16. Tương Ưng căn, Kinh 610-628

16. TƯƠNG ƯNG CĂN [1]

KINH 610. TRI [2]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có ba căn: căn vị tri đương tri, căn tri, căn vô tri. [3] Rồi Thế Tôn nói kệ rằng:

Khi giác tri học địa,

Tùy thuận tiến thẳng đường;

Cần phương tiện siêng năng,

Khéo tự hộ tâm mình.

Tự biết hết tái sanh,

Đạo vô ngại đã biết;

Đã biết giải thoát rồi,-

Cuối cùng được vô tri.

Bất động tâm giải thoát, [4]

Tất cả hữu đều dứt;

Các căn đầy đủ cả,

Vui nơi căn vắng lặng.

Mang thân sau cùng này,

Hàng phục các ma oán.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 611. TỊNH [5]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm căn. Những gì gọi là năm? Căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng  [182b] hành.

KINH 612. TU-ĐÀHOÀN [6]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

 “Có năm căn. Những gì gọi là năm? Căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ. Tỳ-kheo khéo quán sát như thật đối với năm căn này, người ấy đối với ba kết mà đoạn biến tri; [7] đó là thân kiến, giới thủ, nghi Đó gọi là Tu-đà-hoàn, không còn rơi vào pháp đường dữ, nhất định sẽ hướng thẳng đến Chánh giác, còn bảy lần qua lại trời, người, cuối cùng sẽ cứu cánh biên tế của khổ.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 613. A-LA-HÁN [8]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Đối với năm căn này, người nào quán sát như thật, không khởi lên các lậu, tâm sẽ chứng đắc ly dục giải thoát. [9] Đó gọi là A-la-hán, các lậu đã hết, việc cần làm đã làm xong, đã lìa các gánh nặng, đã được lợi mình, [10] hết các hữu kết, bằng chánh trí mà tâm khéo giải thoát.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 614. ĐƯƠNG TRI [11]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm căn. Những gì gọi là năm? Căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ. Căn tín, nên biết, đó là bốn bất hoại tịnh. Căn tinh tấn, nên biết, đó là bốn chánh đoạn. Căn niệm, nên biết, đó là bốn niệm xứ. Căn định, nên biết, đó là bốn thiền. Căn tuệ, nên biết, đó là bốn Thánh đế.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 615. PHÂN BIỆT [12]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm căn. Những gì gọi là năm? Căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ.

“Sao gọi là căn tín? Tỳ-kheo khởi tín tâm thanh tịnh, căn bản bền chắc đối với Như Lai mà các Sa-môn, Bà-la-môn khác, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, cùng thế gian khác không thể làm cản trở, phá hoại tâm ấy; đó gọi là căn tín.

“Sao gọi là căn tinh tấn? Pháp ác bất thiện đã sinh, khiến cho đoạn mà phát khởi  [182c] ý dục, nỗ lục phương tiện, nhiếp tâm, sách tiến. Pháp ác bất thiện chưa sinh, khiến không sanh, mà phát khới ý dục, nỗ lục phương tiện, nhiếp tâm, sách tiến. Pháp thiện chưa sinh, khiến cho sanh, mà phát khới ý dục, nỗ lục phương tiện, nhiếp tâm, sách tiến. Pháp thiện đã sinh, khiến cho an trú không mất, khiến không sanh, tu tập tăng rộng, mà phát khới ý dục, nỗ lục phương tiện, nhiếp tâm, sách tiến. Đó gọi là căn tinh tấn.

“Sao gọi là căn niệm? Tỳ-kheo sống quán thân trên nội thân, tinh cần phương tiện, chánh niệm chánh trí, điều phục tham ưu thế gian; sống quán ngoại thân, nội ngoại thân; và thọ, tâm, pháp trên pháp cũng nói như vậy. Đó gọi là căn niệm.

“Sao gọi là căn định? Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, có tầm có tứ, có hỷ lạc do viễn ly sanh, cho đến, chứng và an trú tứ thiền. Đó gọi là căn định.

“Sao gọi là căn tuệ? Tỳ-kheo biết như thật về Khổ thánh đế, biết như thật về Khổ tập thánh đế, Khổ diệt thánh đế, Khổ diệt đạo tích thánh đế. Đó gọi là căn tuệ.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 616. LƯỢC THUYẾT [13]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như trên đã nói, chỉ có một vài sai biệt :

“ Tỳ-kheo khéo quán sát như thật đối với năm căn này, người ấy đối với ba kết mà đoạn biến tri; [14] đó là thân kiến, giới thủ, nghi. Đó gọi là Tu-đà-hoàn, không còn rơi vào pháp đường dữ, nhất định sẽ hướng thẳng đến Chánh giác, còn bảy lần qua lại trời, người, cuối cùng sẽ cứu cánh biên tế của khổ.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 617. LẬU TẬN [15]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như trên đã nói, chỉ có một vài sai biệt:

“ Tỳ-kheo đối với năm căn này, sau khi đã quán sant như thật, dứt sạch các lậu, ly dục giải thoát. Đó gọi là A-la-hán, các lậu đã hết, việc cần làm đã làm xong, đã lìa các gánh nặng, đã được lợi mình, hết các hữu kết, bằng chánh trí mà tâm khéo giải thoát.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 618. SA-MÔN BÀ-LA-MÔN [16]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như trên đã nói, chỉ có một vài sai biệt:

 [183a] “Các Tỳ-kheo, nếu Ta đối với căn tín này, sự tập khởi của căn tín, sự diệt tận của căn tín, con đường đưa đến sự diệt tận của căn tín mà không biết như thật, rốt cuộc Ta ở giữa các chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn đã không được cho là xuất, là ly, tâm lìa điên đảo, cũng không thành tựu được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”

Cũng như căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ cũng nói như vậy.

“Này các Tỳ-kheo, do đối với căn tín này, Ta bằng chánh trí mà quán sát như thật; do đối với sự tập khởi của căn tín, sự diệt tận của căn tín, con đường đưa đến sự diệt tận của căn tín, Ta bằng chánh trí mà quán sát như thật, nên ở giữa chúng chư Thiên, Ma. Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Ta đã xuất, đã ly, tâm lìa điên đảo, Thành tựu Vô thượng, Chánh đẳng Chánh giác.”

căn Tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ cũng nói như vậy.

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 619. SA-MÔN BÀ-LA-MÔN (2) [17]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như trên đã nói, nhưng có một vài sự sai biệt:

“Các Tỳ-kheo, đối với sự tập khởi của căn tín này, sự diệt tận của căn tín, vị ngọt của căn tín, sự tai hoạn của căn tín, sự xuất ly của căn tín, mà Ta không biết như thật, Ta không được ở trong chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, cho là giải thoát, là xuất, là ly, tâm lìa điên đảo, là thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”

Cũng vậy, căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ cũng nói như vậy.

“Này các Tỳ-kheo, vì đối với căn tín, sự tập khởi của căn tín, sự diệt tận của căn tín, vị ngọt của căn tín, sự tai hoạn của căn tín, sự xuất ly căn tín, Ta biết như thật, nên ở trong chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn là giải thoát, là xuất, là ly, tâm lìa điên đảo, thành tựu được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 620. HƯỚNG [18]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt:

“Nếu Tỳ-kheo nào đối với năm căn này, hoặc nhạy bén hay đầy đủ, đạt A-la-hán. Hoặc mềm hay yếu kém, đạt A-na-hàm. Hoặc mềm hay yếu kém hơn thì đạt Tư-đà-hàm. Hoặc mềm hay yếu kém hơn nữa thì đạt Tu-đà-hoàn. Người nào đầy đủ, thành tựu việc đầy đủ, người nào không đầy đủ, thành tựu việc không đầy đủ. [19] Đối với năm căn này không phải trống không, không kết quả.  [183b] Nếu người nào đối với năm căn này tất cả đều cho là không, Ta nói người ấy thuộc về số phàm phu ngoại đạo.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 621. QUẢNG THUYẾT [20]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như trên đã nói, nhưng có một vài sự sai khác:

“Nếu Tỳ-kheo nào, đối với năm căn này mà có sự tăng thượng minh lợi, mãn túc thì sẽ đạt A-la-hán câu phần giải thoát. [21] Hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, sẽ đạt thân chứng. [22] Nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, sẽ đạt kiến đáo. [23] Nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, sẽ đạt tín giải thoát. [24] Nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, sẽ đạt Nhất chủng. [25] Nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, sẽ đạt Tư-đà-hàm. Nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, sẽ đạt gia gia. [26] Nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém thì sẽ đạt thất hữu. [27] Nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, sẽ đạt pháp hành. [28] Nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, sẽ đạt tín hành. [29] Đó gọi là Tỳ-kheo vì nhân duyên căn ba-la-mật, nên biết quả ba-la-mật, [30] vì nhân duyên quả ba-la-mật, nên biết người ba-la-mật. [31] Người đầy đủ như vậy, làm việc đầy đủ; người giảm thiểu, làm việc giảm thiểu. Các căn này không phải rỗng không, không quả. Nếu người nào không có các căn này, Ta nói kẻ đó thuộc vào số phàm phu.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 622. HUỆ CĂN (1) [32]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm căn. Những gì là năm? Căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ. Năm căn này, căn tuệ nhiếp thọ tất cả. Thí như các thứ cây gỗ của nhà, gác, cây đòn nóc là ở trên hết, mọi cây gỗ khác đều nương vào cây đòn nóc mà giữ yên. Như vậy trong năm căn, tuệ thâu nhiếp tất cả nên tuệ trên hết.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 623. HUỆ CĂN (2) [33]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm căn. Những gì gọi là năm? Căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ. Căn tín, nên biết, đó là bốn bất hoại tịnh. Căn tinh tấn, nên biết, đó là bốn chánh đoạn. Căn niệm, nên biết, đó là bốn niệm xứ. Căn định, nên  [183c] biết, đó là bốn thiền. Căn tuệ, nên biết, đó là bốn Thánh đế.

“Các công đức này tuệ đứng hàng đầu, vì tuệ nhiếp trì tất cả.”

Cho đến Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 624. HUỆ CĂN (3) [34]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm căn, những gì gọi là năm? là Căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ.

“Thánh đệ tử thành tựu căn tuệ thì có thể tu tập căn tín, y viễn ly, y vô dục, y tịch diệt, hướng đến xả. Đó gọi là thành tựu căn tín. Thành tựu căn tín tức là căn tuệ. ”

Như căn tín, cũng vậy căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ cũng nói như vậy.

“Cho nên, trong năm căn này, căn tuệ đứng hàng đầu vì nhiếp trì tất cả. Thí như các thứ cây gỗ của nhà, gác, cây đòn nóc là ở trên hết, mọi cây gỗ khác đều nương vào cây đòn nóc mà giữ yên. Cũng vậy trong năm căn, tuệ trên hết vì tuệ thâu nhiếp tất.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 625. HUỆ CĂN (4) [35]

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm căn, những gì gọi là năm? là Căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ.

“Thánh đệ tử thành tựu căn tín, học như vầy: ‘Thánh đệ tử sanh tử từ vô thỉ. Bị vô minh che lấp, ái trói buộc, chúng sanh lâu dài trôi lăn qua lại trong sanh tử, không biết bản tế. Có nhân nên có sanh tử. Nếu nhân vĩnh viễn đoạn tận thì sẽ không có sanh tử. Vô minh là khối tối tăm vĩ đại làm chướng ngại, ai nhập Bát-niết-bàn? Chỉ có khổ diệt, khổ dứt, mát mẻ, vắng lặng.’

Như căn tín, cũng vậy căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ cũng nói như vậy

“Trong năm căn này, tuệ nhiếp trì tất cả nên nó là hàng đầu. Thí như cây đòn nóc của nhà, gác; vì nó giữ vững các cây nên nó ở trên hết.” 

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 626. HUỆ CĂN (5) [36]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm căn: căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ.

“Thế nào là căn tín? Tín tâm mà Thánh  [184a] đệ tử phát khởi nơi Như Lai, [37] có gốc rễ bền chặt, mà chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn cùng các pháp thế gian không thể nào phá hoại được; đó gọi là căn Tín.

„Thế nào là căn tinh tấn? Đó là bốn chánh đoạn. Thế nào là căn niệm? Đó là bốn niệm xứ. Thế nào là căn định? Đó là bốn thiền. Thế nào là căn tuệ? Đó là bốn thánh đế. Những công đức này đều lấy tuệ làm đầu. Thí như nhà, gác, cây đòn nóc là ở trên hết.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 627. HUỆ CĂN (6) [38]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm căn. Những gì là năm? Đó là căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ.

“Thế nào là căn tín? Thánh đệ tử có tâm tịnh tín nơi sự phát tâm Bồ đề của Như Lai; [39] đó gọi là căn Tín.  

„Thế nào là căn tinh tấn? Phát khởi phương tiện tinh tấn nơi sự phát tâm bồ-đề của Như Lai; đó gọi là căn tinh tấn. Thế nào là căn niệm? Phát khởi niệm tưởng nơi sự tối sơ phát tâm bô-đề của Như Lai; đó gọi là căn niệm. Thế nào là căn định? Tam-muội được phát khởi ở nơi sự tối sơ phát tâm Bồ đề của Như Lai; đó gọi là căn Định. Thế nào là căn tuệ? Tuệ được phát khởi nơi sự phát tâm bô-đề tối sơ của Như Lai; đó gọi là căn Tuệ. ” Thí dụ về nhà, gác, như đã nói ở trên.

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 628. KHỔ ĐOẠN [40]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm căn. Những gì là Năm? Đó là căn tín, căn tinh tấn, căn niệm, căn định, căn tuệ. Năm căn này, nếu được tu tập, tu tập nhiều, tất cả những khổ quá khứ, hiện tại, vi lai đều sẽ dứt sạch.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Như đoạn khổ, cũng vậy cứu cánh biên tế khổ, đoạn tận khổ, dập tắt khổ, diệt tận khổ, qua dòng khổ, giải thoát mọi trói buộc, tổn hại sắc, đoạn tận tất cả lậu quá khứ, hiện tại, vị lai; đều cũng nói như vậy.

 


 [1] Tụng v Đạo phẩm, 2 Tương ưng căn, gồm các kinh Đại chánh 642-660 (phần đầu quyển 26) Ấn Thuận Hội biên, “Tụng iv Đạo phẩm 10 Tương ưng Căn.” Quốc dịch, để lên Tương ưng thứ 2 Tương đương Pāli, S 48 Indriyasaṃyutta.

 [2] Đại chánh quyển 26, từ số 642 Quốc dịch, quyển 23, Tương ưng Căn, từ kinh số 1230 Phật quang, quyển 26, kinh số 654-724 Pāli, S 48 23 Ñāya Cf A 3 84 Sekha.

 [3] Vị tri đương tri căn, tri căn, vô tri căn 未知當知根, 知根, 無知根 (Vô tri căn, Câu xá: cụ tri căn.) Pāli: tīṇ’indriyāni: anaññātāññassāmītindriyaṃ, aññindriyauï, aññātāvindriyaṃ, Căn chưa biết sẽ biết, căn đã biết, căn đã biết trọn vẹn.

 [4] Bất động ý giải thoát 不動意解脫, tức bất đông tâm giải thoát Pāli: akuppā cetvimutti.

 [5] Đại chánh, kinh 643 Pāli, S.48 1 S4ddhika.

 [6] Đại chánh, kinh 664 Pāli, S.48 2-3 Sotapanna.

 [7] Đoạn tri 斷知, tức đoạn biến tri, đoạn trừ với nhận thức toàn diện; xem Câu xá 21 (tr.11218) Pāli: pahāṇapariññā.

 [8] Đại chánh, kinh 645 Pāli, S 48 4-5 Arahaṃ.

 [9] Ly dục giải thoát; S 48 4: anupādāvimutto, giải thoát không còn chấp thủ.

 [10] Đãi đắc kỹ lợi 逮得己利, đã đạt được mục đích của mình.

 [11] Đại chánh, kinh 646 Pāli, S 48 8 Daṭṭhabbaṃ.

 [12] Đại chánh, kinh 647 Pāli, S .48 9-10 Vibhaṅga.

 [13] Đại chánh, kinh 648 Pāli, S 48 12 Saṅkhitta.

 [14] Đoạn tri 斷知, tức đoạn biến tri, đoạn trừ với nhận thức toàn diện; xem Câu xá 21 (tr.11218)  Pāli: pahāṇapariññā.

 [15] Đại chánh, kinh 649 Pāli, S 48 20 Āsavānaṃkhayo.

 [16] Đại chánh, kinh 650 Pāli, S.48.6-7 Samaṅa-brahmaṇā.

 [17] Đại chánh, kinh 651.

 [18] Đại chánh, kinh 652 Pāli, S 48 14 Saṅkhitta.

 [19] Pāli: paripūraṃ paripūrakārī ārādheti, padesaṃ padesakrī āradheti, người làm cho viên mãn thì hoàn thành sự viên mãn; người chỉ làm một phần thì hoàn tất một phần.

 [20] Đại chánh, kinh 653 Pāli, S.48.15-16 Vitthāra.

 [21] Câu phần giải thoát 俱分解脫, đối vị A-la-hán chứng đắc diệt tận định Pāli: ubhatobhāgavimutta.

 [22] Thân chứng 身證;  A-na-hàm chứng đắc diệt tận định Pāli: kāyasakkhin.

 [23] Kiến đáo 見到 Pāli: diṭṭhipatta.

 [24] Tín giải thoát 信解脫 Pāli: saddhāvimutta.

 [25] Nhất chủng 一種 Pāli: ekabījin.

 [26] Gia gia 家家 Pāli: kolaṃkola.

 [27] Thất hữu 七有 Pāli: sattakkhattuparama.

 [28] Pháp hành 法行, túc tùy pháp hành Pāli: dhammānusārin.

 [29] Tín hành 信行 tức tùy tín hành Pāli: saddhānusārin.

 [30] Căn ba-la-la-mật, quả ba-la-mật 根波羅蜜, 果波羅蜜 Pāli: indriyavemattatā phalavemattatā hoti, do sự sai biệt của căn mà có sự sai biệt của quả Pāli: vemattatā, chủng loại sai biệt; bản Hán đọc là pāramita: ba-la-mật.

 [31] Nhân ba-la-mật 人波羅蜜 Pāli: puggalavemattatā, sự sai biệt về nhân cách.

 [32] Đại chánh, kinh 654 Pāli, S.48 52  Mallika.

 [33] Đại chánh, kinh 655 Pāli, S 48.10 Vibhaṅga; 48 52 Mallika.

 [34] Đại chánh, kinh 656.

 [35] Đại chánh, kinh 657 S 48 50 Saddhā (v 225).

 [36] Đại chánh, kinh 658 Pāli, S.48.10 Vibhaṅga.

 [37] Pāli: saddahati tathāgatassa bodhiṃ, tin tưởng sự giác ngộ của Như lai.

 [38] Đại chánh, kinh 659 Pāli, S.48 50 Saddha.

 [39] Pāli, S.48.50: tathāgate ekantagato abhippasanno, na so tathāgate vā tathāgatasāsane vā kaṅkheyya vā vikiccheyya vā, vị ấy một mực tín thành nơi Như Lai, không hoài nghi hay phân vân đối với Như Lai hay giáo pháp của Như Lai.

 [40] Đại chánh, kinh 660.