18. Tương Ưng giác chi, Kinh 672-715

18. TƯƠNG ƯNG GIÁC CHI [1]

KINH 672. BẤT CHÁNH TƯ DUY [2]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu không chánh tư duy, [3] tham dục triền cái chưa khởi sẽ khởi; tham dục triền cái đã khởi sẽ tăng trưởng rộng lớn. Sân nhuế, thụy miên, trạo hối, và nghi triền cái chưa khởi thì sẽ khởi; sân nhuế, thụy miên, trạo hối, và nghi cái đã khởi sẽ tăng trưỡng rộng lớn. Niệm giác chi chưa khởi sẽ không khởi; niệm giác chi đã khởi sẽ thối thất. Trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, định, xả giác chi chưa khởi sẽ không khởi; trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, định, xả giác chi đã khởi sẽ thối thất.

“Tỳ-kheo chánh tư duy, tham dục cái chưa khởi sẽ không khởi; tham dục cái đã khởi sẽ khiến diệt. Sân nhuế, thụy miên, trạo hối, và nghi cái chưa khởi sẽ không khởi; sân nhuế, thụy miên, trạo hối, và nghi cái đã khởi sẽ đoạn. Niệm giác chi chưa khởi sẽ khởi; đã khởi rồi thì sẽ tái sanh khiến thêm rộng; trạch pháp, tinh tấn, y, hỷ, định, xả giác chi chưa khởi sẽ khởi; đã khởi sẽ tái sanh khiến thêm rộng.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 673. BẤT THỐI [4]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm pháp thối thất. Những gì là năm? Đó là tham dục, sân nhuế, thụy miên, trạo hối, và nghi cái. Đó gọi là pháp thối thất. Nếu tu tập bảy giác chi, tu tập nhiều, sẽ khiến tăng rộng. Đó gọi là pháp bất thối. Những gì là bảy? Đó niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, khinh an [5] giác chi, hỷ giác chi, định giác chi, xả giác chi. Đó gọi là pháp bất thối.”

 [189c] Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 674. CÁI [6]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm pháp, có thể làm cho đen tối, có thể là cho không mắt, có thể làm cho không trí, có thể làm cho sút giảm trí tuệ, chẳng phải minh, chẳng phải đẳng giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn. Những gì là năm? Đó là tham dục, sân nhuế, thụy miên, trạo hối, và nghi. Như vậy, năm pháp này có thể làm cho đen tối, có thể làm cho không mắt, có thể làm cho không trí, chẳng phải minh, chẳng phải chánh giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn.

“Nếu có bảy giác chi, có thể làm ánh sáng lớn, có thể làm con mắt, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn. Những gì là bảy? Đó là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, khinh an giác chi, hỷ giác chi, định giác chi, xả giác chi, làm ánh sáng lớn, có thể làm con mắt, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 675. CHƯỚNG CÁI [7]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm chướng, năm cái, [8] phiền não nơi tâm, [9] làm sút giảm trí tuệ và, là phần chướng ngại, chẳng phải minh, chẳng phải chánh giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn. Những gì là năm? Đó là tham dục cái, sân cái, thụy miên cái, trạo hối cái, nghi cái. Năm cái này là che kín, là bao phủ, phiền não nơi tâm, khiến cho trí tuệ bị suy giảm, là phần chướng ngại, chẳng phải minh, chẳng phải đẳng giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn.

“Nếu là bảy giác chi, chẳng che kín, chẳng bao phủ, chẳng phiền não nơi tâm, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn. Những gì là bảy? Đó là niệm giác chi v.v… Như đã nói ở trên… cho đến xả giác chi. Như bảy giác chi này chẳng che kín, chẳng bao phủ, chẳng phiền não nơi tâm, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói bài kệ rằng:

Tham dục, sân nhuế cái,

Thụy miên, trạo hối, nghi;

Như năm thứ cái này,

Tăng trưởng các phiền não.

Năm cái che thế gian,

Đắm sâu khó độ được;

Ngăn che đối chúng sanh,

Khiến không thấy chánh đạo.

 [189c] Nếu đắc bảy giác chi,

Thì có thể chiếu sáng;

Chỉ lời chân thật này,

Đấng Chánh giác đã nói.

Niệm giác chi là đầu,

Trạch pháp, chánh tư duy; 

Tinh tấn, khinh an [10], hỷ,

Tam-muội, xả giác chi.

Như bảy giác chi này,

Chánh đạo của Mâu-ni;

Tùy thuận đấng Đại Tiên,

Thoát sợ hãi sanh tử.

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 676. THỌ [11]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thiện gia nam tử vất bỏ cácc đời, xuất gia học đạo;ạo bỏ râu tóc, mặc ca-sa, chánh tín sống không nhà, xuất gia học đạo. Trong số xuất gia như vậy, có người ngu si, nương vào nơi xóm làng, thành ấp; sáng đắp y mang bát vào thôn khất thực, nhưng vì không khéo giữ thân, không giữ gìn cửa các căn, không nhiếp thu các niệm mình, nên khi nhìn thấy những thiếu nữ trang điểm xinh đẹp, sinh tâm đắm nhiễm, không chánh tư duy, tâm chạy theo nắm bắt sắc tướng, tưởng đến sắc dục, làm cho tâm dục hừng hẫy, thiêu đốt tâm, thiêu đốt thân, trả lại giới, trở về thế gian, tự thụt lùi chìm đắm. Trong khi đã yểm ly việc đời, xuất gia học đạo rồi mà còn nhiễm đắm trở lại, làm tăng thêm các tội nghiệp để tự phá hoại, che lấp, chìm đắm.

“Có năm loại cây lớn, hạt mầm của nó rất nhỏ, nhưng cây lớn lên thì to lớn, bóng cây có thể che tối các loại cây tạp nhỏ, khiên âm u héo úa, không sanh trưởng được. Những gì là nm? Đó là cây kiện-giá-da, [12] cây ca-tì-đa-la, [13] cây a-thấp-ba-tha, [14] cây ưu-đàm-bát-la, [15] cây ni-câu-lưu-tha. [16] Như vậy, năm loại cây đại thọ [17] này, tuy mầm của nó rất nhỏ, nhưng từ từ phát triển lớn lên, bóng của nó che khuất các cây nhỏ, có thể khiến cho tất cả bị che khuất rũ xuống. Những gì là năm? Đó là tham dục cái, dần dần tăng trưởng; là sân nhuế, [18] thụy miên, trạo hối, nghi cái, dần dần tăng trưởng. Vì tăng trưởng, nên khiến cho thiện tâm bị che khuất rũ xuống. Tu tập bảy giác chi, tu tập nhiều, sẽ chuyển thành bất thối. Những gì là bảy? Niệm giác chi, trạch pháp, tinh tấn, kinh an, hỷ, định, xả giác chi. Tu tập bảy giác chi như vậy, tu tập nhiều, sẽ chuyển thành bất thối chuyển.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 677. THẤT GIÁC CHI [19]

 [190b] Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

“ Tỳ-kheo chuyên nhất tâm mình, lắng nghe Chánh pháp, có thể đoạn năm pháp; tu tập bảy pháp khiến cho càng lúc càng thăng tiến mãn túc. Đoạn năm pháp  gì? Tham dục cái, sân nhuế cái, thụy miên cái, trạo hối cái, và nghi cái, đó là năm pháp cần phải đoạn. Tu tập bảy pháp gì? Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, khinh an giác chi, hỷ giác chi, định giác chi, và xả giác chi. Tu bảy pháp này càng lúc càng thăng tiến mãn túc.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 678. THÍNH PHÁP [20]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thánh đệ tử có tín tâm thanh tịnh, chuyên tinh nghe pháp, có thể đoạn được năm pháp, tu tập bảy pháp, khiến cho được đầy đủ. Những gì là năm? Tham dục cái, sân nhuế, thụy miên, trạo hối, và nghi cái. Đây là những cái cần đoạn. Những gì là bảy pháp? Niệm giác chi, trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, định, xả giác chi. Bảy pháp này được tu tập đầy đủ, với người có tịnh tín; đó gọi là tâm giải thoát; người có trí gọi là tuệ giải thoát. Nếu người nào bị tham dục nhiễm tâm thì sẽ không có đắc, sẽ không có lạc; người nào bị vô minh nhiễm tâm, trí tuệ không trong sạch. Cho nên, Tỳ-kheo lìa tham dục, tâm giải thoát; lìa vô minh, tuệ giải thoát. Nếu Tỳ-kheo đó đã lìa tham dục, tự thân tác chứng tâm giải thoát; lìa vô minh, tuệ giải thoát, đó gọi là Tỳ-kheo đoạn ái phược, kết mạn, chứng đác hiện quán, cứu cánh biên tế khổ.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 679. VÔ ÚY [21]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành Vương Xá. Bấy giờ có Vương tử Vô Úy [22] thường ngày đi bộ, thong thả dạo chơi, đi đến chỗ đức Phật. Sau khi diện kiến chào hỏi Thế Tôn xong, ông ngồi xuống một bên, bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn, có Sa-môn, Bà-la-môn thấy như vầy, nói như vầy: [23] ‘Chúng sanh phiền não, không nhân, không duyên; chúng sanh thanh tịnh, không nhân, không duyên.’ [24] Còn Thế Tôn thì thế nào?”

Phật bảo Vô Úy:

“Các Sa-môn, Bà-la-môn nói những điều mà họ không suy nghĩ, ngu si, không phân biệt, không khéo léo, chẳng biết suy nghĩ, chẳng biết suy lường nên nói: ‘Chúng sanh phiền não, không nhân, không duyên; [190c] chúng sanh thanh tịnh, không nhân, không duyên’ như vậy. Vì sao? Chúng sanh phiền não có nhân, có duyên; chúng sanh thanh tịnh, có nhân, có duyên.

“Chúng sanh phiền não có nhân gì, duyên gì? Chúng sanh thanh tịnh có nhân gì, duyên gì? Tham dục chúng sanh tăng thượng nên đối với của cải, đồ vật của người khác khởi lên lòng tham, nói rằng: ‘Vật này là sở hữu của tôi thì tốt.’ Nó yêu thích không muốn xa lìa. Đối với chúng sanh khác khởi lên lòng sân hận, hung ác, toan tính, muốn đánh, muốn trói, chèn ép, gia làm những việc trái đạo, tạo ra các nạn, không từ bỏ sân nhuế. Thân ham ngủ nghỉ, tâm lại lười biếng, tâm luôn dao động; bên trong không tịch tĩnh, tâm thường nghi hoặc, nghi quá khứ, nghi vị lai, nghi hiện tại. Này Vô Úy, vì những nhân như vậy, những duyên như vậy, nên chúng sanh phiền não; vì những nhân như vậy, những duyên như vậy nên chúng sanh thanh tịnh .”

Vô Úy bạch Phật:

“Thưa Cù Đàm, một phần triền cái đã đủ là phiền não tâm, huống chi là tất cả!”

Vô Úy lại bạch Phật:

“Bạch Cù Đàm, chúng sanh thanh tịnh có nhân gì, có duyên gì? “

Phật bảo Vô Úy:

“Nếu Bà-la-môn nào có một niệm thù thắng, quyết định thành tựu; những việc đã làm từ lâu, những lời nói từ lâu, có thể tùy theo nhớ nghĩ, ngay lúc ấy tu tập niệm giác chi. Sau khi niệm giác chi đã được tu tập, niệm giác được viên mãn. Khi niệm giác đã đưo0ực viên mãn, có sự tuyển trạch, phân biệt, tư duy, lúc bấy giờ tu tập trạch pháp giác chi. Sau khi tu tập trạch pháp giác chi, trạch pháp giác đượdc viên mãn. Sau khi tuyển trạch, phân biệt, suy lường pháp, nổ lực tinh tấn; ở đây, tu tập tinh tấn giác chi. Sau khi tu tập tinh tấn giác chi, tinh tấn giác được viên mãn. Sau khi nổ lực tinh tấn, hoan hỷ sẽ sanh, xa lìa các tưởng về thức ăn, tu hỷ giác chi. Sau khi đã tu hỷ giác chi, hỷ giác được viên mãn. Sau khi hỷ giác chi được viên mãn, thân và tâm khinh an [25]; lúc ấy tu khinh an giác chi. Sau khi tu khinh an giác chi, khinh an giác giác chi được viên mãn. Sâu khi thân khinh an rồi, được an lạc. Sau khi an lạc, tâm định; khi ấy tu định giác chi. Sau khi tu định giác chi, định giác được viên mãn. Sau khi định giác chi được viên mãn, tham ái bị diệt và tâm xả sanh; khi ấy tu xả giác chi. Sau khi đã tu xả giác chi, xả giác được viên mãn. Như vậy, này Vô Úy, do nhân này, duyên này mà chúng sanh thanh tịnh.”

Vô Úy bạch Cù-đàm:

“Nếu một phần (trong bảy giác chi này) đầy đủ, cũng khiến cho chúng sanh thanh tịnh, huống chi là tất cả.”

Vô Úy bạch Phật:

“Bạch Cù-đàm, Kinh này tên gì, và phải phụng trì như thế nào?”

Phật bảo vương tử Vô Úy:

“Nên gọi đây là kinh Giác chi.”

Vô Úy bạch Phật:

“Bạch Cù-đàm, [191b] đây là giác chi tối thắng. Bạch Cù-đàm, Con là Vương tử, đã an lạc, mà vẫn thường cầu an lạc, nhưng ít khi ra vào. Nay lên trên núi, tứ chi tuy mỏi mệt, nhưng được nghe Cù-đàm nói kinh giác chi nên quên tất cả mọi sự mệt nhọc.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, Vương tử Vô Úy sau khi nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng lên, cúi đầu lễ sát chân Phật rồi lui. [26]

KINH 680. VÔ ÚY (2) [27]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong hang núi Kỳ-xa-quật, tại thành Vương Xá. Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Có Sa-môn, Bà-la-môn thấy như vầy, nói như vầy: ‘Không có nhân, không có duyên cho sự vô trí, vô kiến, của chúng sanh. Không nhân, không duyên cho trí kiến của chúng sanh.’ [28] Như đã nói đầy đủ... cho đến vương tử Vô Úy, sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi lui.

KINH 681. CHUYỂN THÚ [29]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có số đông các Tỳ-kheo, sáng sớm đắp y mang bát vào thành Vương Xá khất thực. Lúc ấy số đông các Tỳ-kheo nghĩ như vầy: ‘Hôm nay, còn quá sớm, chưa đến giờ đi khất thực. Chúng ta nên ghé qua tinh xá các ngoại đạo.’ Số đông các Tỳ-kheo này liền vào tinh xá ngoại đạo. Sau khi chào hỏi nhau xong, họ ngồi qua một bên.

Các ngoại đạo hỏi Tỳ-kheo rằng:

“Sa-môn Cù-đàm vì các đệ tử nói pháp đoạn trừ năm cái là những thứ che lấp tâm làm cho tuệ lực suy kém, là phần chướng ngại, không chuyển hướng Niết-bàn. An trụ bốn niệm xứ, tu bảy giác chi. Chúng tôi cũng vậy, vì các đệ tử nói đoạn năm cái vốn che lấp tâm làm cho tuệ lực suy giảm, và khéo an trụ bốn niệm xứ, tu bảy giác chi. Chúng tôi cùng với Sa-môn Cù-đàm có gì là khác nhau, đều có thể nói pháp?” 

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều ngoại đạo nói, trong lòng không hoan hỷ, bèn chỉ trích ngược lại, [30] rồi từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi, vào thành Xá-vệ khất thực. Sau khi khất thực xong, họ trở về tinh xá, [191b] cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, ngồi xuống một bên, đem những lời nói của ngoại đạo bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Lúc ngoại đạo kia nói như vậy, các ngươi nên hỏi ngược lại rằng: ‘Năm cái của ngoại đạo, chũng loại lý ưng  là mười. Bảy giác chi, đáng ra phải là mười bốn.’ Mười của năm cái là những gì? Mười bốn của bảy giác là những gì? Nếu hỏi như vậy, những ngoại đạo kia sẽ tự giật mình tán loạn. Pháp của ngoại đạo, [31] là sân nhuế, kiêu mạn, chê bai, hiềm hận, không  nhẫn thọ, sanh tâm không nhẫn thọ, hoặc im lặng cúi đầu, không thể biện luận, âm thầm suy nghĩ. Vì sao? Ta không thấy người nào trong chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Người nghe những gì Ta nói mà hoan hỷ tùy thuận, chỉ trừ có Như Lai và chúng Thanh văn, hoặc nghe từ đây mà thôi. [32]

“Này các Tỳ-kheo, mười của năm cái là những gì? Đó là có tham dục bên trong, tham dục bên ngoài. Tham dục bên trong kia là triền cái, là chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển hướng đến Niết-bàn. Tham dục bên ngoài kia cũng là triền cái, chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển hướng đến Niết-bàn.

“Sân nhuế có tướng sân nhuế. Nếu sân nhuế cùng với tướng sân nhuế, [33] tức là triền cái, chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển đến Niết-bàn. Có thụy, có miên; [34] thụy này, miên này tức là triền cái, chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển hướng đến Niết-bàn. Có trạo cử, có hối tiếc; trạo cử này, hối tiếc này tức là cái, [35] chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển hướng đến Niết-bàn. Có nghi pháp thiện, có nghi pháp bất thiện; [36] Nghi pháp thiện này, nghi pháp bất thiện này tức là cái, chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển hướng đến Niết-bàn. Đó gọi là năm cái nói mười.

“Bảy giác chi, nói là mười bốn, là những gì? Có tâm an trú trụ chánh niệm nơi pháp bên trong, [37] có  tâm an trú chánh niệm nới pháp bên ngoài. Niệm trụ pháp bên trong này chỉ cho niệm giác chi, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển hướng đến Niết-bàn; niệm trụ pháp bên ngoài này cũng chỉ cho niệm giác chi, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển hướng hướng đến Niết-bàn. Có tuyển trạch pháp thiện, tuyển trạch thiện. [38] Tuyển trạch pháp thiện kia là trạch pháp giác chi, là trí, là đẳng giác, chuyển hướng Niết-bàn. Tuyển trạch pháp bất thiện kia cũng là trạch pháp giác chi, là trí, là đẳng giác, chuyển hướng Niết-bàn. Có tinh tấn để đoạn pháp bất thiện, có tinh tấn để nuôi lớn pháp thiện. [39] Tinh tấn để đoạn trừ pháp bất thiện kia là tinh tấn giác chi, là trí, là đẳng giác, chuyển [191c] hướng Niết-bàn. Tinh tấn để nuôi lớn pháp thiện kia cũng là tinh tấn giác chi, là trí, là đẳng giác, chuyển hướng Niết-bàn. Có hỷ, có hỷ xứ. [40] Hỷ này là hỷ giác chi, là trí, là đẳng giác, chuyển hướng Niết-bàn. Hỷ xứ  này cũng là hỷ giác chi, là trí, là đẳng giác, chuyển hướng Niết-bàn. Có thân khinh an, có tâm khinh an. [41] Thân khinh an này là khinh an giác chi, là trí, là đẳng giác, chuyền hướng Niết-bàn. Tâm khinh an này cũng là khinh an  giác chi, là trí, là đẳng giác, chuyển hướng Niết-bàn. Có định, có tướng định. [42] Định này chỉ cho định giác chi, là trí, là đẳng giác, chuyển hướng Niết-bàn. Tướng định này cũng là định giác chi, là trí, là đẳng giác, chuyển hướng Niết-bàn. Có xả pháp thiện, có xả pháp bất thiện. [43] Xả pháp thiện này là xả giác chi, là trí, là đẳng giác, chuyển hướng Niết-bàn. Xả pháp bất thiện này cũng là xả giác chi, là trí, là đẳng giác, chuyển hướng Niết-bàn. Đó gọi là bảy giác chi nói là mười bốn.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 682. HỎA [44]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có số đông các Tỳ-kheo. Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Có các xuất gia ngoại đạo nói như vậy, nên hỏi lại rằng: ‘Nếu tâm yếu kém, còn do dự, bấy giờ nên tu những giác chi nào? Những gì tu không đúng lúc? [45] Nếu lại tâm trạo cử [46]; với tâm trạo cử, do dự ấy, bấy giờ nên tu những giác chi nào? Và những gì là không đúng lúc? Nếu hỏi như vậy, các ngoại đạo kia trong tâm sẽ giật mình, tán loạn, nói lãng sang những pháp khác; tâm sanh phẫn nhuế, kiêu mạn, hủy báng, hiềm hận không nhẫn thọ; hoặc im lặng, cúi đầu, không thể biện luận, âm thầm suy nghĩ. Vì sao? Ta không thấy người nào trong chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Người nghe những gì Ta nói mà hoan hỷ tùy thuận, chỉ trừ có Như Lai và chúng Thanh văn, hoặc nghe từ đây mà thôi. [47]

“Này các Tỳ-kheo, nếu lúc tâm yếu kém, tâm do dự, khi ấy không nên tu khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi. Vì sao? Khi tâm yếu kém phát sanh, vì yếu kém,  do dự, các pháp này càng làm tăng thêm yếu kém. Thí như một đóm lửa mà muốn cháy mạnh lên, lại bỏ than tro [48] vào. Thế nào, này Tỳ-kheo, chẳng phải vì thêm tro vào khiến cho lửa tắt [192a] chăng?”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Đúng vậy, bạch Thế tôn!”

“Cũng vậy, Tỳ-kheo, yếu đuối, do dự, nếu tu khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi, đây không phải thời, vì tăng thêm lười biếng thôi.

“Hoặc khi tâm trạo cử khởi lên; nếu tâm trạo cử, do dự, bấy giờ, không nên tu trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi. Vì sao? Vì khi tâm trạo cử khởi lên, với tâm trạo cử, do dự,  các pháp này làm cho tăng thêm. Thí như lửa đang cháy, muốn dập tắt mà đem cỏ khô thêm vào. Ý các ngươi thế nào? Há không khiến cho lửa cháy bùng lên đó sao?”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Đúng vậy, bạch Thế tôn!”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Khi tâm trạo cử khởi lên; nếu tâm trạo cử, do dự, mà tu trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, làm tăng thêm trạo cử.

“Này các Tỳ-kheo, khi tâm yếu đuối sanh khởi, nếu tâm yếu đuối, do dự, lúc bấy giờ nên tu trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi. Vì sao? Vì khi tâm yếu đuối sanh khởi; nếu tâm yếu đuối, do dự, bằng các pháp này mà được khai thị, chỉ giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Thí như một đóm lửa, muốn cho nó cháy lên, nên cho cỏ khô vào. Thế nào, Tỳ-kheo, lửa này có cháy hừng lên không?”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Đúng vậy, bạch Thế Tôn!”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Khi tâm yếu đuối sanh khởi như vậy; nếu tâm yếu đuối, do dự, lúc bấy giờ nên tu trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi để được khai thị, chỉ giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ.

“Hoặc khi tâm trạo cử sanh khởi; nếu tâm trạo cử, do dự, nên tu khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi. Vì sao? Vì khi tâm trạo cử sanh khởi; nếu tâm trạo cử, do dự, bằng các pháp này mà có thể khiến cho an trư bên trong, nhất tâm nhiếp trì. Thí như lửa đang cháy, muốn cho nó tắt, chỉ cần cho than tro vào, lửa này sẽ tắt.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, nếu tâm trạo cử, do dự, mà tu trạch pháp giác chi, tinh tấn, hỷ giác chi thì không đúng thời. Nếu tu khinh an, định, xả giác chi thì tự nó mới đúng thời. Vì các pháp này khiến cho an trụ bên trong, nhất tâm, nhiếp trì. Niệm giác chi thì hổ trợ cho tất cả.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 683. THỰC [49]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm triền cái, bảy giác chi, có thức ăn, không thức ăn. Nay Ta sẽ nói. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ngươi mà nói.

“Thí như  thân thể phải nhờ vào thức ăn mới tồn tại, chứ chẳng phải không nhờ thức ăn. Cũng vậy, năm triền cái nhờ vào thức ăn mới tồn tại, chứ chẳng phải không nhờ thức ăn.

“Tham dục triền cái lấy gì làm thức ăn? Đó là tướng xúc. [50] Đối với tướng ấy mà không tư duy đúng, [51] thì tham dục chưa khởi sẽ khiến khởi, tham dục đã khởi rồi [192b] thì có thể khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của dục ái triền cái. [52]

“Những gì là thức ăn của sân nhuế triền cái? Đó là tướng chướng ngại. [53] Đối với tướng ấy mà không tư duy đúng, sân nhuế cái chưa khởi sẽ khiến khởi; sân nhuế cái đã khởi rồi  thì có thể khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của sân nhuế triền cái.

“Những gì là thức ăn của thụy miên cái? Gồm có năm pháp. Những gì là năm? Đó là yếu đuối, chẳng vui, ngáp ợ, ăn nhiều, lười biếng. Đối với chúng không tư duy đúng, khi thụy miên cái chưa khởi thì khiến khởi; thụy miên cái đã khởi rồi, có thể khiến cho nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của thụy miên cái.

“Những gì là thức ăn của trạo hối? Gồm có bốn pháp. Những gì là bốn? Đó là giác tưởng về thân thuộc, giác tưởng về mọi người, giác tưởng về chư thiên, giác tưởng về những khoái lạc vốn đã tự kinh qua. [54] Tự mình nhớ nghĩ hay dò người khác khiến nhớ nghĩ mà sanh giác tưởng. Đối với chúng khởi tư duy không chân chánh, khi trạo hối chưa khởi thì khiến khởi, trạo hối đã khởi rồi thì có thể khiến cho nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của trạo hối.

“Những gì là thức ăn của nghi cái? Có ba đời. Những gì là ba? Đó là đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại. Đối với đời quá khứ còn do dự, đời vị lai còn do dự, đời hiện tại còn do dự. Đối với chúng khởi tư duy không chân chánh, nghi cái chưa khởi sẽ khiến khởi; nghi cái đã khởi thì có thể khiến cho nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của nghi cái.

“Thí như thân thể nhờ vào thức ăn mà được nuôi lớn, chứ chẳng phải không nhờ thức ăn. Cũng vậy, bảy giác chi cũng nhờ vào thức ăn mà tồn tại, nhờ vào thức ăn mà nuôi lớn, chứ chẳng phải không nhờ ăn.

“Cái gì là chẳng phải thức ăn của niệm giác chi? Chẳng tư duy về bốn niệm xứ, niệm giác chi chưa khởi sẽ chẳng thể làm cho khởi; niệm giác chi đã khởi rồi, khiến cho giảm sút. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của niệm giác chi.

“Cái gì chẳng phải là thức ăn của trạch pháp giác chi? Tuyển trạch đối với pháp thiện, tuyển trạch đối với pháp bất thiện; không tư duy đối với chúng, trạch pháp giác chi chưa khởi sẽ không làm cho khởi; trạch pháp giác chi đã khởi sẽ khiến cho nó giảm sut đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của trạch pháp giác chi.

“Những gì là chẳng phải là thức ăn của tinh tấn giác chi? Bốn chánh đoạn; đối với chúng không tư duy chân chánh, tinh tấn giác chi chưa khời sẽ không khởi; tinh tấn giác chi đã khởi sẽ khiến cho nó giảm đi. Đó gọi là không phải thức ăn của tinh tấn giác chi.

“Những gì là chẳng phải là thức ăn của hỷ giác chi? Có pháp hỷ, có pháp hỷ xứ; đối với chúng không tư duy, hỷ giác chi chưa khởi sẽ không cho khởi; hỷ giác chi đã khởi sẽ khiến cho nó giảm đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của hỷ giác chi.

“Những gì là chẳng phải là thức ăn của khinh an giác chi? Có thân khinh an cùng tâm khinh an; đối với chúng không tư duy, khi khinh an giác chi chưa sanh sẽ không cho khởi, khinh an giác chi đã sanh sẽ khiến cho nó giảm đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của khinh an [192c] giác chi.

“Những gì là chẳng phải là thức ăn của định giác chi? Có bốn thiền; đối với chúng không tư duy, định giác chi chưa khởi sẽ không cho khởi; định giác chi đã khởi sẽ khiến cho nó giảm đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của định giác chi.

“Những gì là chẳng phải là thức ăn của xả giác chi là thế nào? Có ba giới, đó là đoạn giới, vô dục giới, diệt giới; đối với chúng không tư duy, xả giác chi chưa khởi sẽ không cho khởi; xả giác chi đã khởi sẽ khiến cho nó giảm đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của xả giác chi.

“Những gì là chẳng phải là thức ăn của tham dục cái?  Quán bất tịnh, tư duy đối với nó, tham dục cái chưa khởi sẽ không khởi; tham dục cái đã sẽ khiến cho nó dứt. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của tham dục cái.

“Những gì là chẳng phải thức ăn của sân nhuế cái? Tư duy về tâm từ kia, [55] sân nhuế cái chưa sanh sẽ không khởi; sân nhuế cái đã sanh sẽ khiến chi nó diệt đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của sân nhuế cái.

“Những gì là chẳng phải thức ăn của thụy miên cái? Tư duy về sự chiếu sáng [56] kia, khi thụy miên chưa sanh, không cho khởi, thụy miên đã sanh rồi, khiến cho nó diệt đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của thụy miên cái.

“Những gì là chẳng phải thức ăn của trạo hối cái? Tư duy đúng về sự tĩnh chỉ kia,  trạo hối cái chư sanh sẽ không khởi; trạo hối cái đã sanh sẽ khiền cho diệt đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của trạo hối cái.

“Những gì là chẳng phải thức ăn của nghi cái? Tư duy về pháp duyên khởi, nghi cái chưa sanh sẽ không khởi; nghi cái đã sanh sẽ khiến cho diệt đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của nghi cái.

“Thí như thân thể phải nhờ vào thức ăn mà sống, nhờ vào ăn mà tồn tại. Những gì là thức ăn của niệm giác chi? Tư duy bốn niệm xứ rồi, biệm giác chi chưa sanh sẽ khiến cho sanh khởi; niệm giác chi đã sanh càng sanh khởi khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của niệm giác chi.

“Những gì là thức ăn của trạch pháp giác chi? Có tuyển trạch pháp thiện, có tuyển trạch pháp bất thiện; khi tư duy về chúng, nếu trạch pháp giác chi chưa sanh, khiến cho nó sanh khởi; trạch pháp giác chi đã sanh rồi, càng sanh khởi khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của trạch pháp giác chi.

“Những gì là thức ăn của tinh tấn giác chi? Tư duy về bốn chánh đoạn, nếu tinh tấn giác chi chưa sanh, khiến cho nó sanh khởi; tinh tấn giác chi đã sanh rồi, cho tái sanh khiến nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của tinh tấn giác chi.

“Những gì là thức ăn của hỷ giác chi? Có hỷ, có hỷ xứ, tư duy về chúng, nếu hỷ giác chi chưa sanh, khiến sanh khởi, hỷ giác chi đã sanh rồi, cho tái sanh khiến nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của hỷ giác chi.

“Những gì là thức ăn của khinh an giác chi? Có thân khinh an, tâm khinh an; tư duy về chúng, nếu khinh an giác chi chưa sanh, khiến sanh khởi, khinh an giác chi đã sanh rồi, cho tái sanh khiến nó tăng [193a] rộng. Đó gọi là thức ăn của khinh an giác chi.

“Những gì là thức ăn của định giác chi? Tư duy về bốn thiền, định giác chi chưa sanh, khiến nó sanh khởi; định giác chi đã sanh rồi, cho tái sanh khiến nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của định giác chi.

“Những gì là thức ăn của xả giác chi? Gồm có ba giới. Những gì là ba? Đó là đoạn giới, vô dục giới, diệt giới;  tư duy về chúng, xả giác chi chưa sanh thì khiến cho sanh khởi; xả giác chi đã sanh rồi, cho tái sanh khiến nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của xả giác chi.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 684. PHÁP [57]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong nội pháp, Ta không thấy có một pháp nào mà pháp ác bất thiện chưa sanh lại khiến cho nó sanh, pháp ác bất thiện đã sanh rồi, cho tái sanh khiến nó tăng rộng; hay pháp thiện chưa sanh, khiến cho nó không sanh, nó đã sanh rồi, khiến cho nó giảm đi. Đó là không tư duy chân chánh.

“Này các Tỳ-kheo, không tư duy chân chánh thì tham dục cái chưa sanh khiến cho sanh, đã sanh rồi, cho tái sanh khiến tăng rộng. Sân nhuế, thụy miên, trạo hối, nghi cái chưa sanh, khiến cho sanh, đã sanh rồi, cho tái sanh khiến nó tăng rộng. Niệm giác chi chưa sanh, không cho sanh, đã sanh rồi, khiến giảm đi.  Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, kinh an, định, xả giác chi chưa sanh, khiến sanh, đã sanh rồi, cho tái sanh khiến cho tăng rộng.

“Ta không thấy một pháp nào có thể khiến cho pháp ác bất thiện chưa sanh thì không sanh, đã sanh rồi, khiến cho đoạn; pháp thiện chưa sanh, khiến sanh; đã sanh rồi, cho tái sanh khiến tăng rộng. Đó là tư duy chân chánh.

“Này Tỳ-kheo, tư duy chân chánh thì tham dục cái chưa sanh, sẽ khiến nó không sanh; đã sanh rồi, khiến cho nó dứt. Sân nhuế, thụy miên, trạo hối, nghi cái chưa sanh, khiến nó không sanh, đã sanh rồi, khiến nó dứt. Niệm giác chi chưa, khiến cho nó sanh, đã sanh rồi, cho tái sanh khiến cho tăng rộng. Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả giác chi chưa sanh, khiến chúng sanh, đã sanh rồi, cho tái sanh khiến chúng tăng rộng.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 685. PHÁP (2) [58]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong ngoại pháp, Ta không thấy một pháp nào khi pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến cho nó sanh, đã sanh rồi, cho tái sanh khiến nó tăng rộng; pháp thiện chưa sanh lại khiến không sanh, đã sanh rồi lại khiến giảm đi; như là tri thức ác, bạn đảng ác.

“Với tri thức ác, bạn đảng ác; tham dục [193b] cái chưa sanh, khiến sanh; đã sanh  thì tái sanh khiến tăng rộng. Sân nhuế, thụy miên, trạo hối, nghi cái chưa sanh khiến sanh; đã sanh rồi, tái sanh khiến tăng rộng. Niệm giác chi chưa sanh, khiến không sanh, đã sanh rồi khiến giảm đi. Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả giác chi chưa sanh, khiến không sanh, đã sanh rồi, khiến giảm đi.

“Này các Tỳ-kheo, Ta không thấy một pháp nào, mà pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến không sanh, đã sanh rồi, khiến nó dứt; khi pháp thiện chưa sanh, khiến sanh, đã sanh rồi, tái sanh khiến tăng rộng. Đó là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng.

“Với thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng; tham dục cái chưa sanh, không cho sanh; đã sanh rồi, khiến cho diệt đi. Sân nhuế, thụy miên, trạo hối, nghi cái chưa sanh, khiến cho không sanh; đã sanh rồi, khiến dứt. Niệm giác chi chưa sanh, khiến sanh, đã sanh rồi, tái sanh khiến tăng rộng. Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả giác chi khi chưa sanh, khiến sanh, đã sanh rồi, tái sanh khiến chúng tăng rộng.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 686. XÁ-LỢI-PHẤT [59]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:

“Có bảy giác chi. Những gì là bảy? Đó là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi. Bảy giác chi này quyết định mà được, không tinh cần mà được, Ta chứng nhập một giác chi nào tùy theo ý muốn. [60] Hoặc buổi sáng, giữa trưa, hay buổi chiều mà nếu muốn chưng nhập, nhiều lần chứng nhập tùy theo sở dục. Thí như vua, đại thần, có đủ thứ y phục để ở trong rương tráp, tùy theo nhu cầu cần dùng của mình mà vào lúc trưa hay chiều, theo ý dùng tự do. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, bảy giác chi này, do quyết định mà được, không tinh cần mà được, tùy ý chứng nhập. Ta, đối với niệm giác chi này, là thuần trắng thanh tịnh, lúc khởi biết khởi, lúc diệt biết diệt, lúc biến mất biết biến mất; đã khởi biết đã khởi, đã diệt biết đã diệt. Cũng vậy, đối với trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả giác chi, cũng nói như vậy.”

Sau khi Tôn giả Xá-lợi-phất nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Tôn giả đã nói, đều hoan hỷ phụng hành.

KINH 687. ƯU-BA-MA [61]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại ấp Ba-liên-phất. Bấy giờ Tôn giả Ưu-ba-ma, [62] Tôn giả A-đề-mục-đa [63] đang ngụ tại tinh xá Kê lâm ở ấp Ba-liên-phất. [193c] Bấy giờ, Tôn giả A-đề-mục-đa vào buổi chiều sau khi từ thiền tịnh dậy, đi đến chỗ Tôn giả Ưu-ba-ma. Sau khi chào hỏi khích lệ nhau xong, Tôn giả ngồi xuống một bên, hỏi Tôn giả Ưu-ba-ma:

“Tôn giả, có thể cho biết phương tiện của bảy giác chi, [64] được chứng nhập với an trú lạc [65] như vậy, hay chứng nhập với an trú khổ như vậy?”

Ưu-ba-ma đáp rằng:

“Tôn giả A-đề-mục-đa, Tỳ-kheo khéo biết phương tiện tu bảy giác chi thì cũng có thể chứng nhập với an trú lạc như vậy, cũng có thể chứng nhập với an trú khổ như  vậy.”

Lại hỏi:

“Tỳ-kheo làm thế nào để khéo biết phương tiện tu bảy giác chi?”

Ưu-ba-ma đáp rằng:

“Tỳ-kheo lúc phương tiện tu niệm giác chi, tư duy biết rằng ‘Tâm kia không khéo giải thoát, không dẹp được buồn ngủ, không khéo điều phục trạo hối; như tư duy về pháp niệm giác xứ của ta, tuy phương tiện tinh tấn cũng không đạt được bình đẳng.’ Cũng vậy, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả giác chi cũng nói như vậy.

“Tỳ-kheo lúc phương tiện tu niệm giác chi, trước hết tư duy, ‘Tâm khéo giải thoát, dẹp bỏ ngủ nghỉ, điều phục trạo hối, đối với pháp niệm giác xứ này như ta tư duy rồi, sau đó tuy không tinh cần phương tiện mà đạt được bình đẳng. Như vậy A-đề-mục-đa, Tỳ-kheo biết phương tiện tu bảy giác chi, chứng nhập với an trú lạc như vậy, chứng nhập với an trú khổ như  vậy.”

Sau khi hai vị chánh sĩ cùng bàn luận với nhau xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

KINH 688. A-NA-LUẬT [66]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật  cũng ở nước Xa-vệ, trong tinh xá Tùng lâm. Lúc ấy, có số đông các Tỳ-kheo đến chỗ A-na-luật, chào hỏi khích lệ nhau. Sau khi chào hỏi khích lệ xong, họ ngồi xuống một bên, nói với Tôn già A-na-luật:

“Thưa Tôn giả, khi biết phương tiện tu bảy giác chi, có phát sanh lạc trú không?”

Tôn giả A-na-luật bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Tôi biết, lúc Tỳ-kheo phương tiện tu bảy giác chi, phát sanh lạc trú.”

Các Tỳ-kheo hỏi Tôn giả A-na-luật:

“Thế nào là biết Tỳ-kheo khi phương tiện tu bảy giác chi, phát sanh lạc trú?”

Tôn giả A-na-luật bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo, phương tiện tu niệm giác chi, mà khéo biết tư duy, tâm ta khéo giải thoát, khéo dẹp bỏ buồn ngủ, khéo điều phục trạo hối, như pháp niệm giác chi xứ này tư duy rồi, nổ lực phương tiện, tâm không lười biếng, thân khinh an không loạn động, buộc tâm an trụ, không khởi loạn [194a] niệm, nhất tâm chứng nhập. Cũng vậy, đối với trạch pháp,  tinh tấn, khinh an, định, xả giác chi cũng nói như vậy. Đó gọi là biết Tỳ-kheo lúc phương tiện tu bảy giác chi, phát sanh lạc trú.”

Sau khi các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Tôn giả A-na-luật đã nói, đều hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

KINH 689. CHUYỂN LUÂN VƯƠNG [67]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Lúc Chuyển luân Thánh vương ra đời, có bảy báu hiện ra ở thế gian: bánh xe vàng báu, voi báu, ngựa báu, thần châu báu, ngọc nữ báu, quan giữ kho báu. Cũng vậy, Như Lai xuất thế cũng có báu bảy giác chi hiện ra.

“Vua vao ngày trai giới, ngồi trên lầu quán, đại thần vây quanh, có bánh xe vàng báu xuất hiện từ phương đông, bánh xe có nghìn căm, trục quay đều, vành bánh xe tròn, tướng bánh xe đầy đủ. Vua nghĩ, ‘Có điềm lành này, nên chắc chắn là Chuyển luân Thánh vương. Ta nay quyết định là Luân vương.’ Vua liền dùng hai tay đỡ lấy bánh xe vàng báu, đặt vào giữa lòng tay trái, tay phải thì quay, nói rằng: ‘Nếu đây là bánh xe vàng báu của Chuyển luân Thánh vương, hãy quay lại con đường cũ mà đi.’ Lúc ấy bánh xe báu liền xuất phát, đi phía trước mặt vua, ở phương Đông, nương vào hư không, nhắm hướng Đông mà đi, lăn theo con đường ngay thẳng của Thánh vương xưa. Vua theo bánh xe báu, dẫn theo bốn binh chủng. Nếu đến nơi nào bánh xe báu dừng lại, vua và bốn binh chủng cũng dừng lại nơi đó. Các Tiểu vương những xứ phương Đông thấy Thánh vương đi qua, tất cả đều qui phục.

“Như Lai xuất hiện ở đời cũng có bảy giác chi hiện ra ở thế gian. Đó là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 690. CHUYỂN LUÂN (2) [68]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, cũng có bảy báu hiện ra ở thế gian. Như thế nào lúc Chuyển luân Thánh vương ra đời, có bánh xe vàng báu hiện? Bấy giờ Thánh vương Quán đảnh dòng Sát-lị, nhằm vào ngày rằm, tắm gội sạch sẽ, thọ trì trai giới, ở trên lầu các, đại thần vây quanh, khi ấy có bánh xe vàng báu từ phương Đông xuất hiện; bánh xe có nghìn căm, trục quay đều, vành bánh xe tròn, tướng bánh xe đầy đủ, bằng vàng ròng cõi trời. Vua tự nghĩ, ‘Ta nghe từ xa xưa truyền lại rằng, ngày rằm nhằm ngày bố-tát, Đại vương Quán [194b] đảnh dòng Sát-lị, tắm gội sạch sẽ, thọ trì trai phước, khi ấy có bánh xe báu hiện ra. Nay cũng như ngày xưa, đã  có điềm lành này, nên biết, ta là Chuyển luân Thánh vương.’ Vua liền dùng hai tay đỡ lấy bánh xe vàng báu, đặt vào giữa lòng tay trái, tay phải thì quay, nói rằng: ‘Nếu là bánh xe vàng báu của Chuyển luân Thánh vương, hãy quay lại con đường cũ mà đi.’ Nói xong lời này rồi, bấy giờ bánh xe báu liền lăn qua trước vua, và nhắm hướng Đông mà đi theo con đường ngay thẳng của Thánh vương xưa. Vua cùng bốn binh chủng theo bánh xe báu đến nơi phương Đông. Các Tiểu vương các nước phương Đông thấy Thánh vương đi qua, đều tung hô là: ‘Lành thay, hoan nghinh Đại vương đến! Đây là nước của Đại vuong. Nước này an ổn, nhân dân phồn vinh an lạc. Xin ngài dừng lại giáo hóa mọi người nước này. Chúng tôi thảy đều là vây cánh của Thiên tôn.”

Thánh vương đáp rằng:

“- Này các Chủ tụ lạc, từ nay các ngươi nên khéo giáo hóa người dân trong nước. Nếu có ai nghịch lại, nên đến báo cho ta, sẽ theo như pháp luật mà giáo hóa. Chớ nên làm những điều phi pháp. Và cũng nên khiến mọi người trong nước khéo cải hóa những điều phi pháp. Nếu đúng như vậy, đó là theo sự giáo hóa của ta.

“Từ biển Đông này, Thánh vương cưỡi xe theo đường của Thánh vương xưa đến biển Nam. Sau khi đến biển Nam rồi, từ biển Nam vượt đến biển Tây; theo con đường của Thánh vương xưa vượt qua biển Tây đến biển Bắc. Các Tiểu vương quốc của các phương Nam, Tây, Bắc đều cung đón, thỉnh mời, cũng nói đầy đủ như phương Đông. Bấy giờ, bánh xe vàng báu  mà Thánh vương đã đi theo này vượt qua biển Bắc, trở lại trên cung điện Chánh trị, ở giữa hư không. Đó là Chuyển luân Thánh vương khi xuất hiện ở đời thì có bánh xe vàng báu hiện ra ở thế gian.

“Như thế nào mói là lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, có voi trắng hiện ra ở thế gian? Đại vương Quán đảnh dòng Sát-lị quán đảnh có voi hoàn toàn trắng, màu sắc tươi đẹp, bảy chi chống xuống đất. Thánh vương thấy vậy, lòng hân hoan nghĩ: ‘Voi quí này, nay lại ứng hiện đối với ta.’ Vua liền cho kêu tượng sư, người điều phục giỏi voi, bảo nhanh chóng điều phục voi quí này, khi nào điều phục xong hãy mang đến. Tượng sư vâng lệnh, chưa đầy một ngày mà đã điều phục được voi; đầy đủ tất cả dấu hiệu chứng tỏ đã được điều phục. Giống như voi khác đã được điều phục trong vòng một năm; con voi báu này chỉ được điều phục trong vòng một ngày mà được như vậy. Sau khi đã điều phục xong, tượng sư dẫn đến chỗ vua, tâu lên vua rằng: ‘Voi này đã được điều phục xong, giờ xin Vua biết cho.’

“Bấy giờ, Thánh vương, xem kỹ tướng voi đã được điều phục hoàn bị này, rồi cưỡi voi quí, vào lúc sáng sớm, đi khắp bốn biển, cho đến giữa ngày trở về vương cung. Đó gọi là khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, voi quí này hiện ra ở thế gian.

“Như thế nào nói là Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, ngựa quí hiện ra ở thế gian? Chuyển luân Thánh vương sở hữu một con ngựa báu thân, toàn màu xanh, đầu đen, đuôi đỏ. Thánh vương thấy ngựa, lòng sanh hân hoan nghĩ: ‘Ngựa thần này, nay lại ứng hiện đối với ta.’ Vua liền giao cho mã sư, hãy nhanh chóng điều phục nó, khi nào điều phục xong thì dẫn đến đây. Mã sư vâng lệnh, chưa đầy một ngày mà đã điều phục được ngựa này. Giống như ngựa khác đã được điều phục cả năm, ngựa báu này chỉ không đầy một ngày mà được điều phục như vậy. Sau khi biết ngựa đã điều phục [194c] xong, dẫn đến chỗ vua thưa rằng: ‘Ngựa này đã được điều phục xong.’

“Bấy giờ, Thánh vương xem kỹ tướng ngựa quí đã được điều phục hoàn bị, rồi cưỡi ngựa quí, vào lúc sáng sớm, đi khắp bốn biển, cho đến giữa ngày trở về vương cung. Đó gọi là khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời thì ngựa quí cũng hiện ra thế gian.

“Như thế nào nói là khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời thì ngọc báu Ma-ni hiện ra ở thế gian? Ngọc báu của Chuyển luân Thánh vương sở hữu, hình dáng của nó có tám cạnh, chiếu ánh sáng đượm, không tỳ vết, thường làm đèn sáng trong cung vua. Chuyển luân Thánh vương thí nghiệm ngọc báu. Vào một đêm trời mưa tối tăm, vua cho cầm ngọc báu đi trước dẫn đường, đem bốn binh chủng vào trong vườn rừng, ánh sáng của nó tỏa rạng ra cỡ một do tuần. Đó gọi là lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, ngọc báu Ma-ni hiện ra ở thế gian.

“Như thế nào nói là lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, Ngọc nữ hiền báu hiện ra ở thế gian? Ngọc nữ mà Chuyển luân Thánh vương sở hữu, người không đen không trắng, không cao không thấp, không lớn quá không nhỏ quá, không mập không ốm, thân thể xinh đẹp; thân lúc lạnh thì ấm, lúc nóng thì mát, thân thể mềm mại như áo ca-lăng-già; những lỗ chân lông trên cơ thể toát ra mùi hương chiên-đàn, hơi thở mũi, miệng thoảng mùi thơm ưu-bát-la; ngủ sau dậy trước, hầu hạ nhà vua, theo sắc mặt, biết ý mà phục vụ, lời nói dịu dàng đáng yêu, đoan tâm chánh niệm làm cho vua phát sanh đạo ý; tâm không vượt trái, huống chi là thân và khẩu. Đó gọi là lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời thì có Ngọc nữ hiện ra thế gian.

“Như thế nào nói là lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời thì thần báu chủ kho tàng hiện ra thế gian? Vị đại thần chủ kho tàng của Chuyển luân Thánh vương, trước kia hay làm việc bố thí, nên khi sanh ra đã có thiên nhãn, có thể thấy kho tàng ẩn dấu là có chủ hay không chủ, hoặc dưới nước hay trong đất, hoặc gần hay xa, tất cả đều thấy hết. Khi Chuyển luân Thánh vương cần trân bảo thì lập tức ra lệnh, và tùy theo chỗ cần dùng của vua liền dâng lên. Một hôm Thánh vương muốn xem thử khả năng của vị đại thần này, nên cho dong thuyền ra biển và bảo vị đại thần này:

“- Ta đang cần vật báu.”

Đại thần tâu vua rằng:

“- Xin dừng bên bờ một chút, thần sẽ dâng lên.”

Vua bảo đại thần này:

“- Hiện tại ta không cần vật báu bên bờ, mà cần đưa cho ta ngay lúc ban ngày [69]!”

Bấy giờ, từ ngay trong nước, đại thần liền lấy ra bốn chum vàng, bên trong đựng đầy kim bảo dâng lên Thánh vương, tùy theo chỗ cần dùng của vua mà lấy sử dụng. Nếu lấy đủ rồi, những kim bảo còn lại đều được trả lại trong nước. Đó gọi là Thánh vương khi xuất hiện ở đời, có thần chủ kho tàng như vậy hiện ra ở thế gian.

“Như thế nào nói là khi Thánh vương xuất hiện ở đời, có [195a] thần chủ binh hiện ra ở thế gian? Vua có thần chủ binh thông minh tài trí biện thông. Cũng như  người ở thế gian thành tựu sự suy tính khéo léo, vị thần tá này sẽ tùy theo chỗ cần của đại vương mà đáp ứng, như cần đi, cần ở, cần xuất, cần nhập; hay bốn loại binh chủng của Thánh vương đang hành quân đường xa chợt dừng lại vẫn khiến không bị mệt mỏi; biết tất cả những gì vua cần nên làm, cùng những việc có công đức ngay trong hiện tai và đời sau đem trình tâu Thánh vương. Đó gọi là lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, có sự xuất hiện của thần chủ binh.

“Cũng vậy, khi Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời, sẽ có bảy giác chi hiện ra ở thế gian.

“Những gì là bảy? Đó là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, ỷ giác chi, định giác chi, xả giác chi.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 691. NIÊN THIẾU [70]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Lành thay, Tỳ-kheo! Nương vào người mà nghe pháp, các Tỳ-kheo trẻ tuổi nên cúng dường, phụng sự các vị trưởng lão tôn túc. Vì sao? Tỳ-kheo nhỏ tuổi cúng dường, phụng sự các vị Tỳ-kheo trưởng lão, lúc nào cũng nghe được pháp thâm diệu. Sau khi đã nghe pháp thâm diệu rồi, Tỳ kheo ấy thành tựu được hai việc chánh, là thân chánh và tâm chánh. Bấy giờ Tỳ kheo tu niệm giác chi. Sau khi tu niệm giác chi rồi, niệm giác chi được viên mãn. Khi niệm giác chi được viên mãn, đối với pháp tuyển trạch, phân biệt, suy lường; bấy giờ, phương tiện tu tập trạch pháp giác chi, chi tiết cho đến, tu tập xả giác chi được viên mãn.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 692. PHỤNG SỰ QUẢ BÁO [71]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo trì giới tu đức, có tàm quý, thành tựu pháp chân thật. Người nào gặp Tỳ kheo này, người được nhiều quả báo. Hoặc lại nghe vị này, hoặc còn nhớ nghĩ đến, theo xuất gia, người ấy được nhiều công đức; huống chi là lại gần gũi, cung kính, phụng sự. Vì sao? Vì gần gũi, phụng sự người như vậy, lúc nào cũng sẽ được nghe pháp thâm diệu. Sau khi đã nghe pháp thâm diệu rồi, người ấy thành tựu hai việc chánh, là thân chánh và tâm chánh, phương tiện tu tập định giác chi. Sau khi tu tập, sự tu tập được viên mãn… cho đến, xả giác chi tu tập viên mãn.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 693. BẤT THIỆN TỤ [72]

 [195b] Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ai nói về tụ bất thiện tức là chỉ cho năm triền cái, đó là chánh thuyết. Vì sao? Tụ thuần bất thiện, đó chính là năm triền cái. Những gì là năm? Đó là tham dục cái, sân nhuế cái, thụy miên cái, trạo hối cái, và nghi cái.

“Ai nói về tụ thiện tức là chỉ cho bảy giác chi, đó là chánh thuyết. Vì sao? Thuần nhất thanh tịnh, đó chính là bảy giác chi. Những gì là bảy? Đó là niệm giác chi, trạch pháp giác phaach tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 694. THIỆN TRI THỨC [73]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tinh xá Giáp cốc [74] thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả A-nan cũng ở tại đó.

Khi Tôn giả ở một mình nơi vắng, thiền tịnh tư duy, suy nghĩ như vầy: ‘Một nữa phạm hạnh chính là thiện trí thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác trí thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng.’

Rồi Tôn giả từ thiền tịnh tỉnh giấc, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi xuống một bên, bạch Phật rằng:

“Bạch Thế tôn, con ở một mình nơi vắng, thiền định tư duy và nghĩ như vầy: ‘Một nửa phạm hạnh chính là thiện trí thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác trí thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng.’”

Phật bảo A-nan:

“Chớ nghĩ như vầy: ‘Một nửa phạm hạnh chính là thiện trí thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác trí thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng.’ Vì sao? Thuần nhất mãn tịnh, phạm hạnh thanh bạch, chính là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác trí thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng. [75] Vì Ta là thiện trí thức nên có chúng sanh ở nơi Ta mà tiếp nhận niệm giác chi, y viễn ly, y vô dục, y tịch diệt, hướng đến xả. Cũng vậy, trạch giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ, khinh an, định, và xả giác chi, y viễn ly, y vô dục, y tịch diệt, hướng đến xả. Vì vậy cho nên, A-nan, thuần nhất mãn tịnh, phạm hạnh thanh bạch, chính là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác trí thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng..”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 695. CÂU-DI-NA [76]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại tụ lạc Lực sĩ,  du hành trong nhân gian, [195c] đến trú ở bên cạnh tụ lạc khoảng giữa thành Câu-di-na-kiệt, và sông Hi-liên. Bấy giờ Thế tôn bảo Tôn giả A-nan:

“Nay Ta bị đau lưng, muốn nằm nghỉ một chút. Hãy gấp uất-đa-la-tăng bốn lớp cho Thế tôn.”

Tôn giả A-nan liền vâng lời dạy, gấp bốn lớp uất-đa-la-tăng trải ra xong, bạch Phật rằng:

“Bạch Thế tôn con đã gấp bốn lớp uất-đa-la-tăng trải ra xong rồi, xin Thế tôn biết cho.”

Bấy giờ, Thế tôn gối đầu lên tăng-già-lê gấp dày, nằm nghiêng hông bên phải, hai chân xếp chồng nhau, cột niệm vào tướng sáng, chánh niệm chánh trí, với giác tưởng muốn chỗi dậy, bảo Tôn giả A-nan:

“Ngươi hãy nói về bảy giác chi.”

Tôn giả A-nan liền bạch Phật:

“Bạch Thế tôn, đó là niệm giác chi, Thế tôn nói tự giác ngộ, thành Đẳng chánh giác, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả.’ Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả giác chi, Thế tôn nói tự thành Đẳng chánh giác, y viễn ly, y dục, y diệt, hướng đến xả.’”

Phật bảo A-nan:

“Ngươi nói Ttinh tấn chăng?”

A-nan bạch Phật:

“Bạch Thế tôn, con nói tinh tấn. Bạch Thiện thệ, con nói tinh tấn.”

Phật bảo A-nan:

“Chỉ tu tập tinh tấn, tu tập nhiều, sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nói xong, Ngài ngồi ngay thẳng, cột niệm. Lúc ấy có một Tỳ-kheo nói kệ rằng:

Thích nghe pháp vi diệu,

Nhịn đau, bảo người thuyết.

Tỳ-kheo liền nói pháp,

Nói về bảy giác chi.

Lành thay, Ngài A-nan!

Hiểu rõ, khéo diễn thuyết;

Pháp thanh thịnh thù thắng,

Thuyết vi diệu, ly cấu.

Niệm, trạch pháp, tinh tấn,

Hỷ, khinh an, định, xả;

Đó là bảy giác chi,

Khéo nói, pháp vi diệu.

Nghe nói bảy giác chi,

Vị chánh giác thấm sâu.

Thân nhận thọ đau khổ,

Gắng chịu ngồi lắng nghe.

Hãy nhìn đấng Vua Pháp,

Thường diễn thuyết cho người;

Mà còn thích nghe thuyết;

Huống chi người chưa nghe.

Trí tuệ lớn bậc nhất,

Mười lực, bậc đáng lễ;

Ngài cũng lại vội vàng,

Đến nghe thuyết chánh pháp.

Người hiểu biết thông đạt,

Khế kinh, A-tỳ-đàm;

 [196a]Người thông suốt pháp luật,

Còn nghe huống người khác.

Nghe thuyết pháp như thật,

Chuyên tâm tĩnh giác nghe;

Những pháp Phật đã dạy,

Được ly dục, vui sướng.

Vui sướng, thân nhẹ nhàng,

Tâm tự vui cũng vậy;

Tâm vui được chứng nhập,

Chánh quán trong việc làm.

Chán hữu, ba đường dữ,

Ly dục tâm giải thoát;

Chán các hữu, đường dữ,

Không tạo nhân trời, người.

Vô dư, như đèn tắt,

Cứu cánh bát-niết-bàn.

Nghe pháp nhiều phước lợi,

Những lời dạy tối thắng;

Cho nên luôn tư duy,

Nghe lời Đại Sư dạy.

Tỳ-kheo này nói kệ xong, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.

KINH 696. THUYẾT [77]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bảy giác chi. Những gì là Bảy? Đó là niệm giác chi, …. cho đến xả giác chi.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 697. DIỆT [78]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nên tu tập bảy giac phần. Tu tập những gì là bảy giác chi? Là Niệm giác chi,… cho đến xả giác chi. Tỳ-kheo tu niệm giác chi, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Cũng vậy, tu trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả giác chi,  y  viễn ly, y  vô dục, y diệt, hướng đến xả.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 698. PHÂN [79]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Các Tỳ-kheo, quá khứ đã tu bảy giác chi như vậy, vị lai cũng sẽ tu bảy giác chi như vậy.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 699. CHI TIẾT [80]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo có niệm giác chi [196b] thanh tịnh, trắng tinh, không có chi tiết, lìa các phiền não; giác chi chưa khởi thì không khởi. Trừ phi không có Phật điều phục giáo thọ. [81] Cho đến xả giác chi cũng nói như vậy.

“Tỳ-kheo có niệm giác chi thanh tịnh, trắng tinh, không có chi tiết, lìa các phiền não; giác chi chưa khởi thì khởi, vì được Phật điều phục giáo thọ, chứ không phải ai khác. Cho đến xả giác chi cũng nói như vậy.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 700. KHỞI [82]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Giác chi chưa khởi thì không khởi, vì không có Thiện Thệ. Giác chi chưa khởi thì khởi,vì có Thiện Thệ phục điều phục giáo thọ, không phải ai khác.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 701. THẤT ĐẠO PHẨM [83]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Tỳ-kheo đến chỗ đức Phật cúi đầu đảnh lễ sát chân, rồi ngồi xuống một bên, bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn, gọi là giác chi. Bạch Thế Tôn, thế nào là giác chi?”

Phật  bảo Tỳ-kheo:

“Giác chi là bảy pháp đạo phẩm. [84] Nhưng này các Tỳ-kheo, bảy giác chi phải theo thứ tự mà khởi, được tu tập viên mãn.”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế tôn, thế nào là giác chi theo thứ tự mà khởi, tu tập viên mãn?”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo sống quán thân trên nội thân. Vị kia khi sống quán nội thân trên thân, nhiếp tâm cột niệm không quên, lúc bấy giờ phương tiện tu tập niệm giác chi. Sau khi phương tiện tu tập niệm giác chi, tu tập mãn túc. Khi niệm giác chi đã được mãn túc, đối với pháp mà tuyển trạch, phân biệt, tư lường, lúc bấy giờ phương tiện tu tập trạch pháp giác chi. Sau khi đã phương tiện tu tập, tu tập mãn túc. Như vậy cho đến tu tập mãn túc xả giác chi.”

Như sống quán niệm nội thân trên thân, sống quán niệm ngoại thân, nội ngoại thân, thọ, tâm, pháp cũng vậy, lúc bầy giờ, chuyên tâm, cột niệm, không quên,… cho đến xả giác chi cũng nói như vậy.

“An trú như vậy, giác chi khởi theo thứ tự; khi đã khởi theo thứ tự rồi, tu tập mãn túc.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 702. QUẢ BÁO (1) [85]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. [196c] Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo kia:

Như đã nói trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Tỳ-kheo đã tu tập bảy giác chi như vậy, được hai quả: Hiện tại lậu tận mà vô dư Niết-bàn, hoặc được quả A-na-hàm.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 703. QUẢ BÁO (2) [86]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Tỳ-kheo sau khi tu tập bảy giác chi như vậy, tu tập nhiều, đạt đuợc bốn quả, bốn phước lợi. Những gì là bốn? Quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, và quả A-la-hán.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 704. THẤT CHỦNG QUẢ [87]

Tôi nghe như vầy:

 Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Tỳ-kheo tu tập bảy giác chi, tu tập nhiều, đạt được bảy quả, bảy phuớc lợi. Những gì là bảy? Đó là Tỳ-kheo được niềm vui chứng chánh trí trong đời hiện tại. Hoặc lúc qua đời mà không được niềm vui chứng chánh trí  trong đời hiện tại, [88] nhưng lúc qua đời mà đã đoạn tận năm hạ phần kết, đạt được trung bát-niết-bàn. Nếu không được trung bát Niết-bàn, được sanh bát Niết-bàn. Nếu không được sanh bát- niết-bàn, được vô hành bát-niết-bàn. Nếu không được vô hành bát-niết-bàn, được hữu hành bát-niết-bàn. Nếu không được hữu hành bát-niết-bàn, được Thượng lưu bát-niết-bàn.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, Tỳ-kheo nọ nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  

KINH 705. THẤT ĐẠO PHẨM(2) [89]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Gọi là giác chi, vậy thế nào là giác chi?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là nơi pháp y cứ.  Xin vì chúng con mà nói. Các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ lãnh thọ thực hành theo.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Bảy giác chi là bảy pháp đạo phẩm. [90] Các Tỳ-kheo, bảy giác chi này theo thứ lớp khởi, khi đã theo thứ lớp khởi rồi, sự tu tập được viên mãn”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế nào là bảy giác chi theo thứ lớp mà khởi, khi theo thứ lớp khởi, sự tu tập được viên mãn?”

“Tỳ-kheo an trụ chánh niệm quán thân trên thân. Vị ấy sau khi an trụ chánh niệm quán thân trên thân, chuyên tâm cột niệm không quên, lúc bấy giờ tinh cần phương tiện tu niệm giác chi. Sau khi tinh cần phương [197a] tiện tu niệm giác chi, sự tu tập được mãn túc. Nghĩa là sau khi tu niệm giác chi, tuyển trạch pháp, lúc bấy giờ tinh cần phương tiện tu  tập trạch pháp giác chi. Sau khi tinh cần phương tiện tu trạch pháp giác chi, sự tu tập được mãn túc. Cũng vậy, đối với tinh tấn, hỷ, khinh an, định, và xả giác chi cũng nói như vậy. Như nội thân, cũng vậy an trụ chánh niệm quán ngoại thân, nội ngoại thân, thọ, tâm, pháp trên pháp, chuyên tâm, cột niệm, không quên lúc bấy giờ tinh cần phương tiện tu niệm giác chi. Sau khi tinh cần phương tiện tu niệm giác chi, sự tu tập được viên mãn. Cho đến xả giác chi cũng nói như vậy. Đó gọi là Tỳ-kheo đối với bảy giác chi theo thứ lớp khởi; khi đã theo thứ lớp khởi, sự tu tập đựoc viên mãn.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 706. QUẢ BÁO (3) [91]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Tu tập bảy giác chi này, tu tập nhiều, đạt được hai quả: hiện tại chứng trí; hoặc còn hữu dư y, chứng quả A-na-hàm.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 707. QUẢ BÁO (4) [92]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Tỳ-kheo tu tập bảy giác chi, tu tập nhiều, đạt đuợc bốn quả. Những gì là bốn? Đó là quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, và quả A-la-hán.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 708. QUẢ BÁO (5) [93]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Như đã nói ở trên, nhưng có sự sai biệt:

“Tỳ-kheo tu tập bảy giác chi, tu tập nhiều, đạt đuợc bảy quả. Những gì là bảy? Đó là hiện tại chánh trí hữu dư Niết-bàn. Cho đến khi qua đời, nếu không vậy, mà năm hạ phần kết đã dứy sạch, vị ấy đạt được trung bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, vị ấy được sanh bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, được vô hành bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, được hữu hành bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, được Thượng lưu bát-biết-bàn.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 709. BẤT TỊNH QUÁN [94]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nên tu Bất tịnh quán. Sau khi tu tập nhiều rồi, vi ấy đạt được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là tu bất tịnh quán, sau khi tu tập nhiều. đạt được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo ấy tu bất tịnh quán song hành với niệm giác chi, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Tu trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả giác chi, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 710. NIỆM TỬ TƯỚNG [95]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. [197b] Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo tu tập niệm tưởng về sự chết, tu tập nhiều, đạt được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là Tỳ-kheo tu tập niệm tưởng về sự chết, tu tập nhiều, đạt được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo tu tập niệm tưởng về sự chết cùng niệm giác chi, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả, … cho đến xả giác chi.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 711. TỪ [96]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại ấp Hoàng chẩm [97] của dòng họ Thích. Bấy giờ, buổi sáng sớm, số đông các Tỳ-kheo đắp y mang bát vào ấp Hoàng chẩm khất thực. Lúc ấy số đông các Tỳ-kheo nghĩ: ‘Nay còn rất sớm, chưa đến giờ khất thực. Chúng ta có thể ghé vào tinh xá ngoại đạo.’ Sau đó số đông các Tỳ-kheo liền vào tinh xá ngoại đạo. Sau khi cùng các xuất gia ngoại đạo chào hỏi khích lệ nhau, họ rồi ngồi đối diện một bên. Các xuất gia ngoại đạo hỏi:

“Sa-môn Cù-đàm vì các đệ tử nói pháp như vầy: ‘Không đoạn trừ năm triền cái vốn làm phiền não tâm, tuệ lực suy yếu, là phần chướng ngại, không đưa đến Niết-bàn. Nếu khéo nhiếp tâm mình, an trụ bốn niệm xứ, tâm câu hữu với từ, không oán hận, không tật đố, cũng không sân nhuế, rộng lớn vô lượng, khéo tu tập sung mãn, bốn phương, bốn duy, phương trên, phương dưới, tất cả thế gian. Tâm câu hữu với từ, không oán hận, không tật đố, cũng không sân nhuế, rộng lớn vô lượng, khéo tu tập sung mãn. Cũng vậy, việc tu tập tâm hợp với bi, hỷ, xả cũng nói như vậy.’ Chúng tôi cũng vì các đệ tử nói như vậy. Vậy chúng tôi cùng với Sa-môn Cù-đàm kia có những gì khác nhau? Nghĩa là cả hai đều nói pháp.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những lời của các xuất gia ngoại đạo nói lòng không hoan hỷ, im lặng, không chỉ trích, [197c] từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào ấp Hoàng chẩm khất thực. Sau khi khất thực xong, họ trở về lại tinh xá, cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân, rồi ngồi xuống một bên, đem những lời của các xuất gia ngoại đạo kia trình lại đầy đủ lên Thế tôn. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Theo những lời nói của các xuất gia ngoại đạo kia, các ngươi nên hỏi lại là: tu tập từ tâm lấy gì làm chỗ tối thắng? [98] Tu tập bi, hỷ, xả, tâm lấy gì làm tối thắng? Khi được hỏi như vậy, các xuất gia ngoại đạo kia trong lòng giật mình kinh hãi, hoặc nói quàng sang chuyện khác, hoặc nổi giận, khinh mạn, chê bai, phản đối, không nhẫn thọ, hoặc im lặng,  buồn hiu, cúi đầu không nói lời nào, lặng lẽ tư duy. Vì sao? Vì Ta không thấy ai trong chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, trời, người nghe những điều Ta nói mà tùy thuận ưa thích, chỉ trừ Như Lai và chúng Thanh văn.

“Tỳ-kheo, tâm câu hữu với từ, tu tập nhiều, tịnh là tối thắng. [99] Bi tâm tu tập, tu tập nhiều, hư không xứ là tối thắng [100] Hỷ tâm tu tập, tu tập nhiều, thức nhập xứ là tối thắng. Xả tâm tu tập, tu tập nhiều, vô hữu nhập xứ là tối thắng.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 712. TỪ (2) [101]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo tu tập từ tâm, tu tập nhiều, đạt được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là Tỳ-kheo tu tập từ tâm đạt được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo, tâm câu hữu với từ, tu niệm giác chi, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Cho đến tu tập xả giác chi, y vào viễn ly, y vào vô dục, y vào diệt huớng đến xả.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 713. KHÔNG [102]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo tu không nhập xứ, tu tập nhiều, đạt được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là Tỳ-kheo tu không nhập xứ, sau khi tu tập nhiều, đạt được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo tâm câu hữu với không nhập xứ, tu niệm giác chi, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Cho đến tu tập xả giác chi, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật [198a] đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

Như tu không nhập xứ, cũng vậy ba kinh thức nhập xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng nói như trên.

KINH 714. AN-NA BAN-NA NIỆM [103]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo tu tập -na-ban-na niệm, [104] tu tập nhiều, đạt được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là tu tập an-na-ban-na niệm, tu nhiều, đạt được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo tâm câu hữu với an-na-ban-na niệm, tu niệm giác chi,  y vào viễn ly, y vào vô dục, y vào diệt hướng đến xả, … cho đến tu xả giác chi, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 715. VÔ THƯỚNG [105]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo tu vô thường tưởng, tu tập nhiều, đạt được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là Tỳ-kheo tu vô thường tưởng, tu tập nhiều, đạt được quả lớn, phước lợi lớn?  Tỳ-kheo tâm [106] câu hữu với vô thường tưởng, tu niệm giác chi, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả,… cho đến tu xả giác chi, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Như Vô thường tưởng, cũng vậy 11 kinh: Vô thường khổ tưởng, Khổ vô ngã tưởng, Quán thực tưởng, Diệt tưởng, Hoạn tưởng, Bất tịnh tưởng, Thanh ứ tưởng, Nùng nội tưởng, Phùng trướng tưởng, Hoại tưởng, Thực bất tận tưởng, Huyết tưởng, Phân ly tưởng, Cốt tưởng, Không tưởng cũng nói như trên. [107]


 [1] Tụng v  Đạo phẩm 4 Tương ưng giac chi, gồm các kinh Đại chánh 704-747 (phần cuối quyển 26, trọn quyển 27)  Ấn Thuận Hội biên, Tụng iv Đạo phẩm 12 Tương ưng giác chi Quốc dịch, 4 Tương ưng Bồ-đề phần Phần lớn tương đương Pāli, S 46  Bojjhaṅgasaṃyutta.

 [2] Đại chánh, kinh 704 Pāli, S.46.24 Ayonisa.

 [3] Bất chánh tư duy 不正思惟 Pāli: ayoniso manasikaroto, không tác ý như lý.

 [4] Đại chánh, kinh 705 Pāli, S.46.37 Vuḍḍhi.

 [5] Nguyên Hán: ỷ 猗.

 [6] Pāli, S.46.40  Nīvaraṇa.

 [7] Đại chánh, kinh 707 Pāli, S.46.38  Āvaraṇa-nīvaraṇa.

 [8] Ngũ chướng ngũ cái 五障五蓋 Pāli: pañca āvaraṇā nīvaraṇnā, năm chướng cái, chướng ngại và ngăn che.

 [9] Phiền não ư tâm 煩惱於心 Pāli: cetaso upakkilesā, là những tùy phiền não của tâm: là những thứ lànm ô uế tâm.

 [10] úc khinh an.

 [11] ại chánh, kinh 708 Gốc cây Pāli, S.46.39  Rukkha.

 [12] Kiền giá da 揵遮耶 Pāli: kacchaka.

 [13] Ca-tì-đa-la 迦捭多羅 Pāli: kapithaka.

 [14] A-thấp-ba-tha 阿濕波他 Pāli: assattha.

 [15] Ưu-đàm-bát-la 優曇缽羅 Pāli: udumbara.

 [16] Ni-câu-lưu-đa 尼拘留他 Pāli: nigrodha.

 [17] Nguyên Hán: tâm thọ 心樹, có thể nhầm Pāli: mahārukkha, cây đại thọ.

 [18] Trong để bản thiếu sân nhuế Thêm vào cho đủ.

 [19] Đại chánh, kinh 709. Pāli, S.46.23 Ṭhāna.

 [20] Đại chánh, kinh 710.

 [21] Đại chánh, kinh 711. Pāli, S.46.56  Abhaya.

 [22] Vô Úy Vương tử 無畏王子 Pāli: Abhaya rājakumāra.

 [23] S 46. 56: thuyết của Pūraṇo Kassapo: natthi natthi paccayo aññāṇāya adassanāya, không có nhân, không có duyên cho sự vô trí, vô kiến.

 [24] Cf. D 2. Samaññaphala: natthi he tu natthi paccayo sattānaṃ saṃkilesāya … sattānaṃ víuddhiyā, không nhân, không duyên cho sự ô nhiễm của chúng sanh… cho sự thanh tịnh của chúng sanh.

 [25] Nguyên Hán: y tức 猗息.

 [26] Bản Hán, hết quyển 26.

 [27] Đại chánh quyên 27. Phật quang quyển 27; Quốc dịch quyển 24. Đại chánh, kinh 712.  Pāli, S.46. 56  Abhya.

 [28] S. ibid., Puraṇa Kassapa nói như vậy: natthi hetu natthi paccayo aññāya adassanāya ahetu apaccayo aññānaṃ adassanaṃ hoti, không có nhân, không duyên cho sự vô trí và vô kiến; vì vậy, vô trí, vô kiến là vô nhân vô duyên..

 [29] Đại chánh, kinh 713. Pāli, S.46.52  Pariyāya.

 [30] Hán: phản ha mạ 反呵罵 Bản Pāli: neva abhinandiṃsu nappaṭikkosiṃsu, không hoan hỷ cũng không chỉ trích.

 [31] Xem đoạn văn tương đương ở kinh Đại chánh 714.

 [32] Có sự nhầm lãn trong bản dịch Hán.Cf. S. v. 110: nāhaṃ taṃ passāmi … yo imesaṃ pañhānaṃ veyyākaraṇena cittaṃ ārādheyya aññatra tathāgatena vā tathāgatasāvakena vā ito vā sutvā, Ta thấy không ai có thể làm hài lòng với sự trả lời cho những câu hỏi này, trừ Như lai hay đệ tử của Như lai đã nghe từ đây.

 [33] Pāli: ajjhattaṃ vyāpādo, bahiddhā vyāpādo,  nội sân, ngoại sân.

 [34] Hữu thụy, hữu miên Bản Pāli: thinaṃ nīvaraṇaṃ, middhaṃ nīvaraṇaṃ, hôn trầm là triền cái; thụy miên là triền cái.

 [35] Trạo (điệu) hối 掉悔 Pāli: uddhaccakukkucca, bồn chồn và hối tiếc.

 [36] Bản Pāli: ajjhattaṃ dhammesu vicikicchā, bahiddhā dhammesu vicikicchā, hoài nghi các pháp bên trong, hoài nghi các pháp bên ngoài.

 [37] Bản Pāli: yadapi.. ajjhattaṃ dhammesu sati tadapi satibojjhaṅgo, có chánh niệm nơi các pháp bên trong, đó là niệm giác chi.

 [38] Pāli: ajjhattaṃ dhammesu paññāya pavicinati pavicarati.. bahidhā dhammesu..., bằng trí tuệ mà khảo sát (tư trạch)  và khảo nghiệm (tư sát) các pháp bên trong.. các pháp bên ngoài.

 [39] Pāli: kāyikaṃ vīriyaṃ.. cetasikaṃ vīriyaṃ, thân tinh tấn, tâm tinh tấn.

 [40] Pāli: savitakkavicārā pītī.. avitakkāvicarā pītī, hỷ đồng hành với tầm tứ, hỷ không đồng hành với tầm tứ.

 [41] Nguyên Hán: thân y tức, tâm y tức 身猗息 心猗息. Pāli: kāyapassaddhi, cittapassaddhi.

 [42] Hán: hữu định, hữu định tướng有定有定相. Pāli: savitakko savicāro samādhi, avitakkao avicāro samādhi, đinh có tầm có tứ, định không tầm không tứ.

 [43] Pāli: ajjhattaṃ dhammesu upekkhā, bahidhā dhammesu upekkhā, xả nơi các pháp bên trong, xả nơi các pháp bên ngoài.

 [44] Đại chánh, kinh 714. Pāli, S.46.53 Aggi.

 [45] Pāli ibid.: .. līnaṃ cittaṃ hoti, katamesaṃ tasmiṃ samaye bojjhaṅgānaṃ akālo bhāvanāya.. kālo bhāvanāya, khi tâm co rút, lúc ấy là hợp thời để tu tập những giác chi nào, không hợp thời cho sự tu tập những giác chi nào?

 [46] Xem cht.8 kinh Đại chánh 713.

 [47] Xem cht.6 kinh 713.

 [48] Hán: tiêu thán 燋炭Pāli: ...allāni ceva tiṇāni,.. allāni ca gomayāni, ...allāni ca kaṭṭhāni pakkhipeyya, bỏ vào những cỏ ướt, phân bò ướt, củi ướt.

 [49] Đại chánh, kinh 715. Cf S.46.2 Kāya; 46.51 Āhāra.

 [50] Hán: xúc tướng 觸相  Pāli: subhanimitta, tịnh tướng

 [51] Bản Pāli: ayonisomanasikārabahulīkāro, tu tập nhiều (với tịnh tướng) mà không tác ý một cách như lý.

 [52] Dục ái 欲愛 Pāli: kāmachanda.

 [53] Chướng ngại tướng 障礙相 Pāli: paṭighanimittaṃ, đối nghịch hay đối ngại tướng Trong Pāli, paṭigha, có nghĩa là sân, cũng có nghĩa là đối nghịch (chướng ngại).

 [54] Pāli, thức an cho trạo cử: cetaso avūpasamo, tâm không an tĩnh.

 [55] Pāli: mettācetovimutti, từ tâm giải thoát.

 [56] Hán: minh chiếu Pāli: atthi ārambhadhātu nikkamadhātu parakkamadhātu, có phát cần giới, tinh cần giới, dũng mãnh giới

 [57] Đại chánh, kinh 716. Pāli, S.45.83 Yoniso; 46.29 Ekadhamma.

 [58] Đại chánh, kinh 717.

 [59] Đại chánh, kinh 718. Pāli, S.46.4 Vatta.

 [60] Hán: giác phần chánh thọ 覺分正受.

 [61] Đại chánh, kinh 719. Pāli, S.46.8 Upavaṇa.

 [62] Ưu-ba-ma 優波摩 Pāli: Upavāṇa.

 [63] A-đề-mục-đa 阿提目多 Pāli: Adhimutta.

 [64] Thất giác phần phuơng tiện 七覺分方便 Pāli: susamāraddhā satta bojjhaṅgā, bảy giác chi được khéo nỗ lực.

 [65] Lạc trú chánh thọ 樂住正受 Pāli: phāsuvihārāya saṃvattanti, chúng tác dụng để dẫn đến sự an trú lạc.

 [66] Đại chánh, kinh 720.

 [67] Đại chánh, kinh 721. Pāli, 46.42 Cakkavatti.

 [68] Đại chánh, kinh 722. Pāli, S.46.42 Cakkavatti Tham chiếu, No 125(39.7), D.17 Mahāsudassanasuttanta.

 [69] Bản Cao ly: tận thời 盡時 Bản TNM: trú thời 晝盡 (ngay ban ngày).

 [70] Đại chánh, kinh 723.

 [71] Đại chánh, kinh 724. S.46.3 Sīla.

 [72] Đại chánh, kinh 725. S 46.24 Ayoniso.

 [73] Đại chánh, kinh 726. S 45 2 Upaḍḍha.

 [74] Giáp cốc tinh xá 夾谷精舍.

 [75] Pāli: sakalam evidaṃ brahmacariyaṃ yadidṃ kalyaṇāmittā kalyāṇasahāyatā, chính toàn bộ đời sống phạm hạnh này là thiện tri thức, thiện đồng hành...

 [76] Đại chánh, kinh 727. S 46.16 Gilāna Cf D.16  Mahāparinibbānasuttanta.

 [77] Đại chánh kinh 728. S 46.22 Desanā.

 [78] Đại chánh, kinh 729. S 46.27 Nirodha.

 [79] Đại chánh, kinh 730. S 46.41 Vidhā.

 [80] Đại chánh, kinh 731. S 46.9-10 Uppannā; 46 49 Aṅga.

 [81] Hán: trừ Phật điều phục giáo thọ 除佛調伏教授 Pāli: ...bojjhaīgā bhāvitā bahulīkatā uppannā uppajjanti nāññatra tathāgatassa pātubhāvā, giác chi được tu tập, được sung mãn, nếu chưa sanh thì sanh, trừ phi không có Như Lai xuất hiện

 [82] Đại chánh, kinh 732. S 46.9-10 Uppannā Xem kinh Đại chánh 731 trên.

 [83] Đại chánh, kinh 733. S 46.5 Bhikkhu.

 [84] Đạo phẩm pháp 道品法 Pāli: bodhāya saṃvattantī ‘ti ..  bojjhaṅgā’ ti vuccanti, chúng tư trợ cho sự giác ngộ, nên chúng được gọi là giác chi.

 [85] Đại chánh, kinh 734. S 48.65 Dve phalā.

 [86] Đại chánh, kinh 735. S 48.12 Saṅkhita.

 [87] Đại chánh, kinh 736. S 46.3 Sīla.

 [88] Dịch sát; nhưng bản Hán có thể nhầm lẫn. Pāli: no ce diṭṭheva dhamme paṭikacca aññam ārādheti atha maraṇakāle aññam ārādheti, nếu hiện pháp không nhất định chứng đắc chánh trí, khi lâm chung sẽ chứng đắc chánh trí. Đây là kết quả thứ hai.

 [89] Đại chánh, kinh 737. S 46.5 Bhikkhu.

 [90] Xem kinh Đại chánh 733.

 [91] Đại chánh, kinh 738. S 48.65 Dve phalā.

 [92] Đại chánh, kinh 739. Xem kinh Đại chánh 735.

 [93] Đại chánh, kinh 740. Xem kinh Đại chánh 746.

 [94] Đại chánh, kinh 741. S 46.67 Asubha.

 [95] Đại chánh, kinh 742. S.46.68 Maraṇa.

 [96] Đại chánh, kinh 743. S 46.54 Mettaṃ.

 [97] Hoàng chẩm ấp 黃枕邑 Pāli: trú ở Koliya, tại Haliddavasana, một thị trấn của người Koliya.

 [98] Pāli: .. bhāvitā.. mettācetovimutti kiṃgatikā hoti kiṃparamā kiṃphalā kiṃpariyosanā, tu tập từ tâm giải thoát, hướng về đâu, cái gì là tối thắng, cái gì là kết quả, cái gì là cứu cánh?

 [99] Pāli: subhaparamā mettācetovimutti.

 [100] Pāli: ākāsānañcāyatanaparamā kuruṇācetovimutti, bi tâm giải thoát, không vô biên xứ là tối thắng.

 [101] Đại chánh, kinh 744. S 46.62 Mettā.

 [102] Đại chánh, kinh 745. S 46.76 Nirodha.

 [103] Đại chánh kinh 746. S 46.66 Anāpāna.

 [104] An-na-ban-na niệm 安那般那念 Pāli: anāpānassati, niệm hơi thở ra vào

 [105] Đại chánh, kinh 747. S  46.57-61 Aṭṭhika v.v...

 [106] Trong bản: tâm khẩu 心口, dư chữ khẩu

 [107] Bản Hán, hếy quyển 27.