [229] Đại chánh, kinh 192. No 100 (290).

 [230] Đại chánh, kinh 1293. No 100 (292).

 [231] Bản Hán hết quyển 48.

 [232] Đại chánh, kinh 1294, quyển 49, Ấn Thuận, 25. Tương ưng Chư thiên tiếp theo. Biệt dịch, No 100(291).

 [233] Đại chánh, kinh 1295. Biệt dịch, No 100(293).

 [234] Sanh con. Đại chánh, kinh 1296. Biệt dịch, No 100(294).

 [235] Câu-lũ-đà vương nữ Tu-ba-la-đề-sa 拘屢陀王女修波羅提沙. No 100(294): Tu-đa-mật-xa-cứ-đà 須多蜜奢锯陀. Không rõ Pāli.

 [236] Đại chánh, kinh 1297. Biệt dịch, No 100(295).

 [237] Cf. No 100(295): “Thế nào tự tính toán, không bị phiền não che? Thế nào được gọi là vĩnh viễn lìa các số?”

 [238] Biệt dịch, No 100(296).

 [239] Đại chánh, kinh 1299. Biệt dịch, No 100(297).

 [240] Đại chánh, kinh 1300. S. 10. 1. Indaka; biệt dịch, No 100(298).

 [241] no 100(298): “Vì sao không biết thọ?”

 [242] Pāli: kathaṃ nvayaṃ sajjati gabbasmiṃ, làm sao trú trong thai?

 [243] Pāli (S.i. 206): rūpaṃ na jīvanti vadanti buddhā, kathaṃ nvayaṃ vindatimaṃ sarīraṃ, “Chư Phật không nói mạng (jīva) là sắc, nhưng tại sao mạng có nơi thân này?”

 [244] Ca-la-la 迦羅邏 . Pāli: kalala, phôi mới kết.

 [245] Bào 胞. Pāli: abudda, phôi bào

 [246] Nhục đoạn 肉段. Pāli: pesi.

 [247] Kiên hậu 堅厚. Pāli  ghano.

 [248] Chi tiết. Pāli  pasākhā. Trở lên, 5 giai đoạn trong thai, hán họi là “thai nội ngũ vị.”

 [249] Đại chánh, kinh 1301. Biệt dịch, No 100(300).

 [250] Trường Thắng 長勝. No 100(300), Tối Thắng trưởng giả 最勝長者.

 [251] Đại chánh, kinh 1302. S. 2. 21. Siva; No 100(301). Tức thần Siva của Ấn độ giáo.

 [252] Thi-tì thiên tử 尸毘天子. Pāli: Sivo devaputto.

 [253] Nguyên bản: đồng chỉ 同止. Bản Thánh: đồng tâm 同心.

 [254] Pāli: sabbhireva samāsetha, hãy ngồi chung với người thiện lương.

 [255] Đại chánh kinh1 1303. S. 2. 11. Candimasa; No 100(302).

 [256] Nguyệt Tự Tại thiên tử 月自在天子. Pāli: Candimaso devaputto, chỉ thần mặt trăng.

 [257] Pāli: te hi sotthiṃ gamissanti, kacche vāmakase magā, “họ sẽ đi đến chỗ an ổn, như những con nai trên đồng cỏ không muỗi. Bản Hán hiểu ngược: có muỗi.

 [258] Pāli: jhānāni upasampajja, ekodi nipakā satā, chứng nhập các thiền, chuyên tâm nhất cảnh.

 [259] Đại chánh, kinh 1304. S. 2. 12. Veṇḍu; No 100(303).

 [260] ỳ-sấu-nữu 毘瘦紐. Pāli: Veṇḍu devaputto, tức thần Viṣṇu của Ấn độ giáo

 [261] Đại chánh, kinh 1305. S. 2. 7. Pañcālacaṇḍa; No 100(304).

 [262] Ban-xà-la-kiện 般闍羅揵. Pāli: Pañcālacaṇḍa.

 [263] S. 2. 29. Susīma; No 100(305).

 [264] Tu-thâm thiên tử 須深天子. Pāli: Susīmo devaputto. No 100(305)> Tu-thi-ma 須尸摩.

 [265] Tán thán trí tuệ của Xá-lợi-phất: tiệp tật trí tuệ, lợi trí tuệ, xuất ly trí tuệ, quyết định trí tuệ, đại trí tuệ, quảng trí tuệ, thâm trí tuệ, vô đẳng trí tuệ, trí bảo thành tựu 捷疾智慧.利智慧.出離智慧.決定智慧.大智慧.廣智慧.深智慧.無等智慧.智寶成就. Pāli: paṇḍito, mahāpañño, putthupañño, hāsapañño, javanapañño, tikkhapañño, nibbedikapañño.

 [266] Nguyên Hán: bất khởi Niết-bàn 不起涅槃.

 [267] S. 2. 26. Rohita; No 100(306).

 [268] Xích Mã 赤馬 . Pāli: Rohitassa.

 [269] Đại chánh, kinh 1308. S. 2. 30. Nānātitthiyā. No 100(307).

 [270] Các Thiên thần: 阿毘浮.增上阿毘浮.能求.毘藍婆.阿俱吒.迦藍. No 100(307): Nan Thắng難勝, Tự Tại自在, Hiển Hiện顯現, Quyết Thắng決勝, Thời Khởi時起, Khinh Lộng輕弄  Danh sách Pāli: Asamo, Sahali, Nìko, Ākoṭako, Vegabbhari, Māṇavagāmiyo.

 [271] Thuyết vô nghiệp của Phú-la-na Ca-diếp (Ơāli: Pūraṇa Kasapa), lônt trong Lục sư Ngoại đạo.

 [272] Ni-càn Nhã-đề Tử 尼乾若提子.

 [273] No 100(307): “Ni-kiền Tử nói, lâu dài tu khổ hành, đoạn trừ vọng ngữ, cách La-hán (=Thánh nhân) không xa, được thế gian tôn kính.”

 [274] Đại chánh, kinh 1309. S. 2. 3. Māgha. No 100(308).

 [275] Ma-già 摩伽. Pāli: Māgho devaputto. No 100(308): Ma-khư摩佉.

 [276] S. 2. 3: kimsu chetvā sukhaṃ seti? kimsu chetvā na socati, sát hại cái gì thì nằm ngủ yên? Sát hạt cái gi thì không ưu sầu?

 [277] S. 2. 4. Māgadha. No 100(309).

 [278] Di-kỳ-ca 彌耆迦 . Pāli: Māgadho devaputto. No 100(309): Di-khư彌佉.

 [279] Pāli: cattāro loke pajjotā, pañcamettha na vijjati, có bốn loại chiếu sáng trong thế gian. Không có loại thứ năm. No 100(309): thế gian có ba loại chiếu sáng.

 [280] Đại chánh, kinh 1311. S. 2. 5. Dāmali.No 100(310).

 [281] Đà-ma-ni 陀摩尼. Pāli: Dāmani. No 100(310): Đàm-ma-thi 曇摩尸.

 [282] Đại chánh, kinh 1312. S. 1. 5. Katichinda; No 100(311).

 [283] Đa-la-kiền-đà 多羅揵陀陀.

 [284] Pāli: kati saṅgā tigo, vượt qua bao nhiêu sự kết buộc?

 [285] Sớ giải Pāli (A.1.24): pañca chindeti chindanto pañca orambhāgiyasaṃyojānāni chindeyya, đoạn năm, là đoạn trừ năm hạ phần kết

 [286] Sớ giải Pāli, nt: Pañca jaheti jahanto pañcuđham bhāgiyasaṃyojānāni jaheyya, xả năm, là xả năm thuận thượng phần kết.

 [287] Sớ giải Pāli, nt: tu tập năm căn, tín v.v...

 [288] Sớ giải Pāli, nt: pañca saṅgātigoti rāgasaṅgo dosasaṅgo mohasaṅgo mānasaṅgo diṭṭhisaṅgo, năm kết phược: tham kết phược, sân, si, mạn và kiến kết phược

 [289] S.2. 6. Kāmada; No 100(312).

 [290] Ca-ma 迦摩. Pāli: Kāmado devaputto. No 100(312): Ca-mặc 迦默.

 [291] Pāli: dukkaraṃ vāpi karonti sekkhā sīlasamāhitā, bậc hữu học mà y giới là làm điều khó làm. No 100(312): “Điều khó làm đối với bậc hữu học là thành tựu giới và định.”

 [292] Pāli: dullabhā bhagavā yadidaṃ tuṭṭhī ti, thật khó được, là sự tri túc. Bản Hán đọc là tuṇhī, sự im lặng (tịch mặc), thay vì tuṭṭhi, sự thoả mãn, tri túc. No 100(312): “Im lặng (mặc tĩnh 默靜) là điều rất khó.”

 [293] Pāli: dussamādahaṃ bhagavā yadidaṃ cittan ti, tâm thật là khó định tĩnh.

 [294] Pāli: ariyānaṃ samo maggo, ariyā hi visame samā ti, con đường của Thánh là bằng phẳng. Thánh bình thản trên con đường không bằng phẳng.”

 [295] Tham chiếu kinh Đại chánh 1324. S. 10. 3. Suciloma; No 100(313)

 [296] S. 10. 3: dạ-xoa Khara và dạ-xoa Sūciloma (quỷ lông kim).

 [297] Giác tưởng 覺想. Pāli: manovitakka, sự suy tưởng tầm cầu của tâm.

 [298] ưu-ma-la 鳩摩羅; Pāli: kumārakā, trẻ nhỏ. Bản Hán hiểu là tên người.  Xem cht. tiếp theo.

 [299] No 100(313): “Như hài nhi nắm vú mẹ.” Pāli S. 10.3: kumārakā dhaṅkam ivossajanti, như trẻ nhỏ thả chim bồ câu. Trẻ nhỏ buộc chân chim lại, rồi mới thả bay đi. Chim bay lên, phút chốc rơi trở lại. Cũng vậy, ác tầm cầu buông thả tâm khiến khởi lên (Sớ giải, SA. 1.303).

 [300] Pāli: snehajā attasambhūtā, nigrodhasseva khandhajā, sanh ra từ sự kết dính (= tham ái), khởi lên từ tự ngã, như cây nigrodha  sanh ra từ thân cây.

 [301] Pāli ibid.: puthū visattā kāmesu, māluvāva vitatā vane, phàm phu bị dính mắc trong các dục vọng, như dây leo bò lan khắp rừng.

 [302] S. 2. 14. Nandana; No 100(314).

 [303] Chiên-đàn thiên tử 栴檀天子. Xem kinh  Đại chánh 1316. Pāli: Nandana-devaputta. Bản Hán đọc là Candana.

 [304] Đại chánh, kinh 1316. S. 2. 15. Candana; No 100(315).

 [305] Xem cht.72 trên. Pāli: Candana.

 [306] Pāli: so gambīre na sīdati, người ấy không chìm chỗ nước sâu

 [307] Đại chánh, kinh 1317. S. 2. 1, 2. Kassapa (1, 2). No 100(316-317).

 [308] Ca-diếp thiên tử 迦葉天子. Pāli: Kassapo devaputto.

 [309] Thân 身; bản Thánh: tâm 心. No 100(316): “tâm được thiện giải thoát.”

 [310] Để bản: hoại 壞. Bản Thánh: hoài 懷.

 [311] Đại chánh, kinh 1318. Xem kinh Đại chánh 1317. No 100(318).